Vụ ông Đinh La Thăng: Vấn đề được coi là “nút thắt” bị tòa bác thế nào?
Trong vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm vấn đề được xem là “nút thắt” gây nhiều tranh cãi, đó là việc PVN xin thoái vốn khỏi OceanBank; có đối tác muốn mua cổ phần của PVN tại OceanBank; bị cáo và luật sư cho rằng nếu việc này được giải quyết sớm PVN sẽ không mất 800 tỷ đồng.
Thẩm phán, chủ tòa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử tuyên án vụ ông Đinh La Thăng (ảnh PV).
Cho PVN thoái vốn, OceanBank cũng không có khả năng thanh toán
Tại phiên tòa vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank, ông Đinh La Thăng có câu trả lời khá “sốc” khi cho rằng việc mất vốn của PVN sau khi OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng là trách nhiệm của người ký không cho phép 2 đơn vị (một ở trong nước, một của Singapore) muốn mua cổ phần, thoái vốn. Việc mất vốn này không thuộc trách nhiệm của PVN bởi đơn vị đã báo cáo, tìm được đối tác, việc thoái vốn cũng được OceanBank đồng ý và đối tác cũng đồng ý mua với mức tối thiểu là bằng mệnh giá.
Ông Đinh La Thăng (ảnh TTXVN).
Trong bản án tuyên phạt ông Đinh La Thăng và đồng phạm, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết:
Ngày 7.5.2014, PVN có công văn số 2957 xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn tại OceanBank (trước thời điểm OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng), ngày 12.6.2014, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4327 đồng ý cho PVN thoái vốn, nhưng đến ngày 25.6.2014, Văn phòng Chính phủ lại có công văn yêu cầu PVN dừng việc thoái vốn.
Theo Hội đồng xét xử, giả sử Chính phủ có đồng ý cho PVN thoái vốn thì OceanBank cũng không có khả năng thanh toán vì đến thời điểm 31.3.2012, OceanBank đã thua lỗ vốn lũy kế hàng năm mất khả năng thanh khoản. Đến 31.3.2014 đã âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
“Giả sử nếu PVN được thoái vốn cũng là chuyển thiệt hại sang doanh nghiệp khác. Do đó Hội đồng xét xử không chấp nhận luận cứ của các luật sư và bị cáo Đinh La Thăng”, thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết.
Báo cáo tài chính ảo?
Trong vụ án này, ông Thăng nhiều lần nói ngày 14.3.2011, Hội đồng thành viên PVN ban hành nghị quyết số 621 thông qua nội dung biên bản số 601, ngày 11.3.2011 về công tác đổi mới và tái cấu trúc Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) năm 2011. Trong đó giao tổng giám đốc PVN chỉ đạo thực hiện chuyển nhượng cổ phần của PVN từ OceanBank cho PVFC. Như vậy Hội đồng thành viên đã có chỉ đạo tổng giám đốc phải thực hiện việc thoái vốn tại OceanBank từ năm 2011 (đến năm 2015, OceanBank mới bị mua 0 đồng)
Video đang HOT
Về việc này Hội đồng xét xử cho rằng, việc thoái vốn PVN tại OceanBank phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép, phải thực hiện có lộ trình và theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết ngày 14.3.2011, của Hội đồng thành viên PVN về công tác đổi mới doanh nghiệp và tái cấu trúc PVFC, tuy nhiên đơn vị này là công ty con của PVN không nằm trong lộ trình thoái vốn của PVN tại OceanBank.
“Bị cáo Đinh La Thăng và các luật sư bào chữa còn nêu có hai doanh nghiệp, một nước ngoài, một trong nước chào mua cổ phần của PVN tại OceanBank nhưng bị cáo Đinh La Thăng và các luật sư không có tài liệu, chứng cứ chứng minh”, thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu cho hay.
Một vấn đề nữa cũng gây tranh cãi khi các luật sư cho rằng việc PVN góp 800 tỷ đồng vào OceanBank không có hậu quả thiệt hại vì hàng năm PVN vẫn được chia cổ tức.
Hội đồng xét xử cho rằng: Theo kết luận thanh tra OceanBank năm 2012 của cơ quan giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dựa trên số liệu tài chính trong các năm 2009, 2010, 2011, chốt số liệu đến tháng 3.2012, thì kết quả kinh doanh số liệu thanh tra lỗ lũy kế hơn 922 tỷ đồng…
Theo số liệu thanh tra cho thấy trong các giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, OceanBank kinh doanh lỗ lũy kế dẫn tới âm vốn chủ sở hữu, số liệu trước và sau thanh tra là khoảng cách rất lớn, từ có lợi nhuận đến âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
“Điều đó cho thấy báo cáo tài chính hàng năm của OceanBank là không chính xác, phản ánh không đầy đủ và không trung thực hoạt động tài chính, đặc biệt là không phản ánh các sai phạm trong việc cấp tín dụng và huy động vốn tại OceanBank. Với chủ trương chi lãi ngoài của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm đã gây thiệt hại cho khách hàng hơn 69 tỷ đồng, thiệt hại cho các cổ đông của OceanBank là 1.576 tỷ đồng, trong đó PVN là 49 tỷ đồng. Vì vậy lợi nhuận cũng như cổ tức theo báo cáo tài chính là ảo, không đúng sự thật với hoạt động của OceanBank” bản án khẳng định.
