Vụ sập tường 6 người chết: Nguyên nhân có thể từ sai thiết kế
Liên quan đến vụ tai nạn lao động (TNLĐ) sập tường công trình tại tỉnh Vĩnh Long khiến 6 người chết, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng cần rà soát lại công tác thẩm định thiết kế, cấp giấy chứng nhận hành nghề cá nhân, đơn vị thi công.
Rà soát lại công tác thẩm định thiết kế
Hàng năm, tai nạn lao động không chỉ tăng về số vụ, mà số người chết cũng tăng theo, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng với nhiều vụ nghiêm trọng nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2017, cả nước xảy ra tổng số 8.956 vụ tai nạn lao động, làm chết 928 người… Riêng, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã để xảy ra trên 9.000 vụ tai nạn lao động làm hơn 930 người thiệt mạng. Đây là một con số đáng báo động về tình hình mất an toàn lao động (ATLĐ), nhất là trong ngành xây dựng…
Mới đây, vụ tai nạn lao động đau lòng xảy ra tại công trình của Công ty TNHH Bo Hsing nằm trong KCN Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Thông tin về sự việc, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long Đoàn Thanh Bình, cho biết khoảng 10 giờ ngày 15.3, khi các công nhân đang tô trát đoạn tường dài khoảng 30 m, cao khoảng 12,57 m thì vách tường bị sập, đè lên các công nhân đang làm việc. Vụ tai nạn làm 6 người chết và 2 người bị thương.
Hiện trường vụ TNLĐ khiến 6 người chết, 2 người bị thương ở Vĩnh Long.
Nhận định về nguyên nhân vụ việc tai nạn lao động này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng qua quan sát hiện trường từ báo chí nêu, tôi thấy có 1 điều nổi bật nhất là hệ thống bức tường này rất là cao, sừng sững một mình, nhưng nó lại không có một hệ thống liên kết giữa các cột nhà liền kế. “Thường thì những trường hợp này, dầm bê tông nằm ngang này phải được hàn, dính vào với hệ thống cột của công trình thì chắc chắn không đổ. Tường đổ xuống mà không thấy dính gì với cột thép cả, thì nguyên nhân có thể sai từ thiết kế”, ông Hùng nhận định.
Cũng theo ông Hùng, hiện nay, nhiều đơn vị thi công rất nhanh để chạy vượt tiến độ. Do đó, dễ dẫn tới việc thi công ẩu, không đúng tiêu chuẩn, thiết kế. “Trong sự việc này, theo tôi, nguyên nhân nằm nhiều ở đơn vị thi công. Có thể, chủ đầu tư thuê những đơn vị thi công nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, không đảm bảo được các quy định an toàn, cũng như việc giám sát thi công”, ông Hùng nói thêm.
Ngoài ra, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, quy định về ATLĐ trong xây dựng rất chặt chẽ nhưng người sử dụng lao động vẫn thờ ơ không tuân thủ, thiếu trách nhiệm và không thực hiện đúng quy định. Đáng nói, Cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp chứng nhận hành nghề cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động hay không cũng chưa chặt chẽ. “Vấn đề quan trọng nhất là công tác quản lý, công tác thẩm định cần phải siết chặt”, ông Hùng nói.
Truy cứu trách nhiệm
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chiều qua (16.3), đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập tường công trình đang xây dựng xảy ra tại Công ty TNHH Bo Hsing (KCN Hòa Phú).
Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức giải quyết sự cố, giao dứt điểm cho một đơn vị chịu trách nhiệm là Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng ra cung cấp thông tin, hồ sơ… Phong tỏa hiện trường, chằng chống những bức tường xung quanh có kết cấu yếu, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng. (ảnh Xuân Phúc)
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng đề nghị phong tỏa toàn bộ tài liệu có liên quan; thông báo cho chủ đầu tư có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tham gia suốt quá trình điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự cố… Sau khi có kết quả, truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời, xem xét kết quả giám định, điều tra để tính đến mức xử lý hình sự.
Trước đó, ngày 15.3, Bộ Xây dựng vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình XD; Cục Công tác phía Nam; Trường Đại học Xây dựng Miền Tây và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nhanh chóng tiếp cận hiện trường công trình, kiểm tra sự cố và phối hợp xác định nguyên nhân sập đổ, đề xuất hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và công trình cũng như các công trình lân cận.
Video đang HOT
Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra các công trình trong khu vực xây dựng để yêu cầu chủ đầu tư có giải pháp khắc phục đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong trường hợp cần thiết.
Nói về tình hình mất ATLĐ, ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn đến TNLĐ: Không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn (chiếm gần 15% số vụ); thiết bị không đảm bảo ATLĐ (chiếm 10%)… Đặc biệt, không huấn luyện hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho người lao động là nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn lao động chết người.
