Vụ nữ tử tù mang thai: Số phận đứa bé sẽ đi về đâu?
Liên quan đến việc nữ tử tù xin tinh trùng của phạm nhân nam để có thai, nhằm thoát án tử hình, nhiều độc giả thắc mắc về số phận đứa bé sau khi được sinh ra. Liệu đứa bé sẽ được nuôi dưỡng thế nào?
Trả lời cho những thắc mắc trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn LS Thành phố Hà Nội để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Luật sư Đặng Văn Cường
Luật sư Cường cho biết, theo Điều 45 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định về Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:
“1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ.
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
4. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng, thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, phải đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
5. Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội”.
Video đang HOT
Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ. Ảnh: Danviet.vn
Nghị định 117/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/12/2011 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân quy định cụ thể như sau:
“Điều 11. Chế độ ăn, mặc và cấp phát nhu yếu phẩm đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam
1. Chế độ ăn Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn như đối với cha, mẹ; ngày 01 tháng 6, tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Giám thị trại giam có thể hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ở cùng cha, mẹ trong trại giam.
2. Chế độ mặc và cấp phát nhu yếu phẩm Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam, mỗi năm được cấp 02 khăn mặt, 02 kg xà phòng, 02 bộ quần áo bằng vải thường, 01 màn; đối với trường hợp ở các trại giam từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra được cấp 01 bộ quần áo ấm, 01 chăn phù hợp với lứa tuổi (từ thành phố Đà Nẵng trở vào cấp chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra cấp chăn bông không quá 02 kg) dùng trong 03 năm.
3. Chế độ ăn, mặc, cấp phát nhu yếu phẩm đối với trẻ em trên 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ tại trại giam trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chờ gửi về thân nhân nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật nêu trên thì trẻ em được sinh ra trong trại giam sẽ được đảm bảo chăm sóc đầy đủ về chế độ ăn uống, chế độ mặc, các nhu cầu yếu phẩm và được đảm bảo sức khỏe, khám chữa bệnh…
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn như đối với cha, mẹ; ngày 01 tháng 6, tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường.
Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Giám thị trại giam có thể hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ở cùng cha, mẹ trong trại giam. Mỗi năm trẻ em được cấp 02 khăn mặt, 02 kg xà phòng, 02 bộ quần áo bằng vải thường, 01 màn; đối với trường hợp ở các trại giam từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra được cấp 01 bộ quần áo ấm, 01 chăn phù hợp với lứa tuổi (từ thành phố Đà Nẵng trở vào cấp chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra cấp chăn bông không quá 02 kg) dùng trong 03 năm.
Luật sư Cường cũng cho biết thêm, trong trường hợp nếu con của phạm nhân ở bên ngoài không có ai chăm sóc thì đứa bé ấy vẫn được áp dụng quyền lợi như ở khoản 4, 5 Điều 45 Luật thi hành án hình sự quy định nói trên.
Trước đó, Nguyễn Thị Oanh (sinh năm 1967, ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) là người bị bắt quả tang buôn bán 20 bánh heroin vào cuối năm 2004. Tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, TAND tỉnh Hoà Bình và TAND Tối cao đã tuyên phạt Nguyễn Thị Oanh tử hình.
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh và cháu Nguyễn Thiên Ngọc. Ảnh: VNN Tháng 9/2006, khi đang trong thời gian chờ thi hành bản án tử hình tại trại giam Hoà Bình, Oanh thông báo mình có thai. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và kết luận, Nguyễn Trường Thiên (sinh năm 1966) trú tại tỉnh Đồng Nai, là người sắp mãn hạn tù và đang được ra ngoài làm vệ sinh tự giác đã 5 lần vào phòng biệt giam quan hệ tình dục với Oanh. Việc ra vào phòng biệt giam này được 2 cán bộ trại giam giúp đỡ, “bật đèn xanh”. Tại cơ quan điều tra, Oanh khai mình chủ động “mời” Thiên vì biết quy định của pháp luật là người phạm tội sẽ thoát án tử hình nếu đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Hiện phạm nhân này đã được chuyển sang thụ lý tại trại giam Xuân Nguyên (đóng tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Oanh cải tạo tốt, luôn tỏ ra ăn năn hối lỗi vì những toan tính của mình đã trực tiếp ảnh hưởng tới người khác. Còn cháu bé đang được học tập đầy đủ ở ngôi trường nằm trong khuôn viên trại.
Theo Sưc khoe công đông
Cố tình mang thai trong trại giam là bỏ quên tương lai của con trẻ?
Có thể nói, thông tin nữ tử tù chi 50 triệu đồng mua tinh trùng của phạm nhân trong trại giam, tự thụ thai để mong thoát án tử đang gây bức xúc trong dư luận.
Đây cũng không phải lần đầu tiên, chính sách nhân đạo này bị lợi dụng, dù sau lần thoát chết của tử tù Nguyễn Thị Oanh, hàng loạt cán bộ trại giam đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nặng nề...
