Vụ sập cầu ở Baltimore: Kinh tế Mỹ liệu có ‘lạc nhịp’?
Các quan chức Mỹ ngày 31/3 khuyến cáo vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, bang Maryland có thể gây tác động lan rộng đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi tuyến vận tải đường thủy chính chuyên lưu thông một số hàng hóa quan trọng vẫn sẽ ách tắc trong ngắn hạn.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 30/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc bang Maryland Wes Moore nhận định đây không chỉ là thảm họa kinh tế của riêng thành phố Baltimore hay bang Maryland mà là của cả nền kinh tế quốc gia. Tuyến đường sông đang bị ách tắc vì thân cầu đổ sập vốn là điểm đầu tiên dẫn vào cảng Baltimore, một trong những cảng bận rộn và hoạt động thường xuyên nhất trên cả nước Mỹ. Nhiều lĩnh vực và hàng hóa chịu tác động khi cảng Baltimore không được lưu thông, có thể kể đến như các nông dân ở bang Kentucky, các nhà sản xuất ô tô ở Ohio, các chủ nhà hàng ở Tennessee.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho rằng việc sớm đưa cảng biển này hoạt động trở lại không chỉ quan trọng với người dân và người lao động ở Baltimore mà còn với các chuỗi cung ứng của đất nước. Theo quan chức này, công tác dọn dẹp, khơi thông tuyến đường sông này đã bắt đầu từ ngày 30/3 và đang được tiến hành khẩn trương nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Khung thời gian để xây dựng lại cây cầu cũng chưa thể ước tính được. Các quan chức liên bang và giới chức địa phương đều lo ngại chiến dịch giải phóng hiện trường và tái thiết cầu sập sẽ kéo dài và phức tạp.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của bang Maryland, năm 2023, cảng Baltimore tiếp nhận và điều phối khoảng 1,1 triệu container hàng hóa, là cảng bận rộn thứ 9 trên cả nước xét về khối lượng trao đổi thương mại. Năm 2023, với việc xử lý hơn 850.000 lô hàng ô tô và xe tải hạng nhẹ, cảng Baltimore đứng đầu toàn nước Mỹ năm thứ 13 liên tiếp trong lĩnh vực này. Thị trưởng Baltimore cho biết đây là cảng hàng đầu về vận chuyển ô tô và thiết bị nông nghiệp. Vì vậy, người nông dân ở North Carolina, Kansas và Iowa đều sẽ có thể chịu ảnh hưởng.
Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
Một số nhà phân tích cho rằng các nhà sản xuất ô tô như BMW và Volkswagen có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào lúc này, do họ phụ thuộc khá nhiều vào cảng Baltimore. Người tiêu dùng đang tìm mua xe mới cũng có thể sẽ phải trì hoãn mua do tình trạng thiếu hụt tạm thời. Ngoài ra, các nhà bán lẻ như Under Armour, Home Depot, IKEA và hãng vận chuyển FedEx cũng có thể cảm nhận được một số tác động trong ngắn hạn.
Cảng Baltimore là nơi làm việc của hơn 15.000 công nhân và gián tiếp hỗ trợ gần 140.000 việc làm thông qua các hoạt động khác tại cảng. Việc cảng này đóng cửa có nghĩa là toàn bộ số công nhân đang làm việc tại đây sẽ phải nghỉ tạm thời hoặc bị giảm giờ làm kéo dài.
Theo nhà kinh tế Brusuelas, sau nhiều năm đối phó với những khó khăn trong chuỗi cung ứng thời đại dịch COVID-19, các cảng biển trên khắp nước Mỹ đã tăng cường hiệu quả và năng lực để có khả năng giải quyết lượng hàng tồn đọng lớn. Năng lực vận chuyển bổ sung đó cung cấp mạng lưới an toàn trong trường hợp khẩn cấp về hậu cần.
Ông Chris Rogers, Giám đốc Nghiên cứu Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của S&P, cho biết vụ sập cầu là thách thức mới nhất đối với chuỗi cung ứng ở khu vực Đông Bắc Mỹ”, sau những vấn đề khác, trong đó có hoạt động vận tải thương mại qua khu vực Biển Đỏ và Kênh đào Panama.
Tiến sĩ Richard Clinch, chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính, đồng thời là giám đốc điều hành của Viện Jacob France tại Đại học Baltimore, nhận định cảng Baltimore “có tầm quan trọng sống còn”. Ông cho biết tác động lâu dài từ vụ sập cầu phụ thuộc vào thời gian sửa chữa và xây dựng lại cây cầu.
Trong khi đó, theo giới chuyên gia trong ngành bảo hiểm, vụ sập cầu trên có thể khiến các doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường hàng tỷ USD.
Với rất ít thông tin rõ ràng về thời điểm cảng Baltimore sẽ mở cửa trở lại, các công ty bảo hiểm và nhà phân tích hiện đang đánh giá những tổn thất liên quan tới việc bồi thường cho các tài sản, hàng hóa, hàng hải, trách nhiệm pháp lý, tín dụng thương mại và gián đoạn kinh doanh.
Giám đốc điều hành xếp hạng bảo hiểm toàn cầu Marcos Alvarez tại Morningstar DBRS cho biết tùy thuộc vào thời gian tắc nghẽn và tính chất của phạm vi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đối với cảng Baltimore, tổn thất được bảo hiểm có thể lên tới từ 2 tỷ USD đến 4 tỷ USD. Ông cho biết con số này sẽ vượt mức thiệt hại được bảo hiểm kỷ lục của thảm họa tàu du lịch hạng sang Costa Concordia năm 2012.
