Vụ phóng hỏa ở Phú Đô: Bệnh nhi 2 tuổi bị thương nặng
Trong 8 bệnh nhân vào BVĐK Hồng Ngọc khám, cấp cứu liên quan vụ cháy ở Phú Đô ( Hà Nội) có 4 trường hợp phải chuyển viện Bỏng, trong đó có 1 bệnh nhi 2 tuổi bị bỏng nặng.
Liên quan đến vụ cháy ở Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội khiến 1 người tử vong va nhiều người bị thương tối 31/3, thông tin với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 1/4, đại diện kíp cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội) cho hay, tối qua, Phòng Cấp cứu của viện này tiếp nhận 8 bệnh nhân. Họ được đưa đến viện lẻ tẻ.
Cụ thể, bệnh nhân đầu tiên đến viện khoảng hơn 20h tối 31/3. Nam thanh niên hơn 20 tuổi tự di chuyển tới viện trong tình trạng diện tích bỏng khá rộng, lớp biểu bì bị trợt nhiều. Tất cả các vùng da hở đều bị thương, chủ yếu ở hai tay, hai chân. Đặc biệt bệnh nhân rất đau, kíp cấp cứu nhanh chóng tiêm giảm đau liều cao, bù dịch cho nam thanh niên này.
” Về y học, bệnh nhân bị bỏng có 2 vấn đề đáng sợ ban đầu là sốc do đau và sốc do mất dịch do vùng da bị tổn thương, các huyết tương giàu điện giải bị mất” – BS Lê Đình Thái, người trực tiếp sơ cấp cứu cho các bệnh nhân, cho hay.
1 nạn nhân tử vong trong đám cháy tại phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tối 31/3. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
10 phút sau, có hai bé được đưa vào là bệnh nhi 4 tuổi và 2 tuổi cùng một nữ bệnh nhân. Trong đó bệnh nhi 4 tuổi và mẹ mức độ bỏng không nhiều, chỉ ngộ độc nhẹ CO2, nhưng bé 24 tháng bỏng nặng, trên 50%, da bị trợt đỏ. Bệnh nhân được truyền dịch, giảm đau ngay.
4 bệnh nhân này được sơ cứu ban đầu ổn định, xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chuyển ngay sang Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Với 4 bệnh nhân còn lại, do diện tích vùng bỏng nhỏ, ít ngạt khí, được sơ cứu và cho về nhà ngay trong đêm.
Riêng có một bệnh nhân là người cao tuổi, bị bệnh nền (tăng huyết áp, tiểu đường) dù diện tích bỏng không đáng kể (dưới 5%) nhưng do trải qua một biến cố đột ngột khiến gắng sức của cơ tim nhiều lên nên khó thở, mệt. Các bác sĩ đã xử trí cơ bản, sáng nay bệnh nhân tiếp tục khám chức năng tim mạch.
Hiện không còn bệnh nhân nào cấp cứu vì bỏng còn ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/4, cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bước đầu xác định được nguyên nhân vụ cháy khu nhà trọ ở phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm là do một nữ nghi phạm châm lửa tự đốt.
Theo đó, trích xuất từ camera an ninh tại hiện trường sân nhà số 4, ngõ 60 đường Phú Đô, phường Phú Đô, vào thời điểm 19h ngày 31/3 xuất hiện một nữ nghi phạm mặc quần áo chống nắng đi từ góc sân ra đứng cạnh khoảng 5 chiếc xe máy liên tục châm lửa.
Sau khoảng 3-4 lần châm lửa, đám cháy bùng lên từ một chiếc xe máy rồi lan ra nhiều chiếc bên cạnh, nghi phạm cũng bỏ chạy khỏi hiện trường. Khu vực cháy tại nơi để xe ở tầng 1 thuộc nhà 5 tầng, 1 tum, kết cấu bê tông, cốt thép, diện tích mặt sàn khoảng 170 m2.
Đám cháy được dập tắt sau ít lâu nhưng đã khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện cấp cứu (trong đó có 4 trẻ em) và hướng dẫn cho 7 người khác thoát nạn an toàn.
Trẻ sơ sinh nguy kịch do sưởi than và lể đẹn
Một bệnh nhi 16 ngày tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do gia đình sưởi than củi và lể đẹn cho trẻ.
Ngày 26.3, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhi T.M.H (16 ngày tuổi, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng bú kém, ho nhiều, khó thở, tím tái, li bì, trên da có nhiều mảng bầm tím, vết kim chích trên vùng ngực, bụng, cổ, lưng.
Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp, viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm trùng máu.
Bé H. đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh CTV
Người nhà bé H. cho biết, sau khi sinh, bé hoàn toàn khỏe mạnh. Sau xuất viện về nhà, do trời lạnh nên gia đình đã cho cả mẹ và bé sưởi than theo cách thức chăm sóc dân gian. Sau 3 ngày, trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, khó thở, bú ít, quấy khóc liên tục.
Người nhà cho rằng trẻ bị mắc đẹn (nấm lưỡi, tưa lưỡi, tưa miệng) nên đã mời thầy lang đến lể đẹn cho bé. Tuy nhiên, tình trạng quấy khóc ở trẻ vẫn không thuyên giảm, trẻ quấy khóc nhiều hơn, có dấu hiệu tím tái, mệt lả, bỏ bú nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, sau khi được điều trị bằng kháng sinh, đặt ống nội khí quản và thở máy, sức khỏe của bé đã tiến triển.
Bác sĩ Trương Lệ Thi, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, khuyến cáo khi trời lạnh, không nên để trẻ sưởi than do da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương. Khí CO khi đốt than có thể gây ngạt nếu nằm trong phòng kín, gây tổn thương cho hệ hô hấp non yếu ở trẻ.
Bác sĩ Thi cũng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm, nhiễm trùng từ những vết lể đẹn. Nguyên nhân do gia đình lo lắng khi thấy con mình khóc nhiều và nghi do đẹn ở lưỡi hay vặn mình ngủ không ngon giấc vì lông đẹn nên đã lể đẹn theo quan niệm dân gian.
Tuy nhiên, lể đẹn cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh không được y học hiện đại ủng hộ và không có bằng chứng khoa học. Việc tự ý lể đẹn làm trẻ đau hoặc gây nhiễm trùng ngoài da, nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn máu. Chuyện bé khóc đêm, vặn mình khó chịu rất có thể do sức khỏe có vấn đề, cần đưa trẻ đi thăm khám.
Đắp tỏi điều trị Covid-19, bé 2 tháng tuổi nguy kịch Thấy trẻ mắc Covid-19 bị sốt cao không hạ, gia đình lấy đắp tỏi vùng bụng và đắp lá vùng thóp. Bé chỉ được đưa đến viện khi có cơn co giật kéo dài, người tím tái, vùng bụng bỏng độ 1. Bệnh nhi 2 tháng tuổi vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu trong tình trạng sốt cao...