Vụ phun thuốc diệt cỏ, diệt cả… lúa ở Cà Mau: Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xác minh làm rõ
Liên quan đến vụ phun thuốc diệt cỏ diệt luôn cả lúa mà Dân Việt đã thông tin, ngày 1/9, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc đề nghị xác minh xử lý thông tin báo chí phản ánh.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, từ ngày 25-28/8 có một số báo điện tử, trong đó có Dân Việt có đăng nội dung liên quan đến việc thuốc diệt cỏ làm chết lúa tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ thông tin báo đăng, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 4/9.
Nông dân cho rằng cây lúa không phát triển dù đã đã bón phân dưỡng sau khi sử dụng thuốc diệt cỏ Whip’s 7.5EW. Ảnh: Chúc Ly.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, TP.Cà Mau tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, thuốc thú ý thủy sản và thức ăn chăn nuôi, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
Trước đó, nhiều hộ dân ở xã Khánh Hải đã có đơn gửi cơ quan chức năng, liên quan đến việc, khi nông dân mua thuốc về để phun trừ cỏ nhưng làm chết cả lúa. Số thuốc này, được các nông dân mua của đại lý và do Công ty TNHH Bayer Việt Nam (Công ty Bayer) sản xuất.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Cảnh đại diện 6 hộ dân ở xã Khánh Hải, trình bày, các hộ dân mua thuốc Whip’s 7.5EW của Công ty Bayer tại 2 đại lý trong xã (có 3 hộ trộn với thuốc của công ty khác, do đại lý phối trộn). Sau khi sử dụng thuốc này, thì lúa của các hộ dân chết rất nhiều.
Trước tình trạng này, các hộ đã có đơn gửi UBND xã Khánh Hải. Tiếp đó, UBND đã cử người xuống dân để xác minh vụ việc.
Nông dân mong muốn được đền bù thỏa đáng khi sử dụng thuốc diệt cỏ gây chết lúa. Ảnh: Chúc Ly.
Theo báo cáo kết quả xác minh của UBND xã Khánh Hải, sau khi kiểm tra quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật các hộ đều sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của đại lý (có 1 hộ tăng liều). Tình trạng lúa khi kiểm tra những chỗ lúa bám thuốc đã xuống ủ và chết lõm. Những cây lúa còn sống không phát triển so với những cây lúa không bám thuốc.
Tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng là gần 10ha, mức độ thiệt hại từ 30-80%. Hiện nay các trà lúa đã được dân dặm lại và bón phân.
Sau 2 lần thỏa thuận, giữa công ty và nông dân không đi đến thống nhất. Phía công ty chỉ chấp nhận hỗ trợ thuốc dưỡng cho nông dân. Trong khi đó các hộ dân tiếp tục đề nghị, phía công ty và hai đại lý cần có bồi thường thỏa đáng cho các hộ dân có lúa bị thiệt hại.
Ngày 27/8, trao đổi với phóng viên, ông Võ Minh Quân – Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, cho biết, cơ quan chuyên môn sẽ thành lập tổ để đi xác minh, làm rõ nội dung theo đơn yêu cầu của người dân. Đồng thời, xuống cơ sở bán thuốc để tiến hành lấy mẫu theo quy trình, nhằm kiểm tra thành phần và hàm lượng của mẫu thuốc.
Cũng theo ông Quân, việc lấy mẫu thuốc đảm bảo lấy đúng mẫu theo ngày sản xuất, lô thuốc mà người dân đã mua tại cơ sở bán trước đó để phun lên lúa. Và thông thường, kết quả kiểm định chất lượng thuốc sẽ có trong thời gian từ 10-15 ngày.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Cà Mau: Phun thuốc diệt cỏ, diệt cả... lúa, nông dân yêu cầu công ty bán thuốc bồi thường Ngày 25/8, nhiều hộ dân ở xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã có đơn yêu cầu gửi cơ quan chức năng, liên quan đến việc, khi nông dân mua thuốc về để phun trừ cỏ, nhưng làm chết cả lúa. Số thuốc này, được các nông dân mua của đại lý và Công ty TNHH Bayer Việt Nam...