Vụ Sài Gòn Safari “treo” 14 năm” : Hàng loạt cơ quan chức năng TP.HCM bị quy trách nhiệm
UBND TP.HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở GTVT, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Hội đồng thẩm định Bồi thường GPMB, UBND huyện Củ Chi, Công ty Thảo Cầm Viên và nhiều đơn vị khác vừa bị Thanh tra Chính phủ quy trách nhiệm liên quan đến dự án Thảo Cẩm viên (Công viên Sài Gòn Safari) đắp chiếu 14 năm, gây thất thoát ngân sách hơn 104 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa thông báo Kết luận Thanh tra về thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên (Sài Gòn Safari) mới tại huyện Củ Chi, TP. HCM.
Chủ đầu tư không đủ năng lực
Theo kết luận thanh tra, Dự án Công viên Sài Gòn Safari có quy mô lớn, diện tích đất phải thu hồi lên tới hơn 456 ha, là dự án trong lĩnh vực về văn hóa, du lịch nhưng UBND TP. HCM chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý theo quy định. UBND TP. HCM giao cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư dự án trong khi Công ty này không đủ năng lực thực hiện.
Theo kết luận thanh tra, Dự án Công viên Sài Gòn Safari có quy mô lớn, diện tích đất phải thu hồi lên tới hơn 456 ha, là dự án trong lĩnh vực về văn hóa, du lịch nhưng UBND TP. HCM chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý theo quy định.
Việc này, Thanh tra Chính phủ kết luận: “Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nay dự án chưa triển khai được. Trách nhiệm thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP giai đoạn từ 2001 – 2006″.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ cho rằng, năm 2004, UBND TP. HCM ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UB ngày 11/6/2004 về thu hồi và tạm giao 485,35ha đất cho Công ty Thảo cầm viên Sài Gòn để bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng Công viên Thảo cầm viên mới chưa đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định.
Video đang HOT
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ cho biết, sau gần 13 năm kể từ ngày UBND TP. HCM có văn bản chấp thuận chủ trương tuyển chọn đơn vị tư vấn để lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Công viên Sài Gòn Safari thì đồ án quy hoạch mới hoàn thành và đuợc phê duyệt là thời gian quá dài.
“Nguyên nhân chủ quan là do các cơ quan chức năng của TP chưa cố gắng tìm giải pháp phù hợp để báo cáo xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, thiết kế quy hoạch xây dựng chi tiết (1/2000, 1/500) là tài liệu quan trọng đề quyết định đầu tư dự án nhưng không được quan tâm phê duyệt kịp thời. Trách nhiệm này thuộc UBND TP, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Sở Quy hoạch Kiến trúc”, Thanh tra Chính phủ quy trách nhiệm.
14 năm “đắp chiếu”, thất thoát hơn 104 tỷ đồng
Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, đến thời điểm thanh tra, dự án Công viên Sài Gòn Safari không có phương án đền bù theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 34, Nghị định 22/1998/NĐ- CP. Về hình thức, phương án này chưa đúng theo quy định tại điều 34, Nghị định 22/1998/NĐ-CP và Điểm 2 Mục I Phần C Thông tư số 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Đồng thời, phương án này đưa ra một số quy định không phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm đó, cũng như việc áp giá đền bù chưa phù hợp quy định làm phát sinh chi phí đền bù tăng hơn 104 tỷ đồng.
“Qua quá trình thanh tra cho thấy, số tiền đền bù phát sinh đã được chi trả đầy đủ cho người dân. Mặc dù chưa phát hiện có dấu hiệu vụ lợi song cần phải kiểm điểm một cách nghiêm túc”, kết luận Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Kể từ khi thu hồi đất đến thời điểm thanh tra đã gần 14 năm (từ 2004-2018) nhưng dự án chưa triển khai xây dựng và có sự so bì giữa các hộ dân có đất bị thu hồi…
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, việc xây dựng Khu tái định cư chậm, đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện mặc dù đã có mặt bằng và nguồn kinh phí để thực hiện; Đất thu hồi xong không được đưa vào sử dụng cho dự án bị bỏ hoang nhiều năm. Cùng đó, việc chậm trễ trong xây dựng khu tái định cư và việc không bố trí tạm cư, không chi tiền tạm cư là những lý do mà người dân khiếu nại.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ chỉ ra một nguyên nhân cơ bản khác dẫn đến khiếu kiện hiện nay là do: “Kể từ khi thu hồi đất đến thời điểm thanh tra đã gần 14 năm (từ 2004-2018) nhưng dự án chưa triển khai xây dựng và có sự so bì giữa các hộ dân có đất bị thu hồi…”.
Với những kết luận đã chỉ ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. HCM kiểm tra, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại nằm trong quy hoạch dự án theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra, rà soát lại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất thực hiện dự án, có biện pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đặc biệt, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Dự án Công viên Sài Gòn Safari phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trường hợp có việc điều chỉnh quy hoạch dự án so với muc tiêu dự án ban đầu phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị khẩn trương triển khai xây dựng khu tái định cư cho người dân; kiểm điểm các tố chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm; Tập trung sà soát, đối thoại để giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân.
Theo Danviet
Ông Nguyễn Thành Tài: "Khó có cái gì mà tinh khôi và thuần khiết 100%"
Sau Kết luận Thanh tra Chính phủ về sai phạm ở dự án 8-12 Lê Duẩn, quận 1 (TPHCM), cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã từng trò chuyện về việc và trách nhiệm cá nhân với một tờ báo ở TPHCM. Ông Tài nhận sai nhưng nói rằng "không có đồng bạc cắc nào...".
Cơ quan Công an khám nhà Cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài
Trao đổi với một tờ báo ở TPHCM về sai phạm ở dự án 8-12 Lê Duẩn, quận 1 (TPHCM), cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài nói: Đúng là trong chỉ đạo điều hành của tôi về một chủ trương đã có từ trước, xuyên suốt theo phương thức đã được thống nhất là chọn chủ đầu tư để hợp vấn đầu tư thì tôi thấy rằng mình làm chưa tốt.
Cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM giờ thành bị can
Thứ nhất là mình nôn nóng. Thứ 2 là mình chỉ nghĩ tới phần thuận không, tức chỉ nghĩ tới một chiều thôi, không gặp trục trặc gì hết trơn... Thứ 3 việc kiểm tra trong tiến trình thực hiện cũng chưa được chặt chẽ. Chứ nếu chặt thì xử lý cái này đỡ hơn.
Còn thiệt hại thì đúng rồi: Uy tín nè, môi trường đầu tư nè, cá nhân, tổ chức. Hơn nữa, bản thân tôi đi tham gia cách mạng đến giờ, giờ mất uy tín.
Liên quan câu hỏi có chịu sự tác động hay không, ông Tài cũng nói: "Thật ra tôi không chịu sự tác động của bất cứ ai. Cho đến giờ phút này tôi cũng tự hào là mình cũng không có một đồng cắc bạc nào để ký cả. Nó có động cơ trong sáng nè, thôi thúc nè, có phần nào hơi nể nang."
NGÔ NGUYÊN
Theo Laodong
Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện "Để chống tham nhũng trước tiên cần nhận diện được tham nhũng", báo cáo viên Phạm Thị Phượng (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) nhấn mạnh trong bài giảng tại Hội nghị Phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cho công đoàn viên chức TP Hà Nội vừa diễn ra.Hội nghị do Công đoàn Viên...