Vụ sáp nhập giữa Renault và FCA có thể khiến Nissan gặp rắc rối
Gần đây, cả ngành ôtô thế giới rộ lên tin đồn về việc sáp nhập của hai nhà sản xuất Renault và Fiat Chrysler Automobiles ( FCA). Đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến những hãng xe liên quan như Nissan.
Nhà sản xuất Nhật Bản liên tục chống lại nỗ lực thắt chặt liên minh ôtô từ Renault; và nếu hãng xe Pháp chấp nhận sáp nhập với tỷ lệ 50-50 cùng FCA, điều này có thể khiến Nissan gặp bất lợi ở một số thị trường nhất định.
Ví dụ như tại Mỹ, FCA hoạt động mạnh hơn nhiều so với Nissan ở phân khúc xe bán tải, dù hãng xe Nhật đã đầu tư rất mạnh cho mẫu Titan của mình. Trong khi đó, gần đây, mẫu Ram của FCA đã vượt qua Chevrolet Silverado để trở thành ôtô bán chạy thứ 2 tại thị trường này.
Một vấn đề khác chính là việc Renault-FCA có thể làm suy yếu khả năng của Nissan nếu nhà sản xuất này quyết định tái đàm phán đối với tình trạng hiện tại của mình. Đồng thời, theo báo cáo từ Autonews Europe, cấu trúc công ty mới sẽ bị “pha loãng”, khi hội đồng quản trị sẽ có tới 11 thành viên trong khi chỉ có 1 đại diện của hãng xe Nhật.
Tuy nhiên, cả Nissan và Mitsubishi đều có thể kỳ vọng kiếm thêm 1 tỷ euro nhờ việc sáp nhập của Renault và FCA.
Video đang HOT
Nissan vẫn chống đối lại những động thái nhằm thắt chặt liên minh từ Renault.
Tập đoàn FCA cũng có phát biểu ngắn gọn đề cập “nhẹ” đến hai hãng xe Nhật Bản: “FCA mong muốn – như môt phần của doanh nghiệp liên kết với Groupe Renault – làm việc với các công ty đối tác của hãng xe Pháp để tạo nên giá trị mới dành cho các thành viên của Liên minh”, và “FCA nhận biết được vị thế và thành tựu của các đối tác trong Groupe Renault và thấy được lợi ích đáng kể cho tất cả các bên từ việc mở rộng quan hệ”.
Nếu vụ sáp nhập diễn ra thực sự, Nissan vẫn có thể duy trì được hai lĩnh vực rất mạnh của mình trong liên minh mới, đó là: xe điện khí hóa và công nghệ lái tự động – đây đều không phải điểm mạnh của FCA hiện tại.
Theo Carscoops
Fiat Chrysler và Renault về chung một nhà - Nissan mừng hay lo?
Dù Nissan trước nay vẫn luôn kháng cự nỗ lực thắt chặt quan hệ của Renault, nhưng việc FCA đang chớp cơ hội, 'gạ gẫm' Renault về chung nhà hẳn sẽ khiến lãnh đạo hãng xe Nhật Bản cảm thấy lo lắng.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Renault có hứng thú với đề xuất của Fiat Chrysler Automobiles (FCA) về việc sáp nhập 50-50 không, nhưng thỏa thuận này, nếu được chốt, có thể sẽ dồn Nissan vào thế khó.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trước đây đã năm lần bảy lượt kháng cự nỗ lực của Renault trong việc thắt chặt quan hệ liên minh giữa hai bên, nhưng nếu giờ đây Renault đặt bút ký vào thỏa thuận sáp nhập 50-50 với FCA thì Nissan có nguy cơ bị loại khỏi một số thị trường.
Ví dụ tại Mỹ, FCA mạnh hơn Nissan rất nhiều ở phân khúc SUV và bán tải, dù Nissan đã đầu tư không ít cho mẫu xe bán tải cỡ lớn Titan. Trong khi đó, mẫu bán tải RAM của FCA gần đây đã vượt cả Chevy Silverado để trở thành mẫu xe bán chạy thứ hai ở phân khúc bán tải, và cũng là xe bán chạy thứ hai toàn thị trường Mỹ.