Giám đốc cấp cao phụ trách bộ phận phân tích của cơ quan xếp hạng bảo hiểm AM Best, ông Mathilde Jakobsen, cũng cho biết các khoản bồi thường có thể sẽ lên tới hàng tỷ USD.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ tàu, bao gồm cả thiệt hại về môi trường biển, được cung cấp thông qua tổ chức có tên gọi Hội bảo hiểm P&I. Tổ chức này cung cấp bảo hiểm chung cho khoảng 90% hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của thế giới và các thành viên sẽ tái bảo hiểm cho nhau bằng cách chia sẻ yêu cầu bồi thường trên 10 triệu USD. Theo AM Best, tổ chức trên nắm giữ tổng số tiền tái bảo hiểm tổn thất lên tới 3,1 tỷ USD.
Nhà phân tích Brandan Holmes của Moody’s Ratings cho biết có khoảng 80 công ty tái bảo hiểm khác nhau cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm tàu. Ông cho biết mặc dù tổng số tiền yêu cầu bồi thường dự kiến sẽ cao, nhưng nó dường như không đáng kể đối với các công ty tái bảo hiểm riêng lẻ vì nó sẽ dàn trải cho rất nhiều công ty.
Công ty bảo hiểm Britannia P&I cho biết Hội P&I đang hợp tác chặt chẽ với người quản lý tàu và các cơ quan hữu quan “để xác minh sự thật và giúp đảm bảo rằng tình huống này được giải quyết nhanh chóng và chính xác một cách chuyên nghiệp.
Ông Alvarez cho biết thảm họa trên có thể sẽ gây áp lực lên giá bảo hiểm hàng hải trên toàn cầu.
Công ty phân tích phần mềm kinh tế IMPLAN cho biết ước tính ban đầu về chi phí xây dựng lại cây cầu, có thể do chính phủ liên bang chi trả, vào khoảng 600 triệu USD. Trong khi đó, việc đóng cửa cảng Baltimore trong một tháng có thể khiến bang Maryland thiệt hại tổng cộng 28 triệu USD.
Vụ sập cầu ở Mỹ: Lo ngại tác động lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ
Ngày 31/3, các quan chức Mỹ cảnh báo vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore có thể gây tác động lan rộng đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi mà tuyến vận tải đường thủy chính chuyên lưu thông một số hàng hóa quan trọng vẫn sẽ ách tắc trong ngắn hạn.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 31/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ngày 31/3, Thống đốc bang Maryland, Wes Moore, cho rằng đây không chỉ là thảm họa kinh tế của riêng thành phố Baltimore hay bang Maryland mà là của cả nền kinh tế quốc gia. Tuyến đường sông đang bị ách tắc vì thân cầu đổ sập vốn là điểm đầu tiên dẫn vào cảng Baltimore, một trong những cảng bận rộn và hoạt động thường xuyên nhất trên cả nước Mỹ.
Nhiều lĩnh vực và hàng hóa chịu tác động khi cảng Baltimore không được lưu thông, có thể kể đến như các nông dân ở bang Kentucky, các nhà sản xuất ô tô ở Ohio, các chủ nhà hàng ở Tennessee.
Tương tự, trả lời trên kênh truyền hình CBS, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết việc sớm đưa cảng biển này hoạt động trở lại không chỉ quan trọng với người dân và người lao động ở Baltimore mà còn với các chuỗi cung ứng của đất nước. Bộ trưởng Pete Buttigieg khẳng định công tác dọn dẹp, khơi thông tuyến đường sông này đã bắt đầu từ ngày 30/3 và đang được tiến hành khẩn trương nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Trong khi đó, khung thời gian để xây dựng lại cây cầu cũng chưa thể ước tính được. Các quan chức liên bang và giới chức địa phương đều lo ngại chiến dịch giải phóng hiện trường và tái thiết cầu sập sẽ kéo dài và phức tạp.
Theo dữ liệu của bang Maryland, năm 2023, cảng Baltimore tiếp nhận và điều phối khoảng 1,1 triệu container hàng hóa, là cảng bận rộn thứ 9 trên cả nước xét về khối lượng trao đổi thương mại. Với việc xử lý hơn 850.000 lô hàng ô tô và xe tải hạng nhẹ trong năm 2023, cảng Baltimore đứng đầu cả nước năm thứ 13 liên tiếp trong lĩnh vực này. Thị trưởng Baltimore khẳng định cảng này là số 1 về vận chuyển ô tô và thiết bị nông nghiệp. Do đó, người nông dân ở North Carolina, Kansas và Iowa đều sẽ có thể chịu ảnh hưởng.
Với chiều dài gần 3 km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore và là một trong những tuyến giao thông vận tải huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu. Francis Scott Key bị sập khi tàu container Dali mang cờ Singapore bất ngờ chết máy và đâm thẳng vào trụ cầu. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ sập cầu này, đến nay mới chỉ tìm thấy 2 thi thể nạn nhân.
Vụ sập cầu ở Mỹ: Di chuyển được khối cắt đầu tiên nặng 200 tấn Lực lượng chức năng đang nỗ lực dọn dẹp và khắc phục hậu quả sau khi cầu Francis Scott Key bị sập ở cảng Baltimore hôm 26/3 vừa qua. Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 27/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức Mỹ ngày 31/3 cho biết...