Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất của ngôi sao nặng gấp 100 lần Mặt Trời
Các nhà khoa học ghi nhận 1 vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng quan sát được. Đó là ‘cái chết’ của 1 ngôi sao khổng lồ nặng gấp 100 lần Mặt Trời.
Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh này đã giải phóng năng lượng nhiều gấp 2 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào từng quan sát được cho tới nay. Sự kiện thiên văn này xảy ra ở một thiên hà nhỏ xa xôi cách Trái Đất 4,6 tỷ năm ánh sáng.
Cho đến khi quan sát được mới đây thì theo các nhà khoa học, vụ nổ siêu tân tinh trên mới chỉ nằm trong lý thuyết.
Ảnh minh họa vụ nổ siêu tân tinh SN2016aps của trường Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ ngày 13/4/2020. Ảnh: Reuters
Nhà vật lý thiên văn Matt Nicholl thuộc Đại học Birmingham ở Vương quốc Anh nhận định 2 ngôi sao vô cùng lớn, với mỗi ngôi sao nặng gấp Mặt Trời của chúng ta khoảng 50 lần đã sáp nhập với nhau để tạo nên một ngôi sao khổng lồ trong khoảng 1.000 năm trước khi phát nổ. Chúng là một phần trong cái gọi là hệ sao nhị phân với 2 ngôi sao hướng theo lực hấp dẫn về phía nhau.
Video đang HOT
Ngôi sao sáp nhập phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh này có tên chính thức là SN2016aps nằm trong một khu vực rất đặc và giàu hydro.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng vụ nổ siêu tân tinh này có thể vô cùng sáng bởi sự va chạm mạnh mẽ giữa các mảnh vỡ bung ra từ vụ nổ trên và luồng khí bao quanh ngôi sao này một vài năm trước đó”, Nicholl – chủ nhiệm nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy tuần này cho biết.
Những ngôi sao chết đi theo các cách thức rất khác nhau, phụ thuộc vào kích cỡ của nó và các yếu tố khác. Khi một ngôi sao nặng gấp khối lượng của Mặt trời khoảng 8 lần phát nổ, nó sẽ lạnh dần đi và lõi sụp xuống, tạo nên những bước sóng mạnh mẽ khiến lớp vỏ ngoài của nó phát nổ, mạnh tới nỗi có thể chiếu sáng toàn bộ thiên hà.
Các nhà nghiên cứu, những người đã quan sát trong 2 năm cho tới khi vụ nổ trên giảm bớt 1% độ sáng tối đa của nó, cho biết, hiện tượng này là một ví dụ cho vụ nổ siêu tân tinh gọi là pulsational pair-instability, hay PPI. Đó là một vụ nổ siêu tân tinh của các ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 100 – 130 lần khối lượng Mặt Trời.
“Phát hiện này cho thấy còn nhiều điều thú vị và những hiện tượng mới chưa được phát hiện trong vũ trụ”, Peter Blanchard, một nhà khoa học nghiên cứu về vật lý thiên văn tại Đại học Northwestern ở Illinois cho biết.
Những ngôi sao rất nặng giống như vậy có lẽ phổ biến hơn vào thời kỳ đầu của vũ trụ, Nicholl nhận định.
“Bản chất của những ngôi sao đầu tiên này là một trong những câu hỏi lớn trong thiên văn học. Trong thiên văn học, nhìn thấy những thứ xa hơn tức là nhìn về quá khứ xa hơn và xa hơn so với hiện tại của chúng ta. Vì thế, chúng ta có lẽ thực sự đã nhìn thấy chính những ngôi sao đầu tiên khi chúng phát nổ với cách thức tương tự như ngôi sao trên. Và bây giờ chúng ta biết những điều cần tìm kiếm là gì”./.
Kiều Anh
Phát hiện sao lùn trắng khác thường
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ngôi sao lùn trắng khác thường, ký hiệu là WDJ0551 4135. