Vụ phóng viên Mỹ bị Nga bắt: Tờ WSJ phủ nhận cáo buộc, ‘tìm cách trả tự do lập tức’ cho nhân viên
Tờ báo Mỹ Wall Street Journal cho biết họ “kịch liệt phủ nhận các cáo buộc từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và tìm cách trả tự do ngay lập tức cho phóng viên đáng tin cậy và tận tụy” Evan Gershkovich
Phóng viên tờ Wall Street Journal, Evan Gershkovich. Ảnh: Wall Street Journal
Ngày 30/3, Cơ quan An ninh Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal (WSJ). Tuyên bố của FSB cho biết người này bị buộc tội tìm cách thu thập thông tin tình báo tại một nhà máy quốc phòng, do đó vi phạm luật của Nga về bí mật nhà nước.
Thông báo của FSB không cung cấp bằng chứng hoặc chi tiết về thời điểm Gershkovich bị bắt. Phóng viên này sau đó bị đưa đến tòa án Lefortovo ở Moskva, và theo hãng tin Interfax, tòa án đã ra lệnh giam giữ Gershkovich cho đến ngày 29/5. Nếu bị kết tội, Gershkovich có thể phải ngồi tù tới 20 năm.
Theo cáo buộc của FSB, Gershkovich đã hành động vì lợi ích của chính phủ Mỹ khi tìm cách lấy thông tin mật. Nghi phạm này bị bắt trong khi tìm cách nhận thông tin tình báo.
Phóng viên Evan Gershkovich chuyên đưa tin tức từ Nga, Ukraine và các khu vực khác của Liên Xô cũ cho tờ WSJ. Gershkovich là một công dân Mỹ đã được Bộ Ngoại giao Nga cấp giấy tờ hoạt động trong lĩnh vực báo chí để làm việc tại Nga.
Video đang HOT
Điện Kremlin hiện không bình luận khi được hỏi liệu vụ bắt giữ Gershkovich có phải là một động thái “ăn miếng trả miếng” sau vụ bắt giữ tuần trước đối với ông Serge Vladimirovich Cherkasov ở Mỹ, người bị cáo buộc là gián điệp của Nga, hay không.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này của CNN trong cuộc họp báo hàng ngày vào 30/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói rằng: “Tôi không có thông tin như vậy. Tôi không có gì để nói về chủ đề này”.
“Đây là đặc quyền của FSB. Họ đã đưa ra một tuyên bố. Chúng tôi không có gì để bổ sung. Điều duy nhất tôi có thể nói thêm, theo những gì chúng tôi biết, thì ông ấy đã bị bắt quả tang”, ông Peskov nói.
Khi được CNN yêu cầu làm rõ điều đó có nghĩa là gì liên quan đến một nhà báo bị buộc tội gián điệp, Người phát ngôn Peskov trả lời: “Không, tôi không thể làm rõ. Tôi không có các chi tiết. Một lần nữa, đây là đặc quyền của các cơ quan đặc biệt đang chiến đấu với gián điệp.”
Trong khi đó, trong một tuyên bố, Wall Street Journal cho biết họ “kịch liệt phủ nhận các cáo buộc từ FSB và tìm cách trả tự do ngay lập tức cho phóng viên đáng tin cậy và tận tụy của chúng tôi, Evan Gershkovich. Chúng tôi đoàn kết với Evan và gia đình anh ấy.”
Về phía Bộ Ngoại giao Nga, Người phát ngôn của Maria Zakharova cho biết công việc của phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal tại Yekaterinburg, Nga “không liên quan gì đến báo chí.”
“Đáng tiếc, đây không phải là lần đầu tiên quy chế ‘phóng viên nước ngoài’, với thị thực báo chí và chứng nhận được hoạt động ở nước ta được dùng để che đậy các hoạt động không liên quan đến báo chí. Đây không phải là người phương Tây nổi tiếng đầu tiên bị ‘bắt quả tang’, bà Zakharova đăng trên Telegram.
Chính phủ Mỹ hiện chưa có bình luận chính thức về vụ việc.
Gershkovich, 31 tuổi, nói tiếng Nga, có bố mẹ sống ở Mỹ nhưng là người gốc Liên Xô cũ. Anh trước đây là phóng viên của hãng tin AFP (Pháp), Moscow Times và là cố vấn tin tức của New York Times, theo thông tin về phóng viên này trên trang web của tờ Wall Street Journal.
Bài báo gần đây nhất của Gershkovich, được xuất bản vào đầu tuần này, viết về nền kinh tế Nga.
Theo đài CNN, Evan Gershkovich là nhà báo Mỹ đầu tiên bị Nga buộc tội làm gián điệp kể từ thời Chiến tranh Lạnh, sau vụ việc tương tự vào năm 1986, khi nhà báo Nick Daniloff bị bắt giữ.
Daniloff bị bắt khi đang gần kết thúc nhiệm vụ làm việc cho tờ US News and World Report vào năm 1986. Anh ta bị giam nhiều tuần trước khi chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan đàm phán trả tự do cho phóng viên này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi được trả tự do vào năm 1986, Daniloff gọi đó là một “tình huống rất phức tạp”, nhấn mạnh rằng nếu không có “sự quan tâm sâu sắc và cá nhân” của Tổng thống Reagan thì ông có thể đã bị cầm tù lâu hơn nữa.
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang lên kế hoạch ngăn chặn hoặc hạn chế việc khoan dầu ở Alaska và Bắc Băng Dương.
Hãng AP dẫn các nguồn thạo tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Biden cho tới đầu tuần này vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có phê duyệt dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska hay không.
Kế hoạch của nhà chức trách Mỹ sẽ bao gồm 2 phần. Giai đoạn đầu, chính phủ Mỹ sẽ cấm khoan trên diện tích 3 triệu mẫu Anh ở Bắc Băng Dương, đóng cửa phần còn lại của vùng biển liên bang không cho phép thăm dò dầu khí. Giai đoạn tiếp theo, chính phủ Mỹ sẽ ban hành các quy tắc mới cho hơn 13 triệu mẫu Anh trong Khu Dự trữ Dầu khí Quốc gia Alaska.
Dự án Willow của ConocoPhillips nhận được sự hỗ trợ từ ngành dầu khí và nhiều quan chức Mỹ, với mong muốn tạo thêm việc làm cho người dân. Tuy nhiên, những người mong muốn nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch lại phản đối dự án này.
Mỹ sẽ nới lỏng quy định về xét nghiệm COVID-19 đối với du khách từ Trung Quốc Ngày 7/3, hãng Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với khách du lịch từ Trung Quốc từ ngày 10/3 tới. Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc gia Reagan Washington ở Arlington, Virginia, Mỹ, ngày 22/4/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Quyết định trên được...