Vụ nổ thiên thạch Nga bằng 40 quả bom nguyên tử
Vụ nổ của thiên thạch Nga có sức mạnh tương đương 400.000 tấn TNT và phát sáng gấp 30 lần mặt trời.
Thiên thạch Chelyabinsk lấn át cả ánh sáng của mặt trời – Ảnh: NASA
Thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nga đã chính thức được xác nhận là vụ nổ lớn nhất trong một thế kỷ, tống ra năng lượng tương đương 40 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima.
Theo AFP, các chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng cảnh báo sự kiện trên là hồi chuông báo động đối với sự tồn tại của nhân loại trước sự tấn công của các tảng đá khổng lồ ngoài trái đất.
Video đang HOT
‘Quả tên lửa’ bề ngang 19 m đã xuất hiện dưới hình dạng quả cầu lửa bên trên thành phố Chelyabinsk vào ngày 15.2 qua, với mức độ hủy hoại lan đến cách đó 80 km.
Khi ở tốc độ nhanh nhất, nó di chuyển với vận tốc 64.374 km/giờ.
Theo các chuyên gia, kết hợp sự kiện Chelyabinsk với vụ nổ Tunguska vào năm 1908 trên bầu trời Siberia và vụ Bolide vào năm 1963 ở ngoài khơi Nam Phi, dữ liệu cho thấy trên thực tế tỷ lệ các thiên thạch nhỏ xâm nhập khí quyển cao hơn ước tính trước đây.
Theo TNO
Nga lên sứ mệnh chống tiểu hành tinh
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos vừa đưa ra một sứ mệnh mới cho mình, đó là chiến đấu chống tiểu hành tinh, RIA Novosti dẫn lời người đứng đầu Roscosmos cho biết ngày 20.10.
Nga đặt ra sứ mệnh mới cho ngành khoa học vũ trụ của mình là chống lại sự tấn công của thiên thạch - Ảnh: AFP
Thông tin trên được ông Oleg Ostapenko, Giám đốc Roscosmos, nói trong cuộc họp với Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhằm thảo luận và tham vấn các nhà khoa học về dự án chống tiểu hành tinh. "Đó là một chủ đề rất thú vị", ông này nói.
Việc phát hiện và chống lại sự tấn công của các thiên thạch là một nhiệm vụ phức tạp, ông Ostapenko cho biết thêm, nó đòi hỏi cần đến một nhóm làm việc với sự kết hợp của Lực lượng Phòng vệ Vũ trụ Nga. Vấn đề có thể chỉ được giải quyết bằng sự kết hợp của tất cả các khả năng của đất nước, theo ông Ostapenko.
Thông báo trên được đưa ra một tuần sau phát hiện tiểu hành tinh có bề ngang 410 mét bay ngang Trái đất với khoảng cách 6,7 triệu km. Nó có thể sẽ đâm vào Trái đất trong năm 2032 và Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin gọi đây là "một siêu nhiệm vụ cho ngành công nghiệp vũ trụ của chúng ta".
Theo ước tính của các nhà khoa học thì tiểu hành tinh vừa phát hiện, được đặt tên là 2013 TV135, có 1/63.000 cơ hội va chạm với Trái đất vào ngày 26.8.2032.
Nếu đâm vào bề mặt địa cầu, 2013 TV135 sẽ phát nổ với sức công phá ước tính tương đương với 2.500 megaton TNT, tức mạnh hơn 50 lần so với một quả bom hạt nhân lớn nhất.
Được biết, ngày 15.2.2013, một tiểu hành tinh có kích cỡ từ 17-20 mét đã nổ tung trên bầu trời khu vực Chelyabinsk của Nga, làm khoảng 1.500 người bị thương, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích.
Đây được xem là thiên thạch lớn nhất từng xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất trong 83 năm qua.
Tiến Dũng
Theo TNO
Thiên thạch lớn có thể đâm vào Trái đất trong năm 2032 Các nhà thiên văn học Ukraine vừa phát hiện một thiên thạch lớn có thể đâm vào Trái đất trong năm 2032, mặc dù theo ước tính hiện tại thì khả năng va chạm là rất thấp, RIA Novosti cho hay. Một tiểu hành tinh rộng 400 mét có thể đâm vào địa cầu trong năm 2032 - Ảnh: RIA Novosti/Fotolia Tiểu hành...