Vụ phường tự ý “cắt xén” tiền hỗ trợ thiên tai ở Quảng Bình: Trả lại tiền, xin lỗi dân
Theo thống kê, có 36 hộ dân bị cán bộ 1 phường ở Quảng Bình “cắt xén” 5% mỗi hộ, với tổng số tiền 14,6 triệu đồng.
Người dân đã nhận lại toàn bộ số tiền này sau phản ánh của Báo Người Lao Động.
Sáng 15-10, ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình – cho biết địa phương này đã hoàn tất việc trả lại số tiền 14,6 triệu đồng cho 36 hộ dân mà cán bộ phường tự ý “cắt xén”, gây bất bình dư luận mấy ngày qua.
Trụ sở UBND phường Quảng Phúc
Theo ông Thành, từ khi Báo Người Lao Động phản ánh, UBND phường Quảng Phúc đã lập tổ kiểm tra tiến hành họp để xác minh, xử lý vụ việc.
Kết quả kiểm tra cho thấy cán bộ phường Quảng Phúc đã tự ý trích lại 5% tiền hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh của 37 hộ dân nuôi trồng thủy sản được UBND tỉnh Quảng Bình cấp kinh phí.
Video đang HOT
Riêng hộ ông Trần Văn Ý được hỗ trợ 5,4 triệu đồng nhưng khi đến nhận tiền thì bị cán bộ “ém” lại, vì lý do chưa nộp thuế đất. Ông Thành cho biết hiện đã chi trả đầy đủ cho hộ ông Ý. Đến nay, 37 hộ dân đã nhận đầy đủ toàn bộ số tiền.
“Đây là bài học “xương máu” cho anh em, có sai thì phải sửa. Sau sự việc xảy ra, phường đã chỉ đạo trả lại toàn bộ số tiền và xin lỗi người dân. Rất cảm ơn Báo Người Lao Động đã phản ánh kịp thời để địa phương biết nhằm chấn chỉnh” – ông Thành khẳng định.
Các hộ dân đã nhận lại số tiền bị phường “bớt xén”
Trước đó, Báo Người Lao Động liên tục phản ánh trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10-2020 khiến toàn bộ tôm, cá của hàng chục hộ dân ở thị xã Ba Đồn bị mất trắng, gây thiệt hại lớn. Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp kinh phí nhằm hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai, dịch bệnh và sớm ổn định sản xuất.
Riêng đợt 1, phường Quảng Phúc được cấp tổng cộng hơn 291 triệu đồng để hỗ trợ 37 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt bị thiệt hại, với mức 6 triệu đồng/ha.
Ngày 24-9-2022, UBND phường Quảng Phúc tổ chức cấp phát, chi trả 85% tiền hỗ trợ cho 37 hộ. Thế nhưng, ngay trong buổi chi trả tiền, các cán bộ phường này sau khi “phổ biến chủ trương” thì đã tự ý “trích” lại 5% số tiền mà người dân lẽ ra được nhận, vì lý do “làm giấy tờ, chi phí cho anh em…”.
Trong danh sách 37 hộ này, người cao nhất được hỗ trợ hơn 19 triệu đồng, người thấp nhất hơn 1 triệu đồng. Theo phản ánh, những hộ dân khi ký nhận tiền hỗ trợ thì cán bộ phường buộc họ phải ký “nhận đủ” mới được phát tiền. Nhiều người dù không muốn phải ký tên để lấy tiền buộc phải ký, thực tế họ đã bị cắt xén lại 5%.
Không phải đợi đến bây giờ, người dân nghèo mới bức xúc phanh phui chuyện “xà xẻo” tiền hỗ trợ, tiền đền bù mỗi khi gặp khó khăn. Tại Quảng Bình, trong vài năm trở lại đây, Báo Người Lao Động liên tục phản ánh các vụ cán bộ xã, phường đã “ăn chặn”, “xà xẻo” các khoản đền bù, hỗ trợ, cứu trợ… của người dân.
Điển hình là vụ “đoàn cứu trợ vừa ra khỏi nhà dân, thôn thu lại tiền” xảy ra ở xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn vào tháng 10-2016; vụ nhiều hộ dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch bị ép nộp 30-40% tiền bồi thường để đóng góp xây dựng nông thôn mới. Vào tháng 8-2021, cán bộ phường Hải Thành, TP Đồng Hới cũng đã tự ý thu “lệ phí” hỗ trợ COVID-19…
Tại sao tình trạng này vẫn không dứt mà có chiều hướng tăng? Đó là do cách xử lý nửa vời, “đánh bùn sang ao” của một số địa phương. Chính quyền địa phương cho rằng số tiền cũng không đáng kể và họ đã khắc phục rồi nên cảnh cáo rút kinh nghiệm là vừa… Sau đó, nhiều vụ việc tương tự vẫn tiếp diễn.