Nguyên nhân TNLĐ đến từ phía người lao động cũng chiếm tỷ lệ khá cao, trên 20%. Trong đó, lỗi vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ chiếm tới 17% tổng số vụ. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác như: Biện pháp triển khai tại các công trình chưa triệt để, thậm chí nhiều biện pháp không tuân thủ theo đúng quy chuẩn Nhà nước.
Theo Danviet
Ông Tất Thành Cang vi phạm rất nghiêm trọng, nhiều quan chức vướng lao lý
Năm 2018 sắp khép lại với hàng loạt sai phạm liên quan đến nhiều dự án "đất vàng" ở nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến dư luận bức xúc. Điều đáng nói, những sai phạm này đều liên quan tới quan chức, cực quan chức các tỉnh thành như ông Tất Thành Cang liên quan tới khu đô thị mới Thủ Thiêm, đất Phước Kiển và Quốc Cường Gia Lai hay Vũ Nhôm liên quan tới nhiều quan chức Đà Nẵng.
Vũ "nhôm" cùng loạt quan chức Đà Nẵng, TP.HCM vào lao lý
Lợi dụng chính sách nhà nước, hàng loạt nhà, đất công sản cho các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuê, sử dụng lâu dài làm trụ sở, kho bãi, cửa hàng... rồi xin ưu tiên mua lại (không đấu giá). Các DN này cùng với Công ty Quản lý nhà công sản đã tiếp tay cho Phan Anh Vũ - Vũ "nhôm" - thâu tóm chứ không sử dụng. Ngay sau khi được chính quyền phê duyệt cho bán thì lập tức khối công sản này về tay Vũ "nhôm" bằng cách sang nhượng kiếm lời ngay hoặc đầu tư, chia lô bán lời cao hơn.
Việc bán nhà đất công sản, chủ yếu cho "Vũ nhôm" (giữa) sai luật có vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ là ông Trần Văn Minh (trái), Văn Hữu Chiến (phải).
Sau khi Vũ "nhôm" vướng lao lý, hàng loạt cán bộ, quan chức, cựu quan chức của Đà Nẵng, TP HCM, cũng lần lượt bị khởi tố, bắt giam. Tính đến nay, đã có 20 người bị khởi tố, 1 người bị giáng chức vì vướng vào sai phạm với Vũ "nhôm".
Cụ thể, tối 19.4, ở Đà Nẵng, ông Phan Hữu Tuấn (nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an), ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an cùng bị khởi tố về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. 2 người này sau đó lần lượt lĩnh 7 năm và 6 năm tù tại phiên tòa cuối tháng 7 vừa qua cùng Vũ "nhôm".
Ngoài ra, ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2011) và ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng (giai đoạn 2011-2014), cũng bị khởi tố về các hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai. Hai người này bị cho là đã đồng ý bán nhiều lô đất ở vị trí "đắc địa" cho Vũ "nhôm" không thông qua đấu giá khi còn đương chức.
Tiếp đó, ngày 8.8, Trung tướng Bùi Văn Thành bị cách tất cả chức vụ Đảng và giáng cấp bậc hàm từ trung tướng xuống đại tá. Ông Thành bị cho là tự ý ký quyết định cho Vũ "nhôm" tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho ông ta không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn.
Đến chiều 18.9, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố đối với Đào Tấn Bằng (cựu Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, nguyên là Phó chánh văn phòng UBND TP, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng) và ông Nguyễn Viết Vĩnh (nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị UBND TP Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa) về hành vi Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Cùng ngày 18,9, tại TP HCM, cơ quan cảnh sát điều tra cũng có quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc 4 người: Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó chủ tịch UBND TP HCM), Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM), Lê Văn Thanh (Phó chánh văn phòng UBND TP HCM), Nguyễn Thanh Chương (Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM) về hành Vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Và mới đây, ngày 19.11, ông Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt và Trương Văn Út (Phó trưởng phòng Quản lý đất đai Sở TNMT TP HCM) bị bắt về tội danh đã khởi tố trước đó.
Những người này được cho là đã có hành vi ký, tham mưu, giúp việc trong thương vụ bán hàng loạt nhà, đất công sản cho Vũ "nhôm". Những tài sản này đang được Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an điều tra vì nghi việc mua - bán chưa đúng pháp luật.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm và sai phạm rất nghiêm trọng của ông Tất Thành Cang
Ngày 21.12 vừa qua, Sở Xây dựng TP HCM gửi báo cáo lên UBND TP về kế hoạch tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với tập thể và cá nhân theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ về sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sở Xây dựng TP HCM và giám đốc sở từ năm 1996 đến nay phải rà soát, kiểm điểm các vi phạm liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm và có báo cáo kết quả trình UBND TP HCM trước ngày 1.1.2019.
