Vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Liên Xô và sai lầm của giới khoa học Mỹ
Vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm Nga bị chôn giấu hơn một thập kỷ trước khi được phơi bày ra ánh sáng.
Một bệnh nhân với các triệu chứng viêm phổi được đưa tới bệnh viện ở Sverdlovsk – một thành phố khá tách biệt thuộc Liên Xô cũ cách đây 42 năm. Vài ngày sau đó, nhiều ca bệnh tương tự thiệt mạng.
Cảnh sát bí mật thu giữ hồ sơ và yêu cầu những người liên quan giữ im lặng. Các điệp viên Mỹ tìm ra manh mối về một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm nhưng chính quyền địa phương khẳng định các bệnh nhân mắc bệnh than sau khi ăn phải thịt nhiễm khuẩn.
Phải mất hơn 1 thập kỷ sau, sự thật mới được đưa ra ánh sáng.
Ngược trở lại vào tháng 4 và tháng 5/1979, ít nhất 66 người chết sau khi vi khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than rò rỉ từ một phòng thí nghiệm quân sự ở Liên Xô. Nhưng các nhà khoa khoa học hàng đầu Mỹ khi đó bày tỏ tin tưởng vào tuyên bố của Liên Xô khẳng định mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Con gái một bệnh nhân trong sự cố rò rỉ năm 1979 đứng trước mộ cha mình. (Ảnh: LA Times)
Chỉ sau cuộc điều tra đầy đủ vào những năm 1990, một trong những khoa học từng được Mỹ cử tới Liên Xô điều tra vụ việc mới xác nhận những nghi ngờ trước đó: Sự cố ở thành phố Yekaterinburg của Nga hiện nay là một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Ngày nay, một số ngôi mộ của các nạn nhân dường như bị bỏ hoang. Tên của họ mờ dần trên các tấm bia mộ trong nghĩa trang, nơi họ được chôn trong quan tài bằng chất khử trùng công nghiệp.
Nhưng câu chuyện về vụ tai nạn cướp đi sinh mạng của họ và cách Liên Xô che giấu nó tới nay vẫn được nhắc lại khi các giả thiết về nguồn gốc COVID-19 trở thành câu chuyện tranh cãi giữa phương Tây và Trung Quốc.
Vào thời điểm các ca bệnh xuất hiện ở Sverdlovsk, giới chức tình báo Mỹ thu thập được ảnh vệ tinh cho thấy các vật thể giống như xe tải khử khuẩn xung quanh thành phố. Chúng xuất hiện dày đặc ở một cơ sở quân sự bí ẩn được gọi là Tổ hợp 19. Các nhà phân tích CIA đặt giả thiết Liên Xô để rò rỉ một dạng bệnh than được vũ khí hoá từ cơ sở này.
Để làm rõ giả thiết trên, năm 1980, giới chức Mỹ yêu cầu Matthew Meselson, một nhà di truyền học danh tiếng tại trường Harvard đánh giá các bằng chứng thu được.
6 năm sau, ông Meselson – một chuyên gia về chiến tranh sinh học khẳng định lời giải thích của Liên Xô về nguồn gốc của dịch bệnh là hợp lý.
Ông này nói thêm rằng bằng chứng Liên Xô cung cấp nhất quán với giả thiết họ đưa ra.
Video đang HOT
Tới năm 1992, khi Liên Xô sụp đổ, Tổng thống Boris N. Yelstin thừa nhận “sự phát triển quân sự” là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát bệnh than ở Sverdlovsk.
Raisa Smirnova, khi đó là một công nhân 32 tuổi tại một xưởng gốm cho biết mình có một vài người bạn làm việc trong một khu phức hợp bí ẩn. Họ dùng đặc quyền của mình giúp bà kiếm cận với nguồn cung cam và thịt hộp. Smirnova cũng nghe phong thanh tin đồn về một số công việc bí mật được thực hiện ở cơ sở này.
“ Sao tay cô xanh vậy?”, một đồng nghiệp của Smirnova hỏi bà vào một buổi sáng tháng 4/1979. Đó là dấu hiệu cho thấy nồng độ hồng cầu trong máu sụt giảm.
Bà được đưa tới một bệnh viện trong tình trạng sốt cao. Smirnova nhớ rằng bản thân ở tại viện một tuần trong tình trạng vô thức.
Thành phố Yekaterinburg của Nga ngày nay. (Ảnh: NY Times)
Tới tháng 5, khoảng 18 đồng nghiệp của Smirnova thiệt mạng. Trước khi Smirnova trở về nhà, các đặc vụ KGB tới gặp bà. Họ mang tới một số tài liệu yêu cầu bà ký và giữ bí mật về các sự kiện trong suốt 25 năm.
Bất chấp những lời giải thích từ chính quyền, nhà dịch tễ học địa phương Viktor Romanenko tin rằng dịch bệnh tấn công thành phố không thể xuất phát từ thực phẩm. Romanenko nhận thấy mô hình và thời gian xuất hiện các ca bệnh cho thấy đường lây bệnh là từ không khí.
Để chứng thực nghi ngờ của mình, Romanenko dành hàng tháng để điều tra. Tuy nhiên, các đặc vụ KGB đã tới văn phòng của ông và lấy đi các hồ sơ y tế.
