Vụ rơi QZ8501: Tranh cãi nảy lửa giữa giới phi công và Bộ trưởng GTVT
“Cuộc chiến” giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia, Ignasius Jonan và giới phi công đã nổ ra vài ngày qua. Nguyên nhân là do các phi công đã rất tức giận khi vị bộ trưởng cáo buộc phi công của AirAsia Indonesia đã vi phạm các quy trình về hàng không, do đó đã khiến cho máy bay QZ8501 gặp nạn.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia, Ignasius Jonan
Tờ Wall Street Journal đưa tin, AirAsia Indonesia tuyên bố rằng các phi công của chuyến bay QZ8501 đã “tự thông báo tóm tắt” về điều kiện thời tiết bằng cách sử dụng thông tin từ Cục khí tượng BKMG. Trong khi đó, hãng hàng không này đã không thực hiện cuộc họp giao ban giữa các cán bộ điều hành hoạt động bay (FOO) để cung cấp thông tin cho các phi công giống như hãng bay lớn Garuda Indonesia, Lion Air, Sriwijaya và Citilink.
Theo The Jakarta Globe, Bộ trưởng Jonan đã dọa sẽ trừng phạt các lãnh đạo hãng hàng không AirAsia Indonesia trong buổi làm việc tại văn phòng hãng này ở Banten tuần trước. Ông đã tỏ ra giận dữ sau khi một giám đốc của AirAsia Indonesia tuyến bố, phi công không cần thiết phải nghe nhân viên điều hành bay chỉ dẫn về thời tiết trước khi cất cánh.
Trang tin Kompas dẫn lời vị bộ trưởng: “Khi chúng ta có quy định, các anh phải tuân theo, đừng cố vi phạm. Tôi có thể tước giấy phép của các anh”.
Ngay sau đó, giới phi công Indonesia đã phản ứng mạnh đối với câu nói này của ông Jonan. Một số phi công đã viết thư ngỏ cho bộ trưởng để phản ứng lại câu nói của ông và đăng tải những lá thư này lên mạng.
Phi công kỳ cựu Sardjono Jhony Tjitrokusumo gọi lời quở trách của ông Jonan là “vô căn cứ”, và nhận định đó là lời nói của một người không có chút kiến thức nào về hàng không. Trong một tuyên bố trước báo giới, ông Sardjono nói: “Đừng dựng chuyện và nói phi công có lỗi nếu họ không được chỉ dẫn về thời tiết. Đó không phải là một phần bắt buộc trong quy trình trước khi cất cánh”.
Ông Sardjono tiếp tục nhấn mạnh rằng, các phi công thường trao đổi thông tin thời tiết với nhau. Ở Indonesia các thông tin thời tiết đều dựa vào cơ quan khí tượng quốc gia. Vì vậy không có chuyện phi công được nhân viên điều hành bay chỉ dẫn về thời tiết trước khi bay.
Phi công khắp thế giới đều tự trao đổi và tìm hiểu thông tin này. Theo đó, họ có các bản thông tin thời tiết được in ra giấy từ một hệ thống của hãng hàng không và thông tin đó sẽ được cung cấp trước khi họ bay.
Trong lá thư ngỏ, phi công Sardjono bày tỏ: “Bộ trưởng có tưởng tượng được nếu tất cả phi công đều phải nghe chỉ dẫn thời thiết trước khi bay thì bao nhiêu người phải xếp hàng không? Họ sẽ xếp hàng ở đâu? Đừng tỏ ra như vậy, đặc biệt là những người không có kiến thức hàng không”.
Bên cạnh đó, người phi công kỳ cựu này cũng kêu gọi các bên đợi kết quả điều tra vụ rơi máy bay của AirAsia hôm 28-12-2014 và tránh bình luận những câu không cần thiết.
Video đang HOT
Một phi công khác cũng lên tiếng, trong thời đại Internet mọi phi công đều có thể tiếp cận dễ dàng thông tin thời tiết từ cơ quan khí tượng quốc gia chứ không cần phải đến nghe chỉ dẫn thời tiết.