Chỉ rõ nhiều sai phạm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. (ảnh Zing.vn)
Trước đó, sau hàng chục năm người dân khiếu kiện, năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm lớn tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy trong quá trình triển thực hiện đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP HCM và các sở, ngành liên quan đã để xẩy ra những khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.
Cụ thể về ranh giới quy hoạch, Thanh tra Chính phủ kết luận, việc UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 13585 gày 16.9.1998 đã điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền. Cụ thể giảm 23,3 ha đất đã giao dự án cho 5 DN trước đó nhưng vẫn lập và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch 1/5000.
Liên quan đến dự án BT xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 12.11.2013, UBND TP.HCM và Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đã ký tắt hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM, khi đó là giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM (ủy viên UBND TP.HCM) thừa ủy quyền chủ tịch UBND TP đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT. Trong đó xác định tổng mức đầu tư dự án gần 12.200 tỷ đồng.
Theo đó, Thông cáo Báo chí Kỳ họp 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ), kết luận "những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xa hôi, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Ông Tất Thành Cang còn sai phạm liên quan tới dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) khi chấp thuận chủ trương giao HĐTV và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận quyết định và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển nhượng hơn 32ha đất cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường đôla.
Sai phạm của ông Tất Thành Cang tại dự án khu dân cư đất Phước Kiển khi chấp thuận cho công ty Tân Thuận bán cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
Được sự chấp thuận trên, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường Đôla 32ha đất với giá 1.290.000 đồng/m2, tổng giá trị hơn 419 tỉ đồng. Giá chuyển nhượng này do Công ty Tân Thuận tự thẩm định.
Tháng 5.2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã kết luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố.
5.000 "đất vàng" Lê Duẩn và ông Nguyễn Thành Tài bị khởi tố
Sáng 8.12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Thành Tài, cựu phó chủ tịch UBND TP HCM. Ông Tài bị khởi tố để điều tra những sai phạm trong việc giao, cho thuê không qua đấu giá khu "đất vàng" 5.000m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1. Đây cũng là nội dung được nêu rõ trong kết luận thanh tra hồi tháng 5 năm nay liên quan đến ông Tài trong việc chuyển nhượng lô đất trên.
Ông Nguyễn Thành Tài, cựu phó chủ tịch UBND TP HCM, bị khởi tố để điều tra những sai phạm trong việc giao, cho thuê không qua đấu giá khu "đất vàng" 5.000m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1. (Ảnh: Zing)
Khu đất có diện tích khoảng 5.000m2 đã được giao cho công ty cổ phần đầu tư LaVenue để thực hiện dự án khách sạn, thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê. Thanh tra Chính phủ trước đó đã kết luận việc giao đất của TP HCM không đúng quy định vì không qua đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất. Việc định giá đất cho khu đất này cũng được Thanh tra Chính phủ cho rằng chưa sát giá thị trường.
Liên quan đến việc này, tại TP HCM có 4 cán bộ và cựu cán bộ bị cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an khởi tố hình sự. Trong đó người chịu trách nhiệm chính được xác định là ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM vì đã kí nhanh nhiều quyết định giao đất không qua đấu thầu.
Hà Nội thất thu 4.000 tỷ đồng sau khi nhà máy dời đi, đất vàng xây cao ốc
Năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, DNNN tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016.
Theo Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2003-2016, UBND TP. Hà Nội và các sở ngành đã tích cực đưa các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành không còn phù hợp hoặc gây ô nhiễm ra ngoại thành. Các khu đất sau đó đều được chuyển mục đích sử dụng đất làm chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại...
Dự án Discovery 302 Cầu Giấy là một trong nhiều dự án được Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.
Đơn cử như một số dự án có sai phạm: Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, văn phòng, căn hộ cao cấp và khách sạn căn hộ (47 Nguyễn Tuân), Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở để bán (108 Nguyễn Trãi), Tòa nhà hỗ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn hộ thương mại (44 Yên Phụ), Trung tâm thương mại nhà ở cao tầng và thấp tầng Hano - Vid (430 cầu Am)...
Thanh tra Chính phủ kết luận: Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất là gần 4.000 tỷ đồng.
Vi phạm quản lý đất, nhiều tướng lĩnh công an bị kỷ luật
Tại kỳ họp thứ 29 (từ ngày 10.9 đến ngày 12.9), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an (Tổng cục IV) và cá nhân liên quan về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Trung tướng Bùi Xuân Sơn , nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV. Đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV nhiệm kỳ 2015-2020.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 28, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh va quan ly tai san công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
Theo Danviet
Hà Nội: Chỉ đạo "nóng" việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp tại quận Hà Đông Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) đối với đất nông nghiệp tại một số phường thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội. Thời gian vừa qua, một số báo...