Vụ nước ngập tận giường: Nhiều người khốn khổ rao bán nhà nhưng… không ai hỏi mua
Hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại cụm 5 ( Tứ Liên – Tây Hồ – Hà Nội) rơi vào cảnh khổ sở đến mức muốn bán nhà đi nơi khác sinh sống vì ngập lụt, bẩn thỉu, ô nhiễm không thể chịu được.
Mắc bệnh ghẻ vì nước ngập 1 tuần không rút
Nước cống, nhà vệ sinh, rác rưởi từ kênh mương “chết” ứ đọng rồi dềnh lên chui vào từng ngõ ngách, từng gia đình khiến toàn bộ hàng trăm hộ dân, nhiều doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn cụm 5 ngõ 124 Tứ Liên bị cô lập bởi biển nước suốt 1 tuần qua .
Đường và kênh đều bị ngập trắng băng khiến không ai phân biệt được đâu là đường đâu là kênh.
Điều đáng sợ là toàn bộ khu vực bị bao vây bởi một con kênh “chết”, trước đó bốc mùi hôi thối, ô nhiễm, rác rưởi bủa vây quanh khu vực. Nay, toàn bộ nước bị ngập đã khiến cuộc sống người dân vô cùng khổ sở.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 24/8 cho thấy, hàng trăm mét đường, ngõ ngách đều bị bao vây bốn bề là nước thải. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình nước thải, nước cống còn chui vào tận giường, cực chẳng đã nhiều hộ gia đình buộc phải di tản đi nơi khác sinh sống phó mặc đồ đạc, nhà cửa, tài sản mênh mông trên “biển nước”.
Nhiều gia đình phải bỏ nhà di tản mặc kệ với nước lũ tấn công đồ đạc, tài sản.
Những hộ gia đình còn ở lại nơi này, họ chấp nhận bám trụ và hàng ngày phải “sống chung với lũ” theo đúng nghĩa đen. Trao đổi về điều này, chị Vân – một người dân bức xúc: “Toàn bộ trường mầm non dân lập Hàn Thuyên bị cô lập trong biển nước, những ngày trước nước dâng cao các cháu phải đi học bằng thuyền, phụ huynh vô cùng khổ sở. Đặc biệt, trong quá trình học sinh đến trường, đi học về cũng từng xảy ra trường hợp một số em bị ngã và gia đình cũng cực kỳ bức xúc”.
Bà Đàm Thị Hồng bị ghẻ ngứa, nổi mẩn đỏ, dị ứng vì nước thải, nước cống tấn công vào nhà.
Video đang HOT
Đặc biệt, nước thải sinh hoạt, chất thải của con người, động vật cũng như bùn đất hôi thối từ kênh mương dềnh lên trôi vào nhà khiến ai cũng sợ hãi.
Chị Vân cho biết thêm: “Đồ đạc trong nhà hỏng hết, xe máy, máy giặt, tủ lạnh phải kê lên cao nhưng cũng không ăn thua. Rồi đến việc nước từ bể ngầm cũng bị nước thải tràn vào gây ô nhiễm không thể sử dụng được”.
Phía dưới thì nước bùn đen ngòm còn phía trên thì rác trôi lập lờ.
“Để sinh hoạt, mỗi ngày chúng tôi phải di chuyển ra/vào hàng chục lượt nhưng đều phải lội qua dòng nước bẩn thỉu, ô nhiễm đến đáng sợ. Nhiều người trong khu vực cũng đã có hiện tượng bị đau mắt, sưng nhức chân tay, người nào nhẹ thì bị ngứa chân, bị ghẻ hoặc các bệnh ngoài da”, bà Đàm Thị Hồng bức xúc.
Nhiều gia đình sợ hãi vì bán nhà không ai mua
Như chúng tôi đã thông tin về việc tình trạng nước ngập cả tuần này khiến cuộc sống người dân tại cụm 5 (ngõ 124 Âu Cơ – Tứ Liên – Tây Hồ – Hà Nội), hiện tượng nước ngập kinh hoàng như trên cũng đã khiến nhiều gia đình bỏ đi nơi khác lánh nạn, một số công ty thuê nhà tại đây cũng đã di dời hoặc không thể hoạt động.
Nói về điều này, bà Hồng bức xúc: “Một số gia đình đã phải chạy đi nơi khác lánh nạn, thử hỏi ở giữa Thủ đô có nơi nào khổ như chúng tôi không. Chúng tôi cũng đã kiến nghị, đề bạt rồi nhưng đến nay nước bẩn vẫn tấn công như thế này”.
Suốt 1 tuần nay người dân Tứ Liên vẫn phải chịu cảnh khổ sở như thế này.
Cũng theo bà Hồng tại khu vực này, nhiều năm qua cư dân phải chịu cảnh hôi thối, ruồi muỗi. Thậm chí có thời điểm ăn cơm cũng phải mắc màn vì không thể chịu được ruồi muỗi quá nhiều.
Người dân nơi đây cho biết đây là lần ngập thứ 5 trong năm 2016, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Trận lụt kinh hoàng này như “giọt nước tràn ly”, nhiều gia đình đã có ý định bán nhà. Thế nhưng rao bán mãi mà chẳng ai… hỏi đến.
Trước kia phải sống với ruồi muỗi, côn trùng truyền bệnh, nay nước ngập tấn công vào tận bếp như thế này liệu có đảm bảo sức khỏe của người dân?
Trao đổi về việc hàng trăm hộ dân phải chịu cảnh khốn khổ vì nước ngập, ông Lê Văn Thủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ cho biết, hiện nay phường có 4 tổ dân phố bị ngập do dùng chung hệ thống thoát nước thải. Hệ thống này dù đã được cống hóa nhưng mới chỉ kéo dài khoảng 200 m và đi ngầm dưới nền của trường mầm non Tứ Liên. Có khả năng cống ngầm đã bị bùn đất ứ đọng quá dày khiến nước không thoát được.
Trong lúc cơ quan chức năng đang tìm cách giải quyết thì người dân vẫn chịu cảnh khổ sở như thế này.
khắc phục triệt để thì cần nạo vét, kè bê tông hoặc cống hóa toàn bộ phần hạ lưu của mương nước thải đầm cụm 5 ở phía hạ lưu thì người dân mới thoát cảnh ngập lụt.
“Việc này tốn kém hàng chục tỷ đồng nên chúng tôi vẫn đang phải chờ ý kiến từ cấp trên. Trước mắt đơn vị thi công ngõ 124 đã phối hợp Ủy ban nhân dân phường và Xí nghiệp thoát nước đào cống tạm thời. Xí nghiệp thoát nước cũng đã xây dựng kế hoạch nạo vét cống trong thời gian tới.”, ông Thủy cho hay.
Ông Bùi Ngọc Linh – phó giám đốc Xí nghiệp thoát nước số 1 (thuộc Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội) cho biết, do đơn vị thi công đường và nhiều hạng mục khác ở ngõ 124 P.Tứ Liên khiến hệ thống thoát nước ở khu vực đang bị ngập không kết nối được với hệ thống thoát nước chung. Hiện xí nghiệp đang dùng máy bơm, xe bơm để hút nước ứ đọng, đồng thời khơi thông dòng chảy ở hạ lưu mương liên phường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Theo Giáo dục và thời đại
Nước, không khí ô nhiễm đe dọa người dân Thủ đô
Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước... Năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và một ngày chất lượng không khí vào mức nguy hại.
Hầu hết nước mặt ở các hồ ao, sông đều ô nhiễm
Báo cáo Môi trường quốc gia gần đây nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn TP Hồ Chí Minh dù dân số và phương tiện cơ giới ít hơn. Năm 2013, Hà Nội có tới 237 ngày chất lượng không khí kém, 21 ngày chất lượng không khí xấu và một ngày chất lượng không khí vào mức nguy hại.
Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn TP Hồ Chí Minh
Theo ông Ngô Thái Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), giai đoạn 2011-2015, chất lượng không khí tại các khu vực dân cư, đường giao thông, làng nghề và công nghiệp có xu hướng được cải thiện, nhưng riêng chỉ tiêu benzen tại hầu hết các vị trí quan trắc không khí giao thông đều vượt tiêu chuẩn QCVN06: 2009/BTNMT và có xu hướng tăng do gia tăng phương tiện giao thông và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng).
Cụ thể, chất lượng môi trường không khí tại 8 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp ở mức từ trung bình đến tốt, đang có xu hướng được cải thiện. Tuy nhiên, tại một số khu dân cư như thị trấn Văn Điển, Yên Viên, Vĩnh Tuy, Yên Nghĩa, Ngọc Hồi, Quan Hoa... thông số quan trắc bụi tổng số (TSP), CO, SO2, NO2 đều vượt ngưỡng quy chuẩn 1,04 - 2 lần. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực giao thông, hầu hết đều vượt QCVN từ 1,3 đến 2 lần.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm không khí tại Hà Nội. Trong đó, chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động giao thông và xây dựng. Ước tính, Hà Nội có hơn 5,3 triệu phương tiện giao thông cơ giới được đăng ký, chưa kể số xe vãng lai từ các địa phương khác; nhiều xe trong số đó đã cũ, nát, không bảo đảm tiêu chuẩn phát thải. Tình trạng ùn tắc giao thông cũng làm gia tăng nguồn khí thải tại các nút giao vào giờ cao điểm. Ngoài ra, tại Hà Nội xe máy chiếm 95% số lượng phương tiện, chỉ tiêu thụ 56% xăng, nhưng lại thải ra 94% hydro cacbon (HC), 87% cacbon ôxit (CO), 57% ôxit nitơ (NO)... trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới và là nguồn chính gây ô nhiễm không khí.