Về phần mình, ngày 4-1, phát ngôn viên của Bộ Giao thông vận tải Indonesia, J. A. Bharata cho biết, bộ này sẽ ra quy định mới bắt buộc phi công phải nghe theo chỉ dẫn thời tiết từ nhân viên điều hành bay. Đồng thời khẳng định rằng chuyện này không phải là vô căn cứ theo như lời của các phi công.
Chuyên gia hàng không, Ruth Hanna Simatupang trao đổi rằng, cuộc họp buộc các phi công của FOO là một thủ tục theo quy định, buộc phi công phải tuân thủ.
Bà Hanna nhấn mạnh: “Đây không phải là quy định mới. Đó là một tiêu chuẩn được áp dụng thường xuyên trên thế giới. Sự việc lần này là một trong những vấn đề rối rắm trong hệ thống hàng không của chúng tôi. Và có rất nhiều vấn đề cần phải được quy định trong hệ thống hàng không của chúng tôi”.
Chuyên gia cho biết, theo quy định, cuộc họp sẽ không quá 20 phút và FOO sẽ cung cấp tất cả tài liệu cần thiết cũng như là bản dự báo thời tiết cho các phi công để nghiên cứu. Sau đó, các phi công sẽ soạn thảo kế hoạch bay của họ rồi gửi đến FOO để xin ý kiến. Khi nhận được kế hoạch bay, FOO sẽ nộp kế hoạch bay đã thảo luận với kiểm soát không lưu bổ nhiệm.
Sau vụ việc này, Bộ Giao thông vận tải Indonesia cần phải thanh tra nhiều hơn để đảm bảo rằng chính sách này được thực hiện nghiêm túc bởi các hãng hàng không. Hiện, Bộ Giao thông vận tải của Indonesia đã có những cuộc họp giao ban bắt buộc giữa FOO trước khi máy bay cất cánh.
Djoko Murjatmodjo, Tổng giám đốc đương nhiệm của cơ quan vận tải hàng không Indonesia nói: “Cuộc họp của FOO không chỉ là về thời tiết mà qua đó chúng còn phát hiện ra một phi công trên chuyến bay QZ8501 có sức khỏe không tốt”.
Vấn đề về việc không có các cuộc họp giao ban để hỗ trợ cho các phi công không phải là duy nhất của AirAsia Indonesia. Hiện hãng đang phải đối mặt với sự kiểm soát kỹ lưỡng sau khi Bộ Giao thông vận tải nước này tuyên bố, máy bay QZ8501 đã thực hiện bay trái phép.
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao chuyến bay QZ 8501 ngộ nạn?
Chuyến bay QZ 8501 của AirAsia hôm 28/12 đã đi một lộ trình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây được cho là nhân tố chính dẫn tới thảm kịch máy bay rơi.
NST dẫn lời chuyên gia khí tượng học cấp cao của Trung tâm Khí tượng Malaysia Mohd Hisham Mohd Anip cho biết, các hình ảnh của vệ tinh về hành trình của chuyến bay &'củng cố báo cáo của phi công về thời tiết xấu, cũng như các đám mây bão có sấm sét, còn gọi là mây vũ tích'.
Các mảnh vỡ của máy bay QZ 8501 trôi dạt trên biển Java. Ảnh: RT
"Dữ liệu cho thấy các đám mây vũ tích có dọc hành trình của chuyến bay xấu số và cũng ở cùng độ cao đó" - Hisham nói và cho biết thêm là các phi công thường tránh các khu vực có diễn biến thời tiết như vậy.
Diễn biến thời tiết này thường xuất hiện ở khu vực gió mùa tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các quốc gia lân cận.
Tuy vậy, Hisham nói rằng khó có thể kết luận &'tuyến bay này là nguy hiểm nếu chỉ dựa trên một thảm kịch'.
Một phi công khác là Cơ trưởng Alex Yeoh Sze Yeow cho biết, các hãng hàng không vẫn khai thác tuyến bay này.
Thời điểm tăng độ cao
Các điều tra viên tìm hiểu tai nạn của QZ 8501 cũng đang tập trung vào thời điểm mà phi công yêu cầu tăng độ cao để tránh thời tiết. Đây cũng được cho là một nhân tố quan trọng đứng đằng sau thảm kịch này.
