Vụ sinh viên y tế Hải Dương, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bình luận: ‘Các em trở thành con mồi cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh?’
Như mọi lần, Hoàng Nguyên Vũ không thể bỏ qua những chủ đề nóng bỏng của xã hội mà đã lên tiếng.
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều bình luận trái chiều về câu chuyện của các sinh viên y tế Hải Dương, khi chi viện chống dịch Covid-19 cho TP.HCM. Câu chuyện càng được đẩy thêm đỉnh điểm khi có một số tài khoản nhắc đến việc lấy mẫu có sự tham gia của các sinh viên này như: “Hẹn dân 13 giờ xét nghiệm, thì 19 giờ các em mới tới. Chắc mấy bé muốn dân ngồi nắng để tự tiêu diệt Covid.
Rồi các em xuất hiện thật đẹp, các em đòi ăn no chóng nhớn rồi mới làm. Khi làm thì các em bảo đồ không đúng tiêu chuẩn, N95 không đúng chuẩn, nhưng các em có biết đồ đó là của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cấp không… Hay là đồ của HCDC còn dở hơn đồ của trường y Hải Dương và các em chốt lại không làm”.
Không nằm ngoài cuộc, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng lên tiếng về vấn đề đang gây xôn xao này. Anh đánh giá: “Khi đội tình nguyện Hải Dương vào Sài Gòn bị doanh nghiệp lợi dụng để truyền thông!
Trong một ngày, hình ảnh các em sinh viên y khoa hăm hở từ Bắc vào Nam chống dịch đột nhiên trở thành một đề tài tranh cãi. Một cuộc phân biệt vùng miền tưởng cần phải giảm trong lòng cuộc sống văn minh, đột nhiên lại trở lại.
Trên mạng xã hội, hai bên cũng khẩu chiến bằng những giọng điệu vô cùng khó nghe. Bên Bắc, nhiều bạn trẻ tố Sài Gòn thế này thế nọ. Bên Nam, trẻ có, và già thì rất nhiều, có người là nhà báo, là kols, thậm chí là bác sĩ, cả người nổi tiếng, đăng đàn chửi bới, thoá mạ, hầu hết đều mang màu sắc vùng miền.
Thực sự thì chuyện cũng chẳng có gì to tát. Chung quy là mấy lời lẽ chưa trưởng thành của một cô cậu nào đó (sau đó xác định không phải là của các bạn trong đội tình nguyện), thế là bắt đầu làn sóng cương gân cương cổ thể hiện, kỳ thị, nói như thể ẩn ức lâu lắm mới có dịp xả.
Video đang HOT
Công nhận là, một số người quá rảnh. Sài Gòn vẫn dễ thương, hồn hậu và ân nghĩa, chẳng cần bất cứ kẻ nào lên gân đại diện. Sài Gòn đang thương tổn bởi dịch bệnh, cái cần bây giờ là sự chung tay và ý thức cộng đồng cùng nhau vượt qua dịch bệnh, chứ thực sự cuộc sống đã, đang và sẽ còn rất khó khăn sau 2 năm dịch bệnh.
Và dĩ nhiên, đội tình nguyện sẽ cũng rất vô tư, hồn nhiên, dễ thương và không đáng phải nhận những chỉ trích suốt 2 ngày qua, nếu như không có những kẻ châm dầu vào lửa, gân cổ đại diện và truyền thông chọn các em làm một miếng mồi.
Một số doanh nghiệp tài trợ toàn bộ chi phí cho chuyến đi của mấy trăm con người vào Sài Gòn, bao gồm một hãng hàng không tài trợ toàn bộ chi phí vận chuyển; một doanh nghiệp lớn tài trợ toàn bộ chi phí ăn ở và sinh hoạt.
Các báo đưa tin hãng hàng không tài trợ một cách chừng mực, không đến nỗi ngạo nghễ. Doanh nghiệp lớn kia thì gần như không chạy truyền thông, không mảy may có một dòng nào trên báo.
Nhưng, một doanh nghiệp thứ 3, là một doanh nghiệp du lịch lữ hành lớn nhất Sài Gòn, nhận tiền của doanh nghiệp lớn tài trợ kia để lo chỗ ăn ở cho đoàn. Tiền nong sòng phẳng, ông doanh nghiệp du lịch này có tiền lại được đà, chạy truyền thông tưng bừng. Trên mặt báo và mạng xã hội, đâu đâu cũng hình ảnh các em tươi trẻ ở khách sạn 5 sao này, khách sạn 4 sao nọ, ăn uống thế nọ thế kia.
Tự dưng thành phản cảm, ông đi chống dịch mà ở khách sạn 4-5 sao. Các em đâu có biết, các em trở thành con mồi cho doanh nghiệp du lịch kia quảng bá hình ảnh? Và cuối cùng, doanh nghiệp tài trợ chi phí bị chửi tơi tả. Các em tình nguyện bị chửi tơi tả vì…truyền thông quá lố.