Quảng Bình: Lan toả ý nghĩa 'Hành trình đỏ Kết nối dòng máu Việt'
Ngày 25/6, tại Trung tâm Văn hoá thị xã Ba Đồn, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ VIII, năm 2022.
Ông Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Bình trao tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện. Ảnh: TTXVN phát
Phát biểu tại chương trình, ông Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: Máu và các sản phẩm của máu đóng vai trò rất quan trọng trong cấp cứu và điều trị. Việc hiến máu không chỉ đem lại sự sống cho người bệnh mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho chính người tham gia hiến máu. Những đơn vị máu an toàn từ người hiến máu tình nguyện là món quà vô giá tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân đang cấp cứu, điều trị các bệnh về máu và hơn hết đó là sự kết nối những con người Việt Nam biết yêu thương, sẻ chia.
Để đảm bảo cho công tác vận động hiến máu tình nguyện trong toàn tỉnh ngày càng phát triển bền vững, phục vụ kịp thời công tác cấp cứu và điều trị người bệnh, ông Trần Hải Châu yêu cầu: các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận hưởng ứng cao trong nhân dân về công tác hiến máu cứu người, đặc biệt là ở các địa bàn khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, người lao động trong các doanh nghiệp... Đồng thời tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; chăm sóc, tư vấn trước, trong và sau cho người tham gia hiến máu. Các đơn vị, địa phương liên quan cần chú trọng từng khâu trong tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với đơn vị tiếp nhận máu, tổ chức tốt các điểm hiến máu.... Ngoài ra, các đơn vị cần kịp thời sơ, tổng kết, khen thưởng, tôn vinh những đơn vị, cá nhân điển hình trong thực hiện vận động và hiến máu tình nguyện.
Hưởng ứng chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ VIII, năm 2022, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa như: diễu hành cổ động; dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ thị xã Ba Đồn; khai mạc chương trình với chủ đề "Quảng Bình - Nghĩa tình trong giọt máu", tuyên dương cá nhân hiến máu tiêu biểu và tổ chức ngày hội hiến máu "Trao giọt máu hồng - Ươm mầm sự sống"...
Chương trình được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người, từ đó nâng cao trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý quan tâm hơn nữa công tác hiến máu tình nguyện; vận động, kêu gọi các tầng lớp nhân dân hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị trong dịp hè 2022. Chương trình "Hành trình đỏ" còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu thương cộng đồng, biết sống vì mọi người, ra sức cống hiến sức trẻ của mình cho xã hội, luôn sẵn sàng cống hiến và biết sẻ chia.
Chương trình được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người; thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng phát triển sâu rộng. Ảnh: TTXVN phát
Tại chương trình, 3 cá nhân có thành tích hiến máu 15 lần đã được trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Quảng Bình tặng giấy khen cho 21 cá nhân có thành thích hiến máu 10 lần.
Dịp này, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình cũng trao tặng 20 suất quà (mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng) cho các bệnh nhân bị bệnh về máu.
Chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" năm 2022 đã thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia và đăng ký hiến máu tình nguyện trong Ngày hội hiến máu "Trao giọt máu hồng - ươm mầm sự sống" tại 2 điểm: Trung tâm sự kiện thị xã Ba Đồn và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới. Kết quả, Ban Tổ chức tiếp nhận được gần 790 đơn vị máu do người dân hiến tặng.
Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, phong trào hiến máu tình nguyện trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã phát triển bền vững, người tham gia hiến máu năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận được trên 5.420 đơn vị máu, đạt 55% so với chỉ tiêu cả năm. Đặc biệt, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, những hoạt động hiến máu tập trung phải tạm hoãn, nhưng với trách nhiệm đối với cộng đồng và cuộc sống của người bệnh, các hoạt động hiến máu an toàn với quy mô phù hợp diễn ra thường xuyên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới, tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã góp phần khắc phục và hạn chế tình trạng thiếu máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị trong thời điểm phòng, chống dịch bệnh tại các bệnh viện trong toàn tỉnh.
Tuyên truyền, thay đổi nhận thức tham gia BHXH tự nguyện tại vùng công giáo Dù cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng Quảng Bình là một trong những địa phương có tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cao hơn bình quân chung của cả nước. Chúng tôi về giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình vào dịp hè nắng gắt. Những cán...