Theo tờ TodayOnline, một điều tra viên giấu tên cho biết, ông sẽ phải đưa ra những câu hỏi như: "Tại sao người phi công lại yêu cầu bay cao lên ở giai đoạn đó? Liệu anh ta có nên bay cao sớm hơn không? Có một máy bay khác cùng tuyến nhưng bay cao hơn cùng lúc đó. Vậy hai phi công đã phản ứng như thế nào với tình hình thời tiết?".
Trong khi đó, ông chủ của hãng AirAsia là Tony Fernandes cho biết hiện &'còn quá sớm' để nói về nguyên nhân của vụ tai nạn.
"Tôi hoàn toàn tin vào phi hành đoàn của mình. Các phi công của chúng tôi cực kỳ giàu kinh nghiệm với 20.000 giờ bay" - ông Fernandes nói.
Bản thân cơ trưởng lái QZ 8501, &'ông ấy xuất thân từ không quân, là một trong những người tốt nghiệp ưu tú nhất. Ông lại đến từ Surabaya, nên biết rất rõ về khu vực này'.
Máy bay di chuyển chậm
Chuyên gia hàng không Geoffrey Thomas cho rằng sau khi tăng độ cao để tránh bão, máy bay có thể đã bị hỏng động cơ thuộc khí động học, tương tự như những gì xảy ra với chiếc AF 447 của Air France rơi năm 2009.
Theo tờ Strait Times, một tư vấn viên ngành hàng không Indonesia Gerry Soejatman nhắn tin về bức ảnh &'rò rỉ' từ màn hình của một kiểm soát viên không lưu về chuyến bay QZ 8501.
"Bức ảnh rò rỉ khi chụp màn hình của KSV không lưu về QZ 8501, máy bay lên tới độ cao 36.300 feet và đang lên cao nhưng tốc độ chỉ là 353 knot! Ôi không!" - Soejatman đăng tải dòng tin nhắn trên trang mạng xã hội.
Cũng trên màn hình khi đó là một máy bay khác của Emirates cùng độ cao, nhưng bay nhanh hơn nhiều, tốc độ là 503 knots (931 km/h).
"QZ 8501 bay quá chậm, di chuyển với tốc độ gần 100 knot là quá chậm. Và ở độ cao đó thì cực kỳ là quy hiểm" - Thomas nói.
"Tôi có biểu đồ trên radar cho thấy máy bay ở độ cao 36.000 feet (10.973m) và đang bay lên cao với tốc độ 353 knot (653km/h), tương đương với tốc độ di chuyển bình thường là 100 knot (khoảng 185km/h) là quá chậm... nếu như radar này phản ảnh chính xác thì máy bay đã đi quá chậm với độ cao đang di chuyển" - Thomas phân tích thêm.
Lỗi radar
Ban đầu, phi công cho máy bay bay ở độ cao 32.000 feet (khoảng 9754m), sau đó yêu cầu tăng lên 38.000 feet (11.582m) và chuyển hướng sang trái.
Không lưu cho phép chuyển sang trái nhưng không lên cao vì tránh một máy bay ở độ cao đó.
Các phi công và chuyên gia hàng không nói rằng sấm sét, và yêu cầu bay cao để tránh mưa bão không phải là việc xa lạ gì khi bay trong khu vực này. Tuy nhiên, radar của máy bay có thể đã có trục trặc trong điều kiện sấm chớp.
"Hoạt động của máy bay liên quan trực tiếp tới thời tiết bên ngoài và khi tăng độ cao có thể làm cho radar tĩnh bị lạnh, khiến phi công đọc sai thông tin" - Reuters dẫn lời nhận định của một phi công của Quantas Airways với 25 năm kinh nghiệm.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Máy bay AirAsia QZ8501 đã được yêu cầu bay cao hơn để tránh mây Một quan chức vận tải hàng không Indonesia cho hay, chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia trước khi mất tích đã được yêu cầu bay cao hơn để tránh mây và khẳng định, tính đến thời điểm này, máy bay đã hết nhiên liệu. Một chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia vừa được thông báo mất tích sáng nay....