Trong vụ án này ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt mức án 18 năm tù; bồi thường 600 tỷ đồng. Các bị cáo khác bị tuyên như sau:Bị cáo Vũ Khánh Trường – nguyên Thành viên Hội đồng thành viên của PVN: 5 năm tù.Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó tổng giám đốc PVN: 30 tháng tù.Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng – nguyên Thành viên Hội đồng thành viên của PVN: 22 tháng tù.Bị cáo Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Thành viên Hội đồng thành viên: 20 tháng cải tạo không giam giữ.Bị cáo Phan Đình Đức: 15 tháng cải tạo không giam giữ.Tất cả các bị cáo trên cùng tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh – nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán, Kiểm toán của PVN bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, 16 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tổng hợp mức hình phạt 23 năm tù.
Theo Danviet
Nhiều dự án PVC làm có nguy cơ trở thành những vụ án khác
Theo bản án sơ thẩm, ngoài dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, nhiều dự án do PVN chỉ định thầu được xác định thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Mỗi dự án như vậy có nguy cơ trở thành một vụ án, lãnh đạo PVC đang phải đối mặt với việc bị điều tra, truy tố, xét xử trong các vụ án hình sự khác.
Nhiều chuyên gia đầu ngành lâm vòng lao lý
Bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội xác định, vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
HĐXX sơ thẩm tuyên án sáng 22/1. (Ảnh: TTXVN)
Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo trong vụ án hầu hết là người những giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu đất nước, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý khai thác dầu khí - nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia và thực hiện những dự án, công trình trọng điểm của đất nước, trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, lợi dụng vị thế, tính đặc thù cũng như nhiều ưu đãi khác của Nhà nước với PVN, vì các động cơ khác nhau mà các bị cáo, đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt các hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, tạm ứng vốn, sử dụng vốn tạm ứng, gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Đối với hành vi tham ô tài sản, bản án sơ thẩm xác định, các bị cáo mà đứng đầu là bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVC, đã câu kết với nhau và với doanh nghiệp bên ngoài lập hồ sơ, quyết toán khống để chiếm đoạt số tiền rất lớn của chính PVC.
Hậu quả của vụ án là hết sức nghiêm trọng. Số tiền thiệt hại 119 tỷ và 13 tỷ đồng tham ô chưa nói hết tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án. Ngoài các thiệt hại ban đầu đã được xác định, việc làm sai trái của bị cáo đã làm tiến độ dự án chậm, đội vốn đầu tư gần chục nghìn tỷ đồng; khi có vốn tạm ứng thì sử dụng tùy tiện, trái nguyên tắc gây thất thoát lớn vốn Nhà nước.
Không những bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên của PVN bị xử lý, tổn thất đáng kể nhất là trong đó có nhiều chuyên gia, nhiều người từng là các nhà khoa học trong ngành dầu khí; nhiều người cũng vì đây mà tha hóa, biến chất như Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Theo HĐXX tòa sơ thẩm, PVC ở thời điểm chỉ định thầu trái pháp luật, ký Hợp đồng 33 khi chưa đủ các điều kiện cần thiết theo luật định, tạm ứng số tiền lớn để chi tiêu trái phép, không cho công trình, là một doanh nghiệp đang thâm hụt tài chính, đang thu lỗ và không có khả năng đảm nhận các dự án lớn. Điều này đã được cảnh báo tại các văn bản của Ban quản lý Dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 và của PVPower.
Cũng thời điểm đó, PVN chỉ định thầu xây dựng một số dự án khác như Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ, Xơ Sợi Đình Vũ..., cho đến nay đã được xác định là thất thoát thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Mỗi dự án như vậy có nguy cơ trở thành một vụ án, lãnh đạo PVC đang phải đối mặt với việc bị điều tra, truy tố, xét xử trong các vụ án hình sự khác.
