Vụ sập xưởng keo gây chết người: Do gác đúc quá tải
Cả hai nạn nhân vụ sập xưởng keo đã ra đi khi chưa một ngày được làm mẹ như mong ước.
Tại nhà tang lễ BV Nguyễn Tri Phương (quận 5), anh Nguyễn Thanh Hải (40 tuổi, chồng chị Nguyễn Ngọc Loan, nạn nhân trong vụ sập xưởng keo ở quận Bình Tân) ngồi thụp một chỗ, mắt ướt sũng. “Mới sáng đó Loan còn bảo em đi làm, anh ở nhà nấu cơm chiều em về ăn nhé!” – anh Nguyễn Thanh Hải nghẹn ngào khi nhắc đến câu cuối cùng mà người vợ trước khi ra đi đã nói với mình.
Chưa một ngày được làm mẹ
Công an đang phong tỏa khu vực quanh hiện trường nhà xưởng để điều tra nguyên nhân. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Video đang HOT
Anh Nguyễn Thanh Hải với chị Nguyễn Ngọc Loan đã cưới nhau hơn chín năm nhưng chưa có con. “suốt chín năm qua chúng tôi sống hạnh phúc với nhau, chưa một lần cãi vã, lời ra tiếng vào. Hai vợ chồng đều là công nhân, hiểu nỗi khổ của nhau, hiểu cái cực của nhau nên cùng nhau chia sẻ và gắn bó”.
Hai anh chị ở cùng với cha mẹ chị Loan tại phường 11, quận 11. Ông Nguyễn Văn Giáp, cha chị Loan, thật lòng: “Ngày Hải còn trẻ, vợ chồng tôi cũng nghĩ đến chuyện cho thằng Hải đi lấy vợ nữa để có con cái mà nó chẳng buồn để tâm. nó chỉ thương con Loan thôi. Vậy mà ai ngờ…”.
Dù rất đau lòng nhưng gia đình chị Loan không đòi hỏi bồi thường vì chị Loan đã làm công cho xưởng keo hơn 20 năm, hai gia đình có nhiều tình cảm với nhau và chuyện xui rủi chẳng ai muốn.
Còn tại đám tang của gia đình chị Nhan Huệ Bân được tổ chức trong hẻm 220 đường Âu Cơ (phường 9, quận Tân Bình) vắng lặng hơn nhiều, chỉ vỏn vẹn hơn bốn thành viên trong gia đình túc trực quanh quan tài. Chị Dung, cháu dâu của chị Bân, cho hay hai vợ chồng chị Bân kết hôn với nhau được gần ba năm, vợ chồng cùng nhau làm công nhân, kiếm tiền trang trải cuộc sống nên đến nay vẫn chưa có con. giờ thì họ không còn cơ hội nữa. “Cả gia đình bây giờ ai cũng rất buồn, chỉ mong nỗi đau dịu bớt với cậu (chồng chị Bân – PV) và mọi việc có thể trôi qua nhẹ nhàng nhất” – chị Dung ngậm ngùi chia sẻ.
Mất mát quá lớn
Ngày 28-10, chị Lê Thị Cúc (47 tuổi, ngụ phường 9, quận Tân Bình) đã tỉnh táo dù phải nằm một chỗ do chấn thương cột sống và vẫn đang được điều trị tại khoa Ngoại tổng quát BV Bình Tân. Riêng chị Nhan Huệ Linh (29 tuổi) vẫn đang được các bác sĩ theo dõi, nằm cách ly tại khoa Hồi sức cấp cứu và sẽ được mổ nối đốt sống lưng tại BV Chợ Rẫy.
Tại BV Bình Tân, chị Lê Thị Cúc kể lại giây phút kinh hoàng: “Sự việc bất ngờ quá, ngày hôm đó, bốn chị em cùng nhau làm việc từ 7 giờ 30 sáng, rồi đột nhiên gác bị sập xuống, tôi may mắn bò được ra ngoài rồi la lên bảo phải cứu cho được mấy em. Nghĩ rồi ai cũng sẽ qua khỏi, nào ngờ lại đến nước này”.
Chiều 28-10, ông Huỳnh tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, cho biết khi nghe thông tin vụ sập xưởng keo gây chết người, ông đã cho thanh tra Sở phối hợp với lực lượng công an địa phương để kiểm tra công tác an toàn lao động tại đây. Theo ghi nhận ban đầu thì gác của xưởng keo là gác giả đúc, khi chất hàng nhiều dẫn đến bị quá tải gây sập.
Khoảng 8 giờ 30 ngày 27-10, gác lửng của xưởng keo tại địa chỉ 184/22/17 Lê Đình Cẩn (quận Bình Tân, TP.HCM) bất ngờ đổ sập, làm hai phụ nữ là chị Nhan Huệ Bân và chị Nguyễn Ngọc Loan tử vong, chị Nhan Huệ Linh bị thương nặng hiện đang được cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy và chị Lê Thị Cúc đang điều trị tại BV quận Bình Tân. Sau khi sự việc xảy ra, các công nhân đang làm việc cùng những người dân xung quanh khu vực đã đập tường bê tông, chuyển hết hàng hóa ra bên ngoài để cứu nạn nhân. Tiêu điểm Bốn chị em làm ở xưởng keo tôi đều biết hết, đứa nào cũng ngoan hiền, dễ thương dễ mến lắm, mỗi ngày đều ra phụ tôi những việc trong nhà. Tụi nó lại chơi thân với nhau, cùng ăn cùng làm. Sáng hôm đó tôi đi chợ sớm nên không hay biết gì cả, mãi đến gần 9 giờ mới về đến nhà thì hay tin mà chết lặng vì có ngờ được đâu. Thấy mọi người đưa được tụi nó ra ngoài mà mặt đứa nào cũng tím ngắt. Tối qua còn chẳng ngủ được, đầu cứ nhớ đến tụi nó, nhớ cả những khuôn mặt tím tái của tụi nó nữa. Cô NGUYỄN THỊ TƯ, người sống gần xưởng keo đã bị sập.
LÊ THOA – HÀ PHƯỢNG
Theo_PLO
Hệ thống cống thoát nước TP.HCM bị quá tải trầm trọng
Ngày 27.10, HĐND TP.HCM làm việc với UBND TP về báo cáo giám sát thực hiện giảm ngập nước trên địa bàn TP. Theo Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín, hệ thống cống thoát nước trước đây của TP chỉ đáp ứng quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người nhưng nay TP đã có tới 10 triệu dân, chưa kể khách vãng lai, cho nên bị quá tải trầm trọng.
Ảnh minh họa
Các công trình thoát nước và chống ngập thực hiện tại TP hơn 10 năm qua mới chỉ đáp ứng khoảng 10% yêu cầu, chỉ xử lý tình thế, chưa giải quyết căn cơ chuyện ngập nước. Ông Tín khẳng định công việc chống ngập trong thời gian tới còn rất nặng nề. TP chỉ có thể hết ngập khi giải quyết tốt được 3 nguyên nhân lớn: điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu và công tác quản lý nhà nước. Riêng nhu cầu vốn cho các dự án chống ngập cấp bách giai đoạn 2016 - 2020 lên đến gần 68.000 tỉ đồng.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Bệnh viện quá tải vì bệnh nhân vượt tuyến Mỗi năm, ngành y tế TP HCM khám và điều trị cho gần 40 triệu lượt bệnh nhân, trong số này có 40%-65% từ các tỉnh đến Những bệnh viện (BV) đã và đang được coi là "điểm nóng" của tình trạng quá tải hiện nay phải kể đến Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình, Nhi Đồng 1, Ung bướu. Dịch chồng dịch,...