Vụ Philippines kiện Trung Quốc và đòn “đ.ánh chặn” từ Washington

Theo dõi VGT trên

Một tuần trước hạn chót 15/12/2014 phải đệ trình lên Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bản phản biện liên quan vụ kiện do Philippines khởi xướng, Trung Quốc (07/12) ra tuyên bố tái khước từ vụ kiện và khẳng định Tòa không có thẩm quyền thụ lý. Bối cảnh động thái này càng đáng chú ý hơn khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 05/12/2014 công bố một báo cáo nghiên cứu được đ.ánh giá là hậu thuẫn đắc lực cho các kiến nghị pháp lý của đồng minh Philippines

Đ.ánh lạc hướng dư luận, Trung Quốc mưu toan thay đổi luật pháp quốc tế

Mặc dù mang nội dung phản biện nhưng hình thức đưa ra quan điểm của Trung Quốc là một tuyên bố lập trường (position’s paper) chứ không phải là bản phản biện (counter memorial) theo yêu cầu trong phán quyết số 2 vào tháng 6/2014 của Tòa.

Như thế, Bắc Kinh trước hết muốn phủ nhận đang tồn tại một thủ tục tố tụng liên quan đến mình, và quan trọng hơn, muốn tạo ra “kênh riêng” để tự do diễn giải một số chủ đề pháp lý theo ý mình.

Tuyên bố phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc gồm 6 phần, 93 điểm, dài tương đương hơn 27 trang A4 với những diễn giải khá lạ lẫm, nhưng tựu trung gồm các lập luận chính:

Một, các kiến nghị pháp lý của Philippines có mối quan hệ bản chất với và nhất thiết dẫn đến việc xác định chủ quyền đối với các thực thể địa chất biển và việc phân định biển, nên Tòa không có thẩm quyền xem xét theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Hai, vì Philippines và Trung Quốc chưa hề đàm phán, thương lượng (negotiation) về tranh chấp trên biển, nên việc Manila khởi kiện đã vi phạm quy định của UNCLOS về việc chỉ được khởi kiện khi thương lượng thất bại và vi phạm cam kết trong Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) về việc giải quyết tranh chấp qua thương lượng.

Theo tinh thần của UNCLOS, một quốc gia không được sử dụng cơ chế trọng tài bắt buộc (compulsory arbitral) khi chưa sử dụng các cơ chế trọng tài khác, nên vụ kiện của Philippines càng thiếu cơ sở.

Ba, theo quy định của UNCLOS, Trung Quốc được miễn ràng buộc với vụ kiện do có Tuyên bố bảo lưu năm 2006.

Vụ Philippines kiện Trung Quốc và đòn đ.ánh chặn từ Washington - Hình 1

Lập luận “Một,… ” ở trên là xương sống cho toàn bộ tuyên bố lập trường của Trung Quốc. Nước này sẽ có lý nếu kiến nghị của Philippines ít nhiều dẫn đến việc Tòa cần phải xác định một trong hai hoặc cả hai yêu tố là chủ quyền đối với các thực thể địa chất và đường ranh giới giữa các quốc gia trên biển.

Việc Philippines khởi kiện cũng sẽ là sai luật nếu trên thực tế đàm phán Trung Quốc – Philippines về tranh chấp trên biển chưa được xúc tiến hoặc đang diễn ra mà không gặp bế tắc.

Chính vì thế trong tuyên bố lập trường, Trung Quốc bằng nhiều lý lẽ đã cố gắng phân tích, diễn giải rồi kết luận bản chất những kiến nghị của Philippines là vấn đề chủ quyền; đồng thời “chứng minh” những giao thiệp ngoại giao về tranh chấp biển giữa hai nước trong 20 năm qua không phải là “đàm phán”, “thương lượng”.

Nhưng chủ quyền cũng chính là khía cạnh mà Philippines rất lưu ý trong hồ sơ khởi kiện.

Ngay trong phần đầu của Tuyên bố khởi kiện, Manila khẳng định không chút mập mờ về việc kiến nghị Tòa đưa ra phán quyết cho 3 nội dung: (1) “Đường chín đoạn” của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS; (2) Quy chế pháp lý của các thực thể địa chất biển; (3) Philppines được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. [Điểm I.6.]

Video đang HOT

Cẩn thận hơn, Manila khẳng định thêm rằng nước này không kiến nghị Tòa xác định chủ quyền đối với các đảo và các đường biên giới biển [Điểm I.7].

Bên cạnh đó, Tuyên bố khởi kiện của Philippines dành dung lượng từ Đoạn 25 đến Đoạn 30 để liệt kê và chứng minh các hoạt động đàm phán, thương lượng (thất bại) với Trung Quốc ít nhất từ năm 1995.

Điểm mấu chốt trong chiến thuật của Trung Quốc là quy kết “động cơ” của Philippines, đ.ánh lạc hướng dư luận quốc tế, mà nếu được hưởng ứng, nó không chỉ mang lại lợi thế tuyên truyền cho Bắc Kinh mà còn có ý nghĩa là các quy định pháp lý được thừa nhận rộng rãi hiện nay đã bị hướng lái sang nội dung khác.

“Đòn đ.ánh chặn” bất ngờ từ Washington

Khi Mỹ nhiều luần tuyên bố ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc, ít ai nghi ngờ Washington sẽ tư vấn pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin tình báo… một cách kín kẽ cho đồng minh, nhưng cũng ít người có thể hình dung ra việc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố báo cáo “Ranh giới trên biển/Số 143/Trung Quốc: Các yêu sách biển trên Biển Đông” hai ngày trước khi Trung Quốc ra tuyên bố lập trường.

Đây là món quà tuyệt vời của Washington dành cho Manila, bởi trong đó lần đầu tiên Chính quyền Mỹ nêu quan điểm chính thức về sự thiếu thuyết phục của “đường chín đoạn”.

Không xác định chủ quyền và phân định biển, báo cáo phân tích cặn kẽ rồi kết luận “đường chín đoạn” thiếu cơ sở khoa học dù Trung Quốc sẽ diễn giải nó là đường tuyên bố về chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông và các vùng nước chúng được hưởng, đường biên giới quốc gia hay ranh giới vùng nước lịch sử.

Kết luận trên như một “đòn đ.ánh chặn” nhằm vào Trung Quốc, bởi nó hiển hiện một thông điệp không chỉ với dư luận, với Bắc Kinh mà với cả các thẩm phán của Tòa: Báo cáo bác bỏ lập luận “Một,… ” của Trung Quốc nêu trên bởi nó chứng minh được “đường chín đoạn” trái với UNCLOS trong khi vẫn giữ trung lập về vấn đề chủ quyền và ranh giới biển.

Bên cạnh đó, nhiều cách diễn giải trong báo cáo đã ngầm trả lời cho các kiến nghị số (2) và (3) của Philippines ở trên: Quốc gia ven Biển Đông có quyền thụ hưởng hầu như trọn vẹn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa bởi hầu hết các cấu tạo địa chất trên biển ít có cơ sở được hưởng quy chế “đảo” theo Điều 121 UNCLOS.

Dư luận sẽ không ngạc nhiên khi báo cáo của Washington dự tính tương đối chuẩn xác các lập luận của Bắc Kinh và đưa ra được những phản bác có tính thuyết phục cao. Bởi đây không chỉ vì Philippines – đồng minh số một của Mỹ trong ASEAN, mà còn vì lợi ích quốc gia của Mỹ trên các vùng biển Châu Á.

Đã từ lâu Mỹ và Trung Quốc bất đồng về cách diễn giải và áp dụng luật pháp quốc tế về biển, trong đó có UNCLOS, dẫn đến những đối đầu đáng tiếc trên Biển Đông, như vụ va chạm giữa máy bay EP3 của Mỹ và J – 811 của Trung Quốc năm 2001, vụ đối đầu giữa tàu Impeccable của Mỹ và đội tàu Trung Quốc năm 2009 và mới đây là vụ máy bay Su – 27 bám quá sát máy bay P – 8 của Mỹ tháng 8/2014.

Giúp Philippines thắng kiện cũng là tự giúp Mỹ trong việc kiềm chế tham vọng diễn giải luật pháp quốc tế theo ý mình của Trung Quốc.

Tác động lớn nhất

Trong ít ngày tới, các thẩm phán của Tòa Trọng tài sẽ tìm hiểu các lập luận pháp lý liên quan vấn đề Biển Đông của Trung Quốc từ nhiều nguồn, mà Tuyên bố lập trường ở trên là một căn cứ quan trọng, để từ đó làm cơ sở chất vấn ngược lại Manila.

Thời gian để Philippines chuẩn bị và trả lời Tòa có thể kéo dài vài tháng. Sau đó, Tòa sẽ xem xét thẩm quyền của mình đối với vụ kiện. Nếu Tòa có thầm quyền, thời điểm Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện sớm hay muộn tùy thuộc vào tình hình thực tế, nhưng có thể muộn nhất vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Theo đ.ánh giá của Gregory B. Poling trong một bài viết trên CSIS.org ngày 09/12/2014, phán quyết cuối cùng của Tòa, nếu có, khả năng sẽ là phán quyết có tác động lớn nhất kể từ khi một Tòa được thành lập theo UNCLOS. Bởi dù nội dung ra sao, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác có tranh chấp và nhiều nước liên quan trong khu vực.

Nếu phán quyết có lợi cho Philippines, bối cảnh sau vụ kiện sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia ASEAN khác, nhất là Việt Nam, trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua một cơ chế tài phán quốc tế.

Nếu diễn biến tố tụng của vụ kiện hoặc phán quyết cuối cùng của Tòa có lợi cho Trung Quốc, đây nhất định là một chỉ dấu nổi bật cho thấy sự thay đổi trong “luật chơi” quốc tế, ít nhiều bắt nguồn từ sự nổi lên của một cường quốc vừa thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Petrotimes

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực tế nhằm cảnh báo các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Brunei không khởi kiện Bắc Kinh.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 1

Từ khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc theo đuổi mạnh mẽ chủ trương bành trướng ở Biển Đông với nguyên tắc chỉ đạo cấp dưới đi đàm phán không ai chấp nhận được: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác".

Tân Hoa Xã ngày 7/12 đăng bài phỏng vấn Từ Hoằng, Vụ trưởng Vụ Luật và hiệp ước thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc về tuyên bố chính thức của Bắc Kinh liên quan đến vụ kiện đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) Trung Quốc trưng ra ở Biển Đông do Philippines khởi xướng.

Nguyên do Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố này được Từ Hoằng lý giải là vì Philippines "đã đơn phương khởi kiện tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế", chính phủ Trung Quốc nhắc lại quan điểm không chấp nhận, không tham gia phiên tòa này "nhưng người ta nghi ngờ, thậm chí bình luận một chiều gây hiểu nhầm luật pháp quốc tế và châm chọc Trung Quốc như kẻ thách thức luật pháp và thông lệ quốc tế"?!

Về căn cứ đưa ra nhận định tòa trọng tài Liên Hợp Quốc "không có thẩm quyền xử lý tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines", Từ Hoằng nói rằng có 3 luận điểm Bắc Kinh đưa ra chứng minh điều này. Thứ nhất, bản chất vụ kiện của Philippines là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS chỉ giới hạn trong các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước và do đó không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề nằm ngoài phạm vi UNCLOS.

Thứ hai, các thỏa thuận song phương đã đạt được giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến Biển Đông theo Từ Hoằng là hai bên đã đồng ý "giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán, loại trừ tất cả các phương tiện khác". Đây là một ràng buộc và theo luật quốc tế, hai bên có trách nhiệm tương hỗ. Việc Philippines "đơn phương khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài, Manila đã vi phạm thỏa thuận giữa 2 quốc gia và vi phạm luật pháp quốc tế."

Thứ ba, các điều khoản giải quyết tranh chấp của UNCLOS: Dù nội dung Philippines khởi kiện có thể coi như một phần liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS và tạo thành một phần không thể thiếu trong phân định biển giữa Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bị loại trừ khỏi các biện pháp ràng buộc sau tuyên bố năm 2006 về việc Bắc Kinh không chịu ràng buộc bởi Điều 298 UNCLOS quy định về ứng dụng của tòa trọng tài và các thủ tục bắt buộc khác. Từ Hoằng kết luận, từ ba nội dung này có thể thấy Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển "rõ ràng không có thẩm quyền" thụ lý vụ kiện của Philippines.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 2

Những ngụy biện, lấp liếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay phát biểu của Từ Hoằng chỉ nhằm hoãn binh, kéo dài thời gian để Bắc Kinh bành trướng ngoài thực địa, xây đảo nhân tạo và dựng căn cứ quân sự bất hợp pháp ở Trường Sa.

Ở đây cần nói rõ chiêu trò ngụy biện, lập lờ đ.ánh lận con đen của Từ Hoằng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuyên bố mới nhất này. Về lý do ra tuyên bố, Từ Hoằng nói Philippines kiện "tranh chấp" với Trung Quốc ra tòa án quốc tế là một kiểu nhập nhằng đ.ánh tráo khái niệm pháp lý.

