Vụ sát hại nhà báo bóp nghẹt giấc mơ hòa bình Trung Đông của Mỹ
AP đưa tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần trì hoãn công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông được chờ đợi lâu nay của Washington.
Nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. (Nguồn: AP)
Đến thời điểm này, cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi do các đặc vụ Saudi Arabia gây ra có thể khiến kế hoạch này chìm sâu vào tình trạng đóng băng.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, người được xem là nhân tố chính của kế hoạch trên, cung cấp giải pháp ngoại giao quan trọng cho cả Israel và Palestine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong bối cảnh uy tín của vị thái tử này đang phải đối mặt với những hoài nghị sau cái chết của nhà báo Khashoggi, Tổng thống Trump có thể sớm phải suy nghĩ lại về chiến lược Trung Đông của mình.
Một trong những người tùy tùng của Thái tử Mohammed trong các chuyến công du Mỹ và những nơi khác trong năm nay đã có mặt tại lãnh sự quán Saudi Arabia tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), ngay trước khi ông Khashoggi đến phái bộ ngoại giao này.
Mặc dù Thái tử Mohammed không trực tiếp dính líu đến cái chết của ông Khashoggi, nhưng điều này đã làm đấy lên nhiều hoài nghi về việc vị thái tử này có phù hợp với vai trò lãnh đạo Saudi Arabia hay không./.
Theo vietnamplus
Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung lên án vụ sát hại nhà báo Khashoggi
Ngày 21/10, Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp và Đức đã ra một tuyên bố chung lên án vụ sát hại nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi "với ngôn từ mạnh mẽ nhất".
Nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Ảnh: AP
Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ thông tin nhà báo làm cho tờ Washington Post mất mạng bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là một cú sốc.
Việc đe dọa, tấn công và giết hại các nhà báo, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đều không thể chấp nhận được và Anh, Pháp, Đức lên án hành động đáng lo ngại này với ngôn từ mạnh mẽ nhất.
Tuyên bố chung có đoạn: "Cần có sự giải thích chính xác về điều gì đã xảy ra vào ngày 2/10 - ngoài những giả thuyết đã được đưa ra cho đến nay trong cuộc điều tra của Saudi Arabia, vốn cần được củng cố bằng những sự thật được cho là đáng tin cậy".
Tuyên bố chung yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra cho tới khi sự thật được sáng tỏ.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ sớm công bố kết quả các cuộc điều tra-khám xét Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul.
Ngày 21/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố nước này sẽ không xuất khẩu vũ khí sang Saudi Arabia trong bối cảnh cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi vẫn chưa rõ ràng.
Phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), Thủ tướng Merkel cho rằng hoạt động xuất khẩu vũ khí của Đức sang Saudi Arabia không thể diễn ra trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, bà cũng một lần nữa lên án vụ sát hại nhà báo Khashoggi bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, đồng thời kêu gọi khẩn trương làm rõ vụ việc này.
Phát biểu ngày 21/10 sau một chiến dịch vận động tranh cử ở Nevada, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ sớm nói chuyện với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Saudi Arabia xác nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã tử vong trong môt vụ ẩu đả tại lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tổng thống Donald Trump, ông tin lời giải thích của Saudi Arabia, song vẫn cần biết "thi thể đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra".
Thanh Tuấn
Theo Báo Tin tức
Vì sao Tổng thống Trump mềm mỏng với Saudi Arabia? Đằng sau thái độ mềm mỏng và thận trọng của Tổng thống Trump với Saudi Arabia là những lợi ích kinh tế và địa chính trị của nước Mỹ. Lựa chọn của chính quyền ông Trump: Tiền, ảnh hưởng hay nhân quyền? Theo các quan chức và cố vấn ở Nhà Trắng, dù trong những cuộc điện đàm riêng hay trong những cuộc...