Vụ nước mắm: Xem xét đình chỉ hoạt động của Vinastas
Việc đình chỉ Vinastas, Bộ Nội vụ sẽ bàn bạc với Bộ Công an.
Xác nhận với Pháp Luật TP.HCM chiều nay (26-10), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói: “Bộ Nội vụ sẽ bàn bạc với các cơ quan liên quan như Bộ Công an để xem xét đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng – Vinastas”.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, việc công bố chất lượng sản phẩm đều cần ý kiến của các đơn vị nhà nước thuộc các cơ quan như Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Ngay cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn công bố xuất xứ hàng hóa cũng phải báo cáo và được Chính phủ đồng ý thì mới được tham gia, thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn xác nhận Bộ Nội vụ sẽ cùng Bộ Công an xem xét đình chỉ hoạt động Vinastas. Ảnh: CHÂN LUẬN
“Vụ việc của Vinastas liên quan đến việc công bố khảo sát nước mắm có thể đủ điều kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động để các cơ quan có thẩm quyền xác minh xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây ra thiệt hại cho các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm hay không” – ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết sẽ trao đổi, thống nhất, giao cho Vụ Phi chính phủ soạn thảo văn bản và có thể sẽ ký đình chỉ hoạt động của Vinastas. Thứ trưởng Tuấn xác nhận đã giao cho Vụ Chức năng của Bộ Nội vụ xem xét soạn thảo văn bản và sẽ thống nhất với Bộ Công an về việc này.
Nước mắm truyền thống bị thiệt hại do thông tin không chính xác. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Video đang HOT
Vụ việc Vinastas công bố kết quả khảo sát nước mắm nhiễm asen đã gây bão dư luận trong tuần qua. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm nếu có và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10-11. Cuộc kiểm tra này sẽ tiến hành từ tám đến 10 ngày.
Trao đổi chiều 26-10, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), ông Phạm Văn Tân cho biết Vusta sẽ cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra liên ngành này.
Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi về việc Vusta có tìm hiểu đơn vị nào đã tài trợ cho Vinastas thực hiện khảo sát nước mắm hay không, ông Tân trả lời Vusta chưa hỏi Vinastas về việc này.
Ngày 17-10, Vinastas công bố kết quả khảo sát cho thấy có tới 67% mẫu nước mắm có asen tổng (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép.
Ngày 22-10, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã phát đi thông cáo về kết quả kiểm tra 210 nhãn hiệu sản phẩm nước mắm khác nhau của 82 cơ sở sản xuất (cả theo phương pháp truyền thống và công nghiệp) trên thị trường và một số siêu thị để kiểm nghiệm. Theo đó, 247/247 (100%) các mẫu nước mắm được kiểm nghiệm không phát hiện asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Theo CHÂN LUẬN (Pháp luật TP.HCM)
Một Sở có 44 người/ 46 biên chế làm lãnh đạo: Không thể chấp nhận được!
Liên quan đến việc Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương có 44 lãnh đạo trong số 46 công chức, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14 sáng 24.10, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) nói: "Tất cả là lãnh đạo thì ai làm nhân viên".
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị)
Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Cái đó, chắc là có vấn đề, đồng thời, là sự cảnh báo với các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu không thực hiện một cách nghiêm túc Chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về công tác cán bộ".
Thưa ông, trả lời tại cuộc họp báo mới đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, việc bổ nhiệm cán bộ trong thời gian qua là đúng quy trình. Chúng ta có thể hiểu là đúng quy trình của pháp luật còn chất lượng đến đâu là do người đứng đầu và cấp ủy của cơ quan, đơn vị đó. Ông nghĩ sao về điều này?
Cái này thì thực ra, tất cả các quy trình bổ nhiệm cán bộ có đủ hết, từng bước, từng bước rất rõ ràng nhưng tôi cho rằng, cái quan trọng là vai trò của người đứng đầu.