Vai trò ông Thăng trong việc chỉ định thầu cho PVC
Làm rõ hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc triển khai, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC của dự án NMNĐ Thái Bình 2, bản án sơ thẩm xác định, năm 2010, do việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả dẫn đến tình hình tài chính của PVC lâm vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Ông Đinh La Thăng được xác định biết PVC gặp khó khăn lớn về tài chính và chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn quyết định lựa chọn làm tổng thầu EPC dự án NMNĐ Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu. (Ảnh: TTXVN)
Thay vì tìm các giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho PVC, PVN lại giao cho PVC gánh vác thêm các khoản đầu tư có nợ xấu và thua lỗ của 5 dự án tại PVFC với giá trị lên tới gần 800 tỷ đồng. Tính đến năm 2011, PVC đã đầu tư tài chính vào 43 đơn vị với tổng giá trị đầu tư 3.460 tỷ đồng trên 2.500 tỷ đồng vốn điều lệ, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Mặc dù biết rõ PVC đang gặp khó khăn rất lớn về tài chính và chưa có năng lực, kinh nghiệm làm tổng thầu thi công những dự án nhiệt điện lớn và theo Nghị quyết của HĐTV PVN phê duyệt phương án thành lập liên danh tổng thầu EPC dự án NMNĐ Thái Bình 2 (PVC là thành viên đứng đầu liên danh, nhà thầu nước ngoài tham gia được lựa chọn theo hình thức đấu thầu quốc tế), nhưng bị cáo Đinh La Thăng vẫn quyết định lựa chọn PVC làm tổng thầu EPC dự án NMNĐ Thái Bình 2, một công trình trọng điểm quốc gia theo hình thức chỉ định thầu.
Trong khi dự án đầu tư hiệu chỉnh chưa đươc phê duyệt, chưa có thiết kế FEED, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và một loạt các thủ tục pháp lý khác có liên quan khác, bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ đạo cấp dưới ký kết Hợp đồng EPC số 33 và Hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 với giá trị thực tạm tính là 1,2 tỷ USD.
Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có, nhất là không có Điều 14 (Giá trị hợp đồng và thanh toán), Điều kiện hợp đồng, Phụ lục 2 quy định về khoản tạm ứng...
Các Hợp đồng EPC số 33 và Hợp đồng 4194 được lập và ký chưa được HĐTV của Chủ đầu tư phê duyệt và Ban quản lý báo cáo PVN vẫn đang đàm phán, chưa đi đến thống nhất nhưng theo đề nghị của PVC, PVN đã chuyển hơn 8 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án để chuyển tạm ứng cho PVC số tiền hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng. Việc tạm ứng tiền này là làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Điều lệ tổ chức, hoạt động của PVN.
Điều tra thiệt hại do chậm tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
Theo HĐXX sơ thẩm, hậu quả của việc chỉ định thầu trái phép và tạm ứng tiền trái phép phải được tính toán tổng hợp trên nhiều khía cạnh. Hàng loạt cán bộ, chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực dầu khí, xây dựng, tài chính của PVN được đào tạo bài bản, có quá trình cống hiến đã vi phạm pháp luật, lâm vào vòng lao lý.
Do PVC không có năng lực thi công nên dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã chậm 18 tháng so với tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc chậm tiến độ đã làm đội vốn công trình hàng nghìn tỷ đồng, lãi phát sinh đối với các khoản vay trong và ngoài nước mà hiện nay Nhà nước đang phải trả.
Nhiều máy móc, thiết bị đắp chiếu đã hết thời hạn bảo hành khi nhà máy chưa vận hành. Những tổn thất này chưa thể thống kê hết trong giao đoạn điều tra và sẽ tiếp tục phát sinh sau vụ án.
Sau khi ký Hợp đồng EPC số 33 và Hợp đồng 4149, dưới áp lực của Đinh La Thăng, PVC đã tạm ứng số tiền hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng, sau đó đã dùng số tiền hơn 1,1 nghìn tỷ đồng không đúng mục đích. Khoản tiền này sau một thời gian mới được trả lại cho Ban quản lý dự án, các luật sư, bị cáo xác định không gây hậu quả.
Tuy nhiên, HĐXX nhận định, hơn 1.000 tỷ đồng của Nhà nước không thể tùy tiện mang cho PVC chi dùng trái phép. Nếu tất cả các bộ, ngành đều tùy ý sử dụng tiền và tạm ứng như vậy sẽ gây hỗn loạn cho nền kinh tế. Khoản tiền hơn 1.000 tỷ đồng phải tính thiệt hại ngay từ khi tạm ứng trái phép, còn việc trả lại chỉ là tình tiết xem xét làm giảm nhẹ chứ không phải là không có hậu quả.
Trong khi đó, PVN là chủ đầu tư, PVC là nhà thầu nhiều dự án khác đang hàng ngày phải trả lãi ngân hàng với lãi suất rất cao. Bị cáo Đinh La Thăng, HĐTV PVN biết rất rõ điều này. Vì vậy, cách tính thiệt hại như kết luận của giám định là rất có lợi cho các bị cáo.
Tại bản án, HĐXX tiếp tục kiến nghị Cơ quan điều tra làm rõ thiệt hại xảy ra do việc chậm tiến độ trong dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
"Luận" vai trò của ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ đạo ký kết Hợp đồng EPC số 33 trái quy định; bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò quyết định trong việc chỉ đạo điều hành Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ký kết Hợp đồng EPC số 33. Ông Thăng chỉ đạo ký hợp...