Tìm mọi cách thoát án tử
Mới đây, cơ quan chức năng vừa đình chỉ công tác 4 cán bộ thuộc một trại tạm giam ở tỉnh Quảng Ninh vì đã thiếu trách nhiệm, để nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (SN 1974, trú tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) mang thai trong thời gian bị giam giữ tại đây.
Trước đó, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vào tháng 6-2014, Nguyễn Thị Huệ bị tuyên án tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình bị giam giữ, Huệ làm quen và nhờ phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng (SN 1989, đang chấp hành án phạt 30 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản) giúp Huệ mang thai với giá 50 triệu đồng.
Trong tháng 8-2015, Hưng đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon, kèm theo bơm tiêm rồi để vào nơi Huệ sắp đặt trước. Sau đó, Huệ lợi dụng sơ hở trong thời gian được vệ sinh cá nhân vào buổi sáng để lấy túi tinh trùng mang vào nhà vệ sinh, dùng bơm tiêm bơm tinh trùng vào âm đạo để thụ thai... Đáng bàn là đến khi Viện KSND và CQĐT CA tỉnh Quảng Ninh phát hiện thì tử tù Nguyễn Thị Huệ đã mang thai hơn 25 tuần và thời gian dự sinh vào cuối tháng 4-2016.
Việc mua bán tinh trùng và trứng để thụ thai vốn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép cho, tặng tinh trùng, trứng để giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con mà bản thân họ không có khả năng sinh sản. Như vậy, việc nam phạm nhân này bán tinh trùng khi đang thụ án tù giam là hành vi tiếp tục vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm khắc. Để xảy ra vụ việc này, trách nhiệm đương nhiên thuộc về các cán bộ quản lý trại giam, bởi việc mua bán tinh trùng vốn không được thừa nhận và sự việc diễn ra ngay trong trại giam càng không thể được chấp nhận!
Nữ tử tù Nguyễn Thị Oanh và đứa con được sinh ra trong trại giam. Ảnh: Theo VNN
Bỏ quên tương lai của con trẻ!
Có lẽ, đến khi nhận án tử hình, khao khát sống trong con người của những nữ tử tù này mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nên Nguyễn Thị Huệ và trước đó là Nguyễn Thị Oanh đã tìm mọi cách để sinh ra một đứa con nhằm mục đích giải cứu cho bản thân. Giá mà trước khi nhúng chàm, họ biết nghĩ đến cái kết của việc mình làm, biết nghĩ đến tương lai, thì có lẽ, con của họ - những đứa trẻ vô tội không phải sinh ra trong hoàn cảnh quá hy hữu và rất khó để có được một tương lai bình thường như những đứa trẻ khác.
Bộ luật Hình sự hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016) qui định, không thi hành án tử hình với phụ nữ có thai và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vì vậy, sau khi có thai, chắc chắn tử tù Nguyễn Thị Huệ cũng sẽ được ân giảm tội chết. Mức giảm án này sẽ là từ tử hình xuống tù chung thân.
Theo Điều 58 Bộ luật Hình sự hiện hành thì thời gian chấp hành hình phạt để được xét giảm án lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù từ 30 năm trở xuống, 12 năm đối với tù chung thân. Một người có thể được giảm nhiều lần, với người bị kết án tù chung thân thì lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm tù. Tương tự, Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng qui định người bị kết án chung thân phải chấp hành được 12 năm tù mới đủ điều kiện xét giảm án và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm tù.
Như vậy, dù được thoát tội chết trước mắt, nhưng để được tự do, nếu cải tạo tốt, Nguyễn Thị Huệ cũng còn phải thụ án gần 20 năm tù, nhưng nếu cải tạo không tốt, thời gian được trả tự do có thể kéo dài đến 30 năm nữa. Sớm nhất cũng đã ngoài 60 tuổi, Huệ mới có điều kiện để được gần con và chăm con. Vì theo luật, trẻ em sinh ra trong trại giam cũng chỉ được sống cùng mẹ đến 36 tháng tuổi, sau đó phạm nhân phải nhờ người nuôi dưỡng con. Trong trường hợp các phạm nhân không còn bố mẹ, anh em, họ hàng thân thích... nhận nuôi dưỡng đứa trẻ, con của phạm nhân sẽ được gửi vào các trại nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Chúng sẽ sống tiếp như thế nào khi không có mẹ và có thể không có cả cha, cả người thân thích, tương lại bị "che" bởi án tích tù tội của người mẹ? Nhiều người cho rằng, việc tìm mọi cách để thoát chết vốn là bản năng của con người, nhưng sinh ra một đứa con trong hoàn cảnh quá đặc biệt này để đổi lấy sự sống thì rất khó "cảm thông"!
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Theo Phap luât Xa hôi
Vụ nữ tử tù mang thai: Sẽ xét nghiệm ADN đứa trẻ sau khi sinh Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng nên xét nghiệm ADN con nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ sau khi đứa trẻ được sinh ra. Liên quan vụ nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (42 tuổi; ngụ thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) mang thai trong thời gian chờ thi hành án tại trại giam ở...