Anh biết là cần bao nhiêu cán bộ quản lý và thời điểm này cần bao nhiêu người, thời điểm khác cần bao nhiêu người, đồng thời, anh là thủ trưởng thì anh thừa biết là ai là người đủ năng lực.
Vai trò người đứng đầu rất quan trọng trong việc sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
Vậy theo ông, việc 44/46 cán bộ ở Sở Lao động, thương binh và xã hội Hải Dương đều là lãnh đạo thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
Tôi cho rằng, khi mình thành lập một tổ chức nào đó thì bao giờ cũng có chức năng, nhiệm vụ, được giao biên chế, cơ cấu tổ chức phải được một cấp thẩm quyền phê duyệt. Anh phải căn cứ vào đó để thực hiện.
Tuy nhiên, với vấn đề cụ thể thì tại thời điểm này anh có thể có đội ngũ cán bộ cho phù hợp nhưng tại thời điểm khác thì anh phải cân nhắc chứ không thể một Sở có 44/46 người là lãnh đạo còn có 2 nhân viên. Việc này không thể chấp nhận được.
Chúng ta nên hoàn thiện các quy định pháp luật như thế nào để tăng cường vai trò giám sát, đặc biệt của Quốc hội trong việc này?
Tôi cho rằng, việc này, rất quan trọng, cần thiết nên Quốc hội khóa 14 đã có một chương trình giám sát tối cao về công tác tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vào năm 2017 để chúng ta cùng với chính phủ đánh giá một cách toàn diện về tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống công chức, viên chức.
Bởi suy cho đến cùng, tất cả để phục vụ dân là từ hệ thống công quyền, nếu chúng ta không làm tốt thì ai phục vụ dân. Đây là trách nhiệm vì chúng ta ăn lương từ thuế của dân đóng góp. Trong thời gian tới chúng ta phải làm rất cương quyết việc này.
Trong Luật cũng đã có quy định là người đứng đầu không được bổ nhiệm người thân vào các vị trí kế toán trưởng hay là các vị trí về tổ chức nhân sự nhưng thực tế vẫn diễn ra. Chúng ta cần làm gì để xử lý việc này?
Việc quy định này là đúng rồi và nếu là con ruột, vợ, anh em ruột của người đứng đầu thì không được vào các vị trí kế toán trưởng, tổ chức nhân sự. Nhưng nếu là người thân như cháu con ông anh, con bà bác, dì... thì rất khó khăn.
Còn ở đây, cái kẽ hở cần chấn chỉnh nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong vấn đề xử lý, quản lý con người và cái đó là cực kỳ quan trọng. Thứ hai phải chuẩn hóa, đánh giá trên công việc còn tất cả chỉ chung chung thì không biết ai làm tốt, ai làm xấu.
Có một câu chuyện là chúng ta nêu trách nhiệm thuộc người đứng đầu nhưng từ trước đến nay chưa một người đứng đầu nào bị xử lý về việc này và cũng chưa có người đứng đầu nào xin lỗi về việc này.
Cũng tại buổi hợp báo mới đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã chia sẻ về việc ông "chạnh lòng" khi báo chí nói đúng quy trình. Ông nghĩ sao về điều này?
Chính vì thế, tôi mới nói là Quốc hội, Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề này và sang 2017, Quốc hội sẽ có giám sát tối cao về hệ thống tổ chức bộ máy, công chức viên chức. Trên tinh thần đó, sẽ cùng Chính phủ bàn giải pháp tốt nhất để xử lý vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Theo Lao Động
40 giờ trốn chạy của nghi phạm giết 2 mẹ con ở BR-VT Hiện công an đang đến khu vực gần căn biệt thự để tìm hung khí mà Nhân bỏ lại khi trốn chạy. Dự kiến vào chiều 26/10, UBND huyện Châu Đức sẽ tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra ban đầu vụ trọng án vợ và con ruột trưởng ban dân vận huyện bị giết, cướp tài sản tại nhà...