Đối với tình trạng ô nhiễm nước, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng cảnh báo khá nghiêm trọng ở nước mặt ao, hồ, sông trên địa. Cụ thể tới hơn 110 ao, hồ, đa số đều ô nhiễm. Đặc biệt, một số hồ có lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, đã bị ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Với hệ thống sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu... kết quả quan trắc hằng năm đều cho thấy, nhiều thông số hóa lý (TSS), chất hữu cơ (COD, BOD), chất dinh dưỡng (amoni, nitrit, phosphat)... vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Đáng chú ý, hệ thống nước ngầm cũng đứng trước nguy cơ ô nhiễm do việc khoan khai thác quá mức nhưng không lấp giếng khi không còn sử dụng. Cùng với đó là ô nhiễm tầng nước mặt, do chôn lấp chất thải, gia súc, gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách nên đã dẫn đến tình trạng thẩm thấu xuống các tầng nước ngầm.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, hầu hết hồ trong nội thành đều là hồ điều hòa, có chức năng chủ yếu là chứa và tiêu thoát nước mưa. Tuy nhiên, do hệ thống thoát nước thải chưa hoàn thiện, chưa được tách riêng với thoát nước mưa, nên nước thải sinh hoạt vẫn chảy trực tiếp vào hồ, ao. Tình trạng nuôi thả cá kinh doanh và ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường hồ của một bộ phận người dân chưa cao cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ. Tương tự, 4 con sông thoát nước chính của thành phố là Lừ, Sét, Kim Ngưu, Tô Lịch cũng đang tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, nên dù đã được cải tạo, nạo vét, kè bờ, làm đường hai bên... nhưng nguồn nước vẫn ô nhiễm nặng. Cũng theo ông Mai Trọng Thái, ngoài nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, làng nghề không có hệ thống xử lý tập trung, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt.
Giải pháp nào?
Để giảm tình trạng ô nhiễm không khí, Hà Nội đã tập trung phát triển giao thông công cộng trong đó xe bus vẫn là chủ lực nhằm từng bước hạn chế phương tiện cá nhân. Ngoài ra, tránh ùn tắc, góp phần gia tăng ô nhiễm không khí, Hà Nội cũng đã không cấp phép thêm cho xe taxi hoạt động trên địa bàn.
Đối với tình trạng ô nhiễm sông, hồ, Sở TN&MT Hà Nội cho biết, từ năm 1995 đến nay, thành phố triển khai đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc kêu gọi doanh nghiệp hợp tác cải tạo nhiều ao, hồ bị ô nhiễm, xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung. Đến nay, tình trạng ô nhiễm ao, hồ đã bước đầu được cải thiện. Nhiều ao, hồ từ chỗ là nơi đổ đất, rác thải đã thành điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho khu dân cư. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm sông, hồ, thành phố cần đầu tư hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng, trong đó có các nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn trước khi đưa ra kênh, sông thoát nước chính.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đang xem xét để ban hành kế hoạch chống ồn, bụi trên địa bàn với rất nhiều mục tiêu, như ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm phát sinh các nguồn gây ô nhiễm không khí; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững. Cùng với đó, thành phố cũng đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, như hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; giảm nguồn phát sinh bụi, phát tán bụi... Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch là một quá trình liên tục, lâu dài, liên quan tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Đặc biệt, cần phải có là sự chung tay của cộng đồng, ý thức của người dân.
Theo Infonet
Vợ mắc bệnh tâm thần, chồng không được bán nhà Ông Cường ngoài 70 tuổi rao bán căn nhà tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) nhưng giao dịch bị đình lại, vì tài sản chung nhưng người vợ bị tâm thần. Căn nhà ông Cường rao bán với giá 5 tỷ đồng có quy mô một trệt, một lầu, một sân thượng, diện tích đất 90m2, nằm trong hẻm lớn ôtô vào được. Giấy...