Thêm vào đó, liên minh Renault-FCA, nếu được thành lập, có thể làm giảm tiếng nói của Nissan nếu nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này quyết định ngồi lại vào bàn đàm phán với Renault.
Ngoài ra, liên minh này sẽ làm giảm quyền lực của Nissan ở Renault, khi mà hội đồng quản trị 11 người sẽ chỉ có một đại diện của Nissan, theo trang Autonews Europe.
Bị Nissan khước từ, lẽ đương nhiên Renault muốn tìm đối tác khác nhiệt tình hơn, và FCA đã không bỏ lỡ cơ hội vàng.
Dù cả Nissan và Mitsubishi đều có thể bỏ túi 1 tỉ euro nếu Renault bắt tay với FCA, nhưng liên minh ô tô Ý-Mỹ chỉ đề cập đến hai hãng này rất ngắn gọn trong đề xuất sáp nhập với Renault.
"FCA mong muốn hợp tác với các công ty đối tác liên minh của Renault để gia tăng giá trị cho tất cả các thành viên trong liên minh," Fiat Chrysler cho biết.
Tuy nhiên, có hai lĩnh vực mà Nissan không sợ bị lung lay vị thế nếu Renault quyết định bắt tay với FCA, đó là xe chạy điện và công nghệ lái tự động, vì đó không phải là thế mạnh hiện tại của FCA.
Nissan cũng không hoàn toàn bất lợi nếu Renault gật đầu sáp nhập với FCA. Nếu như Renault và FCA có thể tiết kiệm chi phí phát triển và sản xuất xe thông qua thỏa thuận này thì Nissan cũng vậy.
Cơ sở gầm bệ CMF đang được dùng cho nhiều mẫu xe Renault là sản phẩm hợp tác với Nissan và có thể sẽ được Fiat Chrysler dùng cho nhiều mẫu xe nếu hai bên về chung một nhà. Ví dụ, cơ sở gầm bệ CMF có thể trở thành phần cốt mới duy nhất cho ít nhất 5 mẫu xe Jeep, trong đó có Renegade, Compass và Cherokee, thay vì phải dùng tới 4 cơ sở gầm bệ khác nhau như hiện tại.
Tuy nhiên, việc này cần có sự cho phép của Nissan và hiện chưa ai đề cập tới dù đó là một nội dung quan trọng.
Hãng tin Reuters đã dẫn lời ông Sam Fiorani, phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường ô tô AutoForecast Solutions cho rằng Renault có thể sẽ không thích chia sẻ cơ sở gầm bệ thân rời khung của Fiat Chrysler, loại đang dùng cho các mẫu xe bán tải và SUV cỡ lớn của Chrysler tại Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, nếu như Nissan được mời tham gia vào liên minh mới thì sẽ mở ra những khả năng mới, theo ông Fiorani. Nissan có thể dùng cơ sở gầm bệ xe bán tải và SUV cỡ lớn của Fiat Chrysler cho thế hệ mới của các mẫu Titan và Armada, còn Fiat Chrysler có thể dùng cơ sở gầm bệ xe bán tải và SUV cỡ trung của Nissan cho thế hệ mới của các mẫu Dakota và Durango.
Theo Dantri
Ngay sau đề xuất sáp nhập với Renault, CEO của Fiat Chrysler bán cổ phần CEO Mike Manley đã bán hơn 1/4 cổ phần của mình trong Fiat Chrysler Automobiles (FCA) chỉ một ngày sau khi công ty công bố đề xuất sáp nhập với Renault. Giá cổ phiếu của cả FCA và Renault đều tăng sau khi FCA công bố đề xuất sáp nhập với Renault. Ông Manley đã thông báo việc bán cổ phần với cơ...