Philippines rõ ràng khởi kiện Trung Quốc giải thích và áp dụng sai UNCLOS dẫn đến xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông trong đó có Philippines, trong khi Trung Quốc là thành viên phê chuẩn UNCLOS và phải có nghĩa vụ tuân thủ. Cách đ.ánh tráo khái niệm này nhằm dẫn tới các lập luận ngụy biện phía sau, từ việc "áp dụng và giải thích sai công ước" sang "tranh chấp chủ quyền" nhằm gạt vấn đề ra khỏi phạm vi UNCLOS - PV.

Về 3 lập luận Từ Hoằng đưa ra càng cho thấy rõ hơn điều này. Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, sau khi đ.ánh tráo khái niệm từ chỗ Philippines khởi kiện Bắc Kinh áp dụng và giải thích sai UNCLOS đối với yêu sách đường lưỡi bò thành "tranh chấp chủ quyền" để gạt vấn đề ra khỏi phạm vi UNCLOS, từ đó bác bỏ tòa trọng tài.

Philippines sẽ có câu trả lời của họ, nhưng từ những phân tích của các học giả quốc tế đều có thể thấy bản chất tuyên bố của Philippines với các "vùng biển tranh chấp" ở Biển Đông là tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo (cách hiểu của Manila về) UNCLOS, bao gồm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (đang bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp).

Lập luận thứ hai sẽ phải chờ câu trả lời của Philippines rằng có hay không chuyện 2 nước "thỏa thuận chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông qua đàm phán tay đôi, loại trừ các biện pháp khác". Nhưng thực tế Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhiều lần công khai khẳng định rõ, Manila đã mất 18 năm nỗ lực đàm phán song phương với Trung Quốc nhưng không đi đến đâu trong khi Bắc Kinh cứ ngày một bành trướng, lấn tới, đe dọa và uy h.iếp họ ở Biển Đông, Philippines buộc phải khởi kiện.

Sở dĩ đàm phán tay đôi với Bắc Kinh không thể đi đến đâu vì quan điểm bành trướng không thể chấp nhận được của Trung Nam Hải, đó là đối phương phải thừa nhận "chủ quyền thuộc Trung Quốc" rồi đàm phán gì thì đàm phán.

Lập luận thứ ba đã để lộ rõ dã tâm cũng như thủ đoạn ngang ngược, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, bất chấp mọi lý lẽ của Trung Quốc. Trong khi ở phần đầu Từ Hoằng khăng khăng khẳng định như đinh đóng cột rằng Philippines kiện Trung Quốc "vấn đề chủ quyền ở Biển Đông", không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS thì trong lập luận này lại đưa ra cái "nếu".

Tức cứ cho là Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS thì Bắc Kinh đã có quyền miễn trừ, vì họ tuyên bố không tham gia các điều khoản và cơ chế bắt buộc của UNCLOS từ năm 2006. Thật là một tuyên bố xấc xược, coi trời bằng vung, dẫm đạp lên mọi nguyên tắc phổ quát của luật pháp quốc tế được thế giới thừa nhận, trong đó có cả Bắc Kinh - PV.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 3

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhiều lần khẳng định, họ đã mất 18 năm đàm phán trực tiếp với Trung Quốc mà chẳng đi đến đâu, trái lại Bắc Kinh không ngừng bành trướng và gây sức ép trên thực địa.

Tân Hoa Xã cũng phải thừa nhận rằng, có quan điểm cho rằng Philippines đã căn cứ vào UNCLOS và đó là một biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Trong khi Trung Quốc là một thành viên UNLCOS và là "nhà vô địch trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế", từ chối tham gia vụ kiện làm cho Trung Quốc trở nên khó coi, không mấy thuyết phục.

Từ Hoằng trả lời rằng Bắc Kinh đã xử lý hòa bình nhiều tranh chấp "thông qua cách riêng của mình", trong đó có 12/14 nước có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc trừ Ấn Độ và Brhutan nên "đàm phán tay đôi với Bắc Kinh hay hơn trọng tài"?!

Hơn nữa Trung Quốc có quyền đưa ra "tờ khai" danh mục loại trừ các thủ tục bắt buộc. Nếu thành viên nào của UNCLOS nói riêng và các khuôn khổ pháp lý quốc tế nói chung cũng cho mình quyền tự miễn trừ với các điều khoản bất lợi cho họ, luật pháp quốc tế bị vứt vào sọt rác - PV.

Tân Hoa Xã tiếp tục thừa nhận rằng, một trong những mối quan tâm của Philippines và dư luận quốc tế là bản chất và cơ sở pháp lý nào để Bắc Kinh đưa ra đường yêu sách lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U, đường đứt đoạn không thấy Trung Quốc nêu ra trong tuyên bố này của Bộ Ngoại giao. Từ Hoằng trả lời, chính phủ Trung Quốc công bố đường lưỡi bò năm 1948 và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi bên trong đường đứt đoạn ở Biển Đông?! Nó đã hình thành trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài căn cứ vào các sự kiện lịch sử và pháp lý?!

Một câu trả lời giả ngây giả ngô không thể chấp nhận được, cũng không thể tưởng tượng nổi khi nó được thốt ra từ miệng ông Vụ trưởng Vụ Luật và hiệp ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Có lẽ Từ Hoằng không đến nỗi dốt nát đến độ không hiểu câu hỏi của phóng viên Tân Hoa Xã và cũng là của dư luận quốc tế, nhưng chỉ vì tham vọng bành trướng lãnh thổ còn chưa từ bỏ thì không có cách nào khác ngoài cách chọn kiểu lý luận lảng tránh và thói ngụy biện cả vú lấp miệng em.

Xung quanh động thái mới này của Bắc Kinh, tờ India Times của Ấn Độ hôm nay bình luận, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực tế nhằm cảnh báo các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Brunei không khởi kiện Bắc Kinh như Philippines đã làm bởi nếu điều này xảy ra sẽ đặt Trung Quốc "vào một tình thế khó khăn.

Tờ The Wall Streets Jounal ngày 7/12 dẫn lời Peter Dutton, Giám đốc cơ quan nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ bình luận, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rõ ràng nhằm gây ảnh hưởng "hẹn giờ" đến quyết định sắp tới của Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên theo học giả này, dù sao đây cũng là một động thái tích cực khi Bắc Kinh lên tiếng về phiên tòa.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột
07:23:54 06/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024

Tin mới nhất

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha

20:54:36 07/07/2024
Theo đó, một người đàn ông 37 t.uổi đã bị bò tót húc nhưng may mắn chỉ bị chấn thương nhẹ. Những người còn lại bị xây xát và bầm tím trong quá trình chạy đua với bò tót.

Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng

20:50:53 07/07/2024
Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Hải quân EU phá hủy UAV ở Vịnh Aden

20:48:28 07/07/2024
Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ cùng các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh để bảo vệ các tàu thương mại.

Hỗn loạn tại sự kiện tôn giáo ở Sri Lanka, nhiều người bị thương

20:41:08 07/07/2024
Nhà chức trách kêu gọi người dân hạn chế gây tiếng ồn lớn trong các buổi lễ rước tôn giáo để đảm bảo voi không bị kích động đột ngột dẫn tới hoảng loạn.

Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan

20:36:06 07/07/2024
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết những lao động nhập cư thuê nhà ở cộng đồng Trok Pho sẽ được hỗ trợ. Ông cũng xác nhận rằng đường Yaowarat sẽ thông xe vào ngày 8/7.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu định cư bị UAV tấn công

18:20:42 07/07/2024
Quan chức trên cũng cho biết lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nhà chức trách đã sơ tán cư dân trong ngôi làng đến các cơ sở tạm trú và đóng cửa một đoạn đường cao tốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Hàn Quốc khẩn cấp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan

14:27:15 07/07/2024
Văn phòng thủ tướng cho biết ông Han Duck Soo đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, lệnh tạm dừng vận chuyển và phân tích dịch tễ học.

Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS

14:25:00 07/07/2024
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo khác lạ của Hoa hậu H'Hen Niê

Sao việt

22:52:38 07/07/2024
Xuất hiện tại các sự kiện, H Hen Niê không ngại biến hóa nhiều hình ảnh khác nhau để mang đến sự mới lạ cho khán giả.

Đinh Tiến Đạt tái xuất sau 10 năm vắng bóng, dân mạng phản ứng ra sao?

Tv show

22:49:00 07/07/2024
Tập 2 Anh trai vượt ngàn chông gai đ.ánh dấu màn tái xuất của Đinh Tiến Đạt sau 10 năm vắng bóng trên thị trường giải trí. Màn trình diễn của anh và đồng đội nhận phản hồi tích cực từ phía người xem.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.

Váy áo cho người hướng nội

Thời trang

20:55:50 07/07/2024
Xu hướng diện trang phục trùm kín người, che phủ từ đầu đến chân được nhà mốt Balenciaga lăng xê, các tín đồ thời trang nhiệt tình hưởng ứng, thể hiện sự phá cách trong lối ăn mặc.