‘Vũ nữ chân dài’ – món nhậu nức tiếng ‘tốn mồi’ ở An Giang
Vùng đất An Giang lắm điều hay, ẩm thực vô cùng phong phú. Trong đó phải kể đến món nhậu tốn mồi là khô nhái. Về miền Tây nhiều du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên khi được nghe nhắc rất nhiều đến cụm từ “kiểu nữ đại gia” hay “ vũ nữ chân dài” nhưng thực tế đó lại là tên gọi mĩ miều của người dân dành cho món cực phẩm khô nhái trứ danh.
“Vũ nữ chân dài” là cái tên mĩ miều mà người dân miền Tây nói về món khô nhái. (Ảnh: Internet)
Được biết, “quê gốc” của món khô nhái này ở tận Campuchia. Tuy nhiên, không chỉ nhập về bán, dưới bàn tay tài hoa của người dân vùng sông nước, món nhái còn được tự biến tấu theo bí quyết riêng để cho ra đời loại đặc sản chỉ riêng miền Tây mới có.
Ngoài ra, ngay chính miền Tây sông nước cũng là nơi sinh sống, tập trung của ếch, nhái, nhiều nhất là vùng An Giang. Nhái cơm sinh sôi nhiều vào mùa mưa. Nhái cơm sau khi được đánh bắt về có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, để bảo quản được lâu người dân miền tây đã tiến hành phơi khô nhái cơm.
Sơ dĩ món nhậu tốn mồi khô nhái này được ưu ái đặt cho danh xưng “kiều nữ chân dài” mĩ miều đến vậy bởi muốn tôn vinh một món ăn bình dân, hoang dã nhưng mang đến trải nghiệm vị giác “cực phẩm”. Hơn thế còn là thức ăn “thượng hạng” trong việc cung cấp caxi dồi dào cho cơ thể. Theo Đông y, khô nhái còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và tốt cho xương khớp.
Video đang HOT
Thịt nhái có thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Vừa nhiều đạm, không chất béo lại giàu canxi, thích hợp cho tất cả mọi người. Do sống trong môi trường hoang dã, không nuôi được kiểu kinh tế như ếch nên thịt “kiều nữ” rất dai ngon và không độc.
Bình dị, hoang sơ là thế nhưng để món “vũ nữ chân dài” thượng hạng khi chế biến cũng cần sự tỉ mỉ, lâu công phải biết. Nhái đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi trong khoảng thời gian phơi tầm 2 nắng.
Khô nhái có nhiều kiểu chế biến ra món ngon, nhưng phải nói “tuyệt đỉnh” ẩm thực nhất phải là món khô nhái chiên hoặc khô nhái nướng trên than hồng. Khô nhái sau khi chiên dùng chấm với mắm me hoặc tương ớt ăn kèm rau xanh tùy thích dùng chung với rượu đế cứ phải gọi là “hết sảy”.
Thơm ngon bánh hẹ Tân Châu - An Giang
Du lịch An Giang không chỉ được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên yên bình, núi non hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng độc đáo, chỉ có riêng ở nơi đây.
Có dịp về vùng đất Thất Sơn (Bảy Núi), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có nguồn gốc từ người Hoa và được bán nhiều ở thị xã Tân Châu. Không ngẫu nhiên mà món bánh hẹ lại trở nên nổi tiếng, để làm ra được những chiếc bánh ngon thì đòi hỏi từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cho đến sơ chế đều phải thật tỉ mĩ và cầu kỳ.
Bánh hẹ Tân Châu được làm từ bột gạo của vùng Tân Châu và lá hẹ. Tuy đơn giản, cũng làm từ bột gạo nhưng trãi qua nhiều công đoạn chế biến, bánh hẹ Tân Châu trở thành món ngon độc đáo, mùi vị khác biệt với bất cứ loại bánh khác cũng được làm từ bột gạo.
Bánh hẹ Tân Châu được làm từ bột gạo của vùng Tân Châu và lá hẹ. Ảnh: Thanh Bùi
Ngày nay, để góp phần tăng thêm vị ngon và đậm đà, người làm bánh còn cho thêm vào một ít thịt tôm hay thịt nạt và biến tấu với một lớp trứng gà bên ngoài, từ đó mà những chiếc bánh trở nên bắt mắt và lạ miệng hơn.
Để làm ra được những chiếc bánh hẹ, công việc đầu tiên chính là pha bột, bằng cách cho một ít nước sôi vào bột gạo, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Ở ngay công đoạn đầu tiên đã đòi hỏi người làm bánh phải thật khéo léo, cho nước vừa phải và đánh bột thật đều tay, sao cho bột không bị khô mà cũng không bị loãng thì bánh làm ra mới ngon. Những lá hẹ tươi xanh được rửa sạch và đem đi xắt nhỏ. Thịt tôm cũng được cắt hạt lựu và xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Để làm ra được những chiếc bánh ngon, người làm bánh cũng phải thật khéo léo. Ảnh: Thanh Bùi
Các nguyên liệu được hòa chung và đem hấp chín. Sau đó, bánh được cắt ra thành miếng nhỏ hình tam giác hoặc tứ giác rồi cho vào chảo dầu chiên đến khi chuyển sang màu vàng ruộm thì cho trứng gà vào.
Trứng gà rất nhanh chín, nên chỉ cần đảo qua vài lần, khi trứng được chiên vàng thì lấy bánh ra cho vào đĩa. Những chiếc bánh có màu trắng của bột, màu xanh của lá hẹ và cả màu vàng của trứng gà trông rất hấp dẫn.
Bánh hẹ Tân Châu chấm cùng nước tương chua ngọt, ngon khó gì sánh bằng. Ảnh: Thanh Bùi
Bánh sẽ giữ được độ ngon, giòn khi còn nóng. Vì vậy mà thực khách thường chọn ăn khi khi vừa chiên xong để cảm nhận đầy đủ hương vị thơm thơm, béo béo, lại có chút bùi rất đặc trưng.
Bánh hẹ Tân Châu sẽ trọn vị hơn nếu được ăn kèm với rau sống như xà lách, cải bẹ xanh hay rau thơm. Chấm một miếng bánh hẹ Tân Châu với nước tương pha giấm ớt chua ngọt thì đúng là ngon khó gì sánh bằng. Mùi thơm của trứng, của rau hòa quyện với cái vị chua chua, mặn vừa của nước tương đã "níu lòng" bao thực khách.
Ngày nay, bánh hẹ được nhiều người chế biến và bày bán. Nhưng mỗi nơi sẽ có những cách chế biến riêng. Thế nên, cùng là loại bánh có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng bánh hẹ Tân Châu rất khác biệt với bánh hẹ Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số nơi khác.
Không biết từ bao giờ bánh hẹ lại trở thành món đặc sản của Tân Châu, mà mỗi khi có thời gian, nhiều người lại rủ nhau đến đây để tìm mua. Bánh hẹ Tân Châu tuy đơn giản, mộc mạc nhưng lại thơm ngon "quên lối về".
Đặc sản bún nước kèn Châu Đốc Về với miền Tây sông nước có quá nhiều món ngon vật lạ đáng để thực khách bốn phương ghé lại thưởng thức. Những món ăn nơi đây thường mang những cái tên rất đơn giản giống như tính cách người dân xứ này vậy, một trong số đó phải kể đến là món bún nước kèn ở Châu Đốc An Giang. Ở...