Vụ rò rỉ dữ liệu bảo mật nghiêm trọng tại Thụy Điển
Ngày 27/10, truyền thông Thụy Điển cho biết chi tiết các bản vẽ tầng hầm của nhiều ngân hàng, hệ thống báo động và sự bố trí an ninh trong các cơ quan công quyền của nước này đã bị rò rỉ trên mạng sau khi một công ty bảo mật bị tấn công mạng.
Theo nhật báo Dagens Nyheter, tổng cộng 19 GB thông tin và khoảng 38.000 file dữ liệu đã bị đánh cắp trong kho dữ liệu của tập đoàn bảo mật Gunnebo. Vụ tấn công được xác định do một hoặc nhiều tin tặc thực hiện trong tháng 8 vừa qua. Báo trên cho biết trong số các tài liệu bị rò rỉ có chi tiết việc bố trí an ninh cho tòa nhà Nghị viện Thụy Điển và các bản thiết kế văn phòng mới của Cơ quan Thông tấn Thụy Điển (STA) ở ngoại ô thủ đô Stockholm. Theo tờ báo, các bản vẽ phần tầng hầm của ít nhất hai ngân hàng tại Đức cũng bị công khai, trong khi các tài liệu khác cho thấy các hệ thống báo động và camera giám sát an ninh tại một chi nhánh của ngân hàng SEB tại Thụy Điển.
Giáo đốc điều hành (CEO) của Gunnebo, ông Stefan Syren hiện chưa xác nhận chi tiết vụ tấn công vì lý do an ninh. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn hãng tin AFP của Pháp, ông thừa nhận: “Đây là một sự cố tồi tệi. Chúng tôi đã trở thành mục tiêu của một mạng lưới tội phạm, nhóm đã gây ra một tội ác rất nghiêm trọng chống lại Gunnebo”. Ông Syren cho biết “ngay khi nhìn thấy điều gì đó đáng lo ngại, chúng tôi đều liên hệ với khách hàng” và hiện Gunnebo đang nỗ lực cải thiện an ninh mạng với trọng tâm là “phối hợp chặt chẽ với khách hàng và đảm bảo rằng chúng ta cùng nhau giảm thiểu các hậu quả của tội phạm này”. CEO của Gunnebo thừa nhận mọi việc có thể “chưa được xử lý hoàn hảo 100%”, song nhấn mạnh rằng vụ tấn công này “là một vấn đề xã hội lớn”, vì vậy “chúng ta cần cùng nhau đối phó”.
Đặt trụ sở tại Thụy Điển, Gunnebo là một công ty đa quốc gia có nhiều khách hàng là các nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện và sân bay. Vụ tấn công trên được thông báo với Cơ quan An ninh Thụy Điển vào cuối tháng 8, nhưng vào thời điểm đó công ty chưa xác định được dữ liệu nào đã bị rò rỉ. Các tài liệu bị tấn công đã được lan truyền trên trang mạng “Dark Web” từ cuối tháng 9.
Theo báo Dagens Nyheter, các vụ tấn công mạng với mục đích tống tiền các công ty xảy ra khá thường xuyên trong thời gian gần đây, trong đó tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đòi một khoản tiền chuộc. Nước láng giềng Phần Lan cũng đang phải đối phó với một vụ tấn công mạng sau khi dữ liệu riêng tư của hàng chục nghìn bệnh nhân điều trị tâm lý bị đánh cắp.
Video đang HOT
Những lần lễ trao giải Nobel bị hủy
Chiến tranh, bê bối, tranh cãi ngoại giao từng khiến các lễ trao giải Nobel bị hủy và quy mô sự kiện năm nay cũng bị thu hẹp do Covid-19.
Các giải thưởng Nobel sẽ được công bố trong tuần này, tuy nhiên sự kiện trao giải vào tháng 12 không thể diễn ra như thông lệ. Các buổi lễ và tiệc trao giải Nobel truyền thống vào ngày 10/12 tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển, sẽ được thay thế bằng sự kiện truyền hình trực tiếp, trong đó những người đoạt giải trong lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế sẽ nhận giải thưởng từ quê nhà.
Buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình ở Oslo được tổ chức cùng ngày vẫn sẽ diễn ra nhưng ở quy mô nhỏ hơn và phần tiệc chiêu đãi bị hủy.