Mà thực tế thì sao? các em về phải chờ mấy tiếng đồng hồ mới có phòng, mới được ăn trưa lúc…giữa giờ chiều. Sau đó thì chậm giờ xét nghiệm, bị đồng nghiệp mắng mỏ, bị bà con phẫn nộ, bị bêu tên cho những công kích vùng miền.
Loại doanh nghiệp lợi dụng người khác lúc dầu sôi lửa bỏng để quảng bá như cái doanh nghiệp du lịch kia, cũng là một kiểu kinh doanh bẩn. Khổ thân mấy đứa nhỏ và doanh nghiệp tài trợ.
Chúng ta đang sống giữa tâm dịch, các ca nhiễm ngày một tăng, con vi rút không phân biệt Nam Bắc đâu, nên bà con, thôi đi đừng ngồi định kiến vùng miền nữa. Cùng nhau chống dịch để còn không rơi vào đói khổ, là việc cần làm hơn đấy ạ!”
Quan điểm này của Hoàng Nguyên Vũ khiến khá nhiều người bất ngờ, bởi đa phần họ chỉ thấy những bài đăng tố cáo, “gạch đá” dành cho “biệt đội chống dịch”, chứ không hiểu rõ sự tình đằng sau.
Tài khoản TikTok có phát ngôn 'giải phóng miền Nam' được cho là giả mạo sinh viên y tế từ Hải Dương
Hiện những "drama" bên lề "biệt đội chống dịch" vẫn đang được bàn tán khá xôn xao.
Câu chuyện về hơn 300 sinh viên Hải Dương vào chi viện cho TP.HCM chống dịch đang gây nên làn sóng tranh cãi trái chiều trên mạng xã hội. Từ một hành động cao đẹp những tưởng phải được tôn vinh, trân trọng thì lại "nổ" ra nhiều chê bai, trách móc, xỉa xói lẫn nhau rất đáng tiếc.
Đáng chú ý, đoạn video TikTok của một tài khoản có tên TrangTrang_82, với hình chụp từ dưới toà nhà Landmark 81, kèm dòng chú thích: "Hy vọng đây là cuộc chiến cuối cùng của chúng ta, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" cũng là vấn đề nhận về "gạch đá" không ít. Cư dân mạng cho rằng, tài khoản này là của sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đang tham gia chống dịch tại TPHCM.
Tuy nhiên mới đây, thầy Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng Bộ Y tế khẳng định, tài khoản TrangTrang nói trên không phải của sinh viên trường mình. "Mong mọi người không chia sẻ và không chỉ trích các em sinh viên ĐHKTYT Hải Dương. Các em đang hết sức nỗ lực làm tốt công việc của mình là hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại Thành phố", thầy nói.
Dù vậy, một số netizen tinh ý lại nhận ra, TrangTrang trước đó đã xóa video, một thời gian nữa thì ẩn hết các video khác, rồi tiến tới set luôn account TikTok sang chế độ private.
Liên quan những ồn ào này, ông Phạm Mạnh Cường - giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương đánh giá, có thể sau chặng đường dài từ Bắc vào Nam dẫn tới việc điều phối, triển khai công việc ban đầu có sự chuệch choạc. Theo ông Cường, chuyện việc những sinh viên đòi hỏi đồ bảo hộ đạt chuẩn là bởi các em được thầy cô hướng dẫn, quán triệt trước khi làm nhiệm vụ để mục tiêu cuối cùng là giữ cho bản thân không mắc bệnh, đáp ứng được yêu cầu "chiến đấu" lâu dài.
Còn theo quan điểm của nhà văn Hà Thanh Phúc, suốt thời gian qua, với khả năng y tế của TP.HCM, với sức trẻ của các sinh viên ngành Y thuộc Đại học Y Dược, Phạm Ngọc Thạch... họ vẫn đang làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, nếu có thêm sự trợ giúp từ địa phương nào vào lúc này cũng đáng quý.
Về việc cho các sinh viên Hải Dương ở khách sạn 5 sao khi đến TP.HCM thực hiện công tác hỗ trợ, điều này hết sức bình thường, bởi dù sao những khách sạn ấy cũng đang bỏ trống, hơn nữa việc tiếp đãi khách tử tế, hiếu khách vốn là bản tính người Miền Nam.
Trước cổng trường đại học xuất hiện 1 đứa trẻ 5 tuổi đứng ngơ ngác, phóng viên chạy ra hỏi chuyện thì giận điếng người Ban đầu, ai cũng cho rằng cậu nhóc đến cổ vũ người nhà đi thi. Bởi khuôn mặt em trông rất thích thú, có lúc lại ngơ ngác nhìn mọi người xung quanh. Kỳ thi tuyển sinh bậc sau đại học 2021 tại Trung Quốc đang bắt đầu. Những ngày này các sinh viên đang nỗ lực hết mình để có được suất...