“Tôi hiểu rằng chúng tôi phải tránh xa giả thiết vũ khí sinh học nhất có thể” , Romanenko nhớ lại.
Truyền thông địa phương khi đó cũng phải lo đối đầu với nghi ngờ từ phía Mỹ. Aleksandr Pashkov – một phóng viên của tờ Evening Sverdlovsk tiết lộ phóng viên của New York Times đã điện tới tòa soạn của ông khi dịch bùng phát. Nhưng tổng biên tập của Evening Sverdlovsk yêu cầu toàn bộ tòa soạn ngừng trả lời các ý kiến thắc mắc.
Trong một bộ phim tài liệu năm 1992, Pashkov tìm cách liên hệ với một sỹ quan phản gián nghỉ hưu từng làm việc ở Sverdlovsk vào thời điểm đó. Người này cho biết những lần nghe lén từ đường dây điện thoại của phòng thí nghiệm quân sự ở Sverdlovsk chỉ ra rằng một kỹ thuật viên tại đây đã quên thay bộ lọc.
Không lâu sau đó, Tổng thống Yeltsin thừa nhận đợt dịch bùng phát cuối những năm 70 là do lỗi của quân đội.
Trong những năm 1990, nhóm nghiên cứu của ông Meselson tới thăm Yekaterinburg nhiều lần để ghi lại sự cố rò rỉ. Khi phỏng vấn những người sống sót, họ lần theo tung tích của các nạn nhân, điều tra các ghi chép về thời tiết và phát hiện ra rằng Meselson ban đầu đã sai khi tin vào câu chuyện Liên Xô thêu dệt.
Meselson đã liên lạc với một quan chức Nga để điều tra lại sự bùng phát của dịch bệnh. Câu trả lời mà ông nhận được là “Tại sao lại công khai?”.
Meselson tin rằng việc xác định nguồn gốc dịch bệnh là hết quan trọng bởi nếu không xác định nguyên nhân, vấn đề này sẽ tiếp tục xoáy thêm vào căng thẳng giữa Nga và phương Tây.
“Điều tương tự cũng xảy ra với nghiên cứu về nguồn gốc dịch COVID-19. Chừng nào nguồn cơn dịch bệnh chưa được giải đáp, vấn đề này sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc”, ông Meselson cho hay.
Dù vậy cho tới hiện tại, các ngờ vực về sự cố ở Sverdlovsk vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không rõ hoạt động tại Tổ hợp 19, nơi tạo ra bào tử bệnh than là phát triển vũ khí sinh học hay để nghiên cứu vaccine.
Trái Đất đang giữ lại lượng nhiệt kỷ lục
Nghiên cứu của NASA cho thấy lượng nhiệt Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển tăng gần gấp đôi kể từ 2005, góp phần làm thời tiết nóng lên.
"Lượng nhiệt mà Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển đang ở mức chưa từng có", Norman Loeb, nhà khoa học Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) kiêm tác giả chính của nghiên cứu công bố tuần trước trên tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lý, nói. "Trái Đất đang nóng lên nhanh hơn dự kiến".
Sử dụng dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu tính toán hiện tượng mất cân bằng năng lượng, tức sự chênh lệch giữa năng lượng mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời so với nhiệt lượng mà nó tỏa ra hoặc phản xạ trở lại không gian.
Ảnh chụp Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế bay trên Đại Tây Dương, tây nam Nam Phi. Ảnh: NASA .
Stuart Evans, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Buffalo, cho hay khi tỷ lệ mất cân bằng này ở mức dương, nghĩa là Trái Đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt, đó là bước đầu tiên dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
"Đó là dấu hiệu Trái Đất đang tích thêm năng lượng", Evans nói. Nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng đó đã tăng gần gấp đôi từ năm 2005 tới 2019.
"Đó là lượng năng lượng khổng lồ", Gregory Johnson, nhà hải dương học tại Phòng thí nghiệm Môi trường biển Thái Bình Dương của Cơ quan Khí quyển Đại dương Mỹ (NOAA), đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
Johnson cho hay mức tăng nhiệt lượng này tương đương với 4 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima nổ trong mỗi giây, hoặc mỗi người trên Trái Đất bật 20 ấm điện đun nước cùng lúc.
Trái Đất nhận khoảng 240 W nhiệt lượng từ Mặt Trời trên mỗi m2. Vào giai đoạn đầu nghiên cứu, năm 2005, nó đã bức xạ lại không gian khoảng 239,5 W, khiến sự mất cân bằng dương 0,5 W. Cuối năm 2019, mức chênh lệch này tăng gần gấp đôi, lên khoảng 1 W/m2.
Đại dương hấp thụ hầu hết số nhiệt lượng đó, khoảng 90%. Khi so sánh dữ liệu vệ tinh với kết quả đo nhiệt độ từ hệ thống cảm biến đại dương, các nhà nghiên cứu phát hiện một mô hình tương tự.
Loeb gọi kết quả mất cân bằng này là "cái đinh đóng vào quan tài". "Việc các nhà nghiên cứu sử dụng hai cách quan sát khác nhau và đều phát hiện xu hướng giống nhau là điều đáng chú ý", Elizabeth Maroon, nhà khí hậu học tại Đại học Wisconsin, Madison, nói. "Nó khiến họ tự tin hơn với kết quả nghiên cứu".
Kênh Lemaire, phía tây bán đảo Nam Cực ngày 3/3/2016. Ảnh: AFP.
Câu hỏi lớn nhất là điều gì đã thúc đẩy Trái Đất tăng hấp thu nhiệt. Nghiên cứu chỉ ra độ giảm che phủ của mây và băng biển, những thứ phản xạ năng lượng Mặt Trời trở lại vũ trụ, cùng sự gia tăng khí nhà kính do con người phát thải như metan và carbon dioxit, cũng như hơi nước, thứ giữ nhiệt ở lại lâu hơn trên Trái Đất, cùng các yếu tố khác. Nhưng rất khó để phân biệt thay đổi do con người gây ra với thay đổi theo chu kỳ khí hậu.
"Chúng đã kết hợp cùng nhau", Loeb nói, cho hay cần nghiên cứu thêm để xác định các yếu tố.
Quãng thời gian nghiên cứu trùng với những biến động về khí hậu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhiệt, bao gồm hiện tượng El Nino mạnh từ năm 2014 tới 2016, dẫn tới nước biển ấm lên bất thường. Dao động Thập niên Thái Bình Dương (PDO - hiện tượng biến đổi khí hậu theo chu kỳ 10 năm trên Thái Bình Dương), một hiện tượng giống El Nino, cũng chuyển từ "mát" sang "ấm" vào năm 2014.
Nhưng Johnson cho hay điều này cũng không thể ngụy biện cho hành vi của con người. "Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho một số nguyên nhân", ông nói, nhưng chưa rõ là bao nhiêu.
Kevin Trenberth, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia, cho hay kết quả nghiên cứu không gây ngạc nhiên với những biến đổi khí hậu hiện nay, nhưng thời gian 15 năm không đủ để tạo ra một xu hướng.
"Chắc chắn cần quan sát thêm 10-15 năm nữa để xem điều này diễn ra như thế nào", ông nói. "Câu hỏi đặt ra là: Liệu xu hướng này có tiếp diễn?"
"Càng quan sát lâu, chúng ta càng chắc chắn về xu hướng của nó", ông giải thích.
Theo dõi sự mất cân bằng nhiệt lượng của Trái Đất cũng giúp nhà khoa học hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu, Johnson nói. Các chỉ số thông thường khác như nhiệt độ không khí chỉ phản ánh một phần nhỏ ảnh hưởng của nhiệt lượng Mặt Trời. Sự mất cân bằng nhiệt lượng Trái Đất thể hiện "tổng lượng nhiệt đi vào hệ thống khí hậu".
Trenberth cho rằng bất kể lý do nào thúc đẩy sự mất cân bằng năng lượng Trái Đất, việc tỷ lệ này ở mức dương thể hiện "toàn cầu đang nóng lên". Lượng nhiệt tăng, đặc biệt ở đại dương, đồng nghĩa với việc các trận bão và sóng nhiệt ở biển sẽ dữ dội hơn.
"Tôi hy vọng Trái Đất sẽ không tiếp tục bị đốt nóng theo chiều hướng này", Loeb nói. "Đây không phải tin tốt".
Thứ trưởng An ninh Trung Quốc xuất hiện giữa tin đồn chạy sang Mỹ Thứ trưởng An ninh Trung Quốc Dong Jingwei xuất hiện trong một hội thảo về vấn đề phản gián, trong bối cảnh xuất hiện đồn đoán ông đã chạy sang Mỹ. Tòa nhà trụ sở Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (Ảnh: SCMP). Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, phát biểu tại một cuộc hội thảo ngày 18/6,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế

Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán

Bộ trưởng Hegseth cảnh báo Trung Quốc đủ sức đánh chìm cả hạm đội Mỹ trong 20 phút

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng

Nga phạt tiền ngân hàng sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria

Vợ chồng cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala bị tuyên án tù trong đại án tham nhũng
Có thể bạn quan tâm

HOT: Tóm dính nam ca sĩ hạng A hẹn hò vũ công xinh đẹp nhất showbiz, công khai ôm từ đằng sau
Sao châu á
13:35:47 16/04/2025
Vợ chồng gen Z kín tiếng Vbiz bị tóm du lịch Thái Lan: Giữ quy tắc "mỗi người mỗi ảnh", có con vẫn quyết giấu nhẹm
Sao việt
13:20:38 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
Netizen
12:56:34 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
Pháp luật
12:52:58 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Bellingham gửi lời cảnh báo tới Arsenal
Sao thể thao
12:41:59 16/04/2025
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025