Huy chương Nobel bằng vàng, chạm hình nhà sáng lập giải thưởng Alfred Nobel được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở Singapore năm 2015. Ảnh Shutterstock.
Trong quá khứ, giải thưởng Nobel từng nhiều lần bị hủy do các lý do khác nhau. Năm 1948, vài tháng sau khi Mahatma Gandhi qua đời, giải Nobel Hòa bình đã không được trao để tỏ lòng kính trọng đối với ông, người chưa bao giờ đoạt giải, điều mà nhiều người coi là một thiếu sót lịch sử. Ủy ban Nobel khi đó cho hay "không có ứng viên còn sống nào phù hợp" để nhận giải thưởng này.
Tổng cộng 49 giải thưởng đã không được trao kể từ các giải Nobel đầu tiên vào năm 1901, hầu hết là trong lĩnh vực hòa bình với 16 lần.
Việc trao giải cũng có thể bị hoãn giống trường hợp năm 2018, khi bê bối nhấn chìm Viện Thụy Điển trong việc lựa chọn người giành giải Nobel Văn học. Giải thưởng Nobel Văn học 2018 sau đó được trao vào năm 2019 cho tác giả người Ba Lan Olga Tokarczuk.
Dù Thụy Điển giữ vị trí trung lập trong hai cuộc thế chiến, các ủy ban Nobel vẫn hạn chế trao giải trong thời kỳ này, nhất là trong Thế chiến II. Họ viện dẫn cả lý do về đạo đức và hậu cần, cũng như thực tế là các ủy ban ở Stockholm không còn được tiếp cận với các ấn phẩm khoa học.
Na Uy, nơi trao giải Nobel Hòa bình, bị Đức Quốc xã chiếm đóng từ tháng 4/1940, vì thế giải thưởng này đã không được trao từ năm 1939 đến 1945. Giải thưởng năm 1944 đã được trao lại cho Hội Chữ thập đỏ.
Tại Stockholm, các giải thưởng được trao lại từ năm 1944, dù lễ trao giải vào tháng 12 năm đó vẫn bị hủy.
Năm 1924, ban tổ chức đã hủy bỏ các buổi lễ trao giải chính thức ở Stockholm và Oslo do nhiều người đoạt giải bị ốm, trong đó có nhà văn Ba Lan Wladyslaw Reymont, và các giải thưởng Hóa học và Hòa bình không được trao cho ai. Đó là lần duy nhất các buổi lễ bị hủy trong thời bình.
Nhà hóa học Frances Arnold nhận giải Nobel 2018 từ Quốc vương Carl XVI Gutaf của Thụy Điển. Ảnh: AFP.
Một số người đoạt giải qua nhiều năm không thể dự lễ trao giải Nobel vì lý do chính trị. Nhà báo kiêm nhà hòa bình Đức Carl Von Ossietzky bị giam ở một trại tập trung của Đức Quốc xã và đã không thể nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 1936. Ông qua đời hai năm sau đó.
Lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi cũng bị quản thúc tại gia khi đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 và không thể trực tiếp nhận giải cho đến năm 2012.
Trong khi đó, nhiều giải thưởng không được trao do người đoạt giải từ chối nhận. Nhà triết học Pháp Jean-Paul Sartre đã từ chối giải thưởng văn học vào năm 1964.
Năm 1973, đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình để ghi nhận những nỗ lực của họ trong việc đàm phán ký kết Hiệp định Paris năm 1973, theo đó Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải.
Vào những năm 1930, ba nhà khoa học Đức được trao giải Nobel là Richard Kuhn, và Adolf Butenandt trong lĩnh vực hóa học, và Gerhard Domagt trong ngành y. Tuy nhiên, Hitler cấm bất kỳ người Đức nào được nhận giải. Ba nhà khoa học trên phải nhận giải Nobel sau khi chiến tranh kết thúc.
Campuchia tiếp tục đóng cửa các trường học để ngăn chặn dịch Covid-19 Các công tố viên Thụy Điển sẽ đưa ra kết luận về cuộc điều tra vụ Thủ tướng Olof Palme bị ám sát năm 1986 vào ngày 10/6. 34 năm sau khi Thủ tướng Olof Palme qua đời, người Thụy Điển đều hy vọng cảnh sát cuối cùng có thể tìm ra kẻ đã ám sát ông khi ông đang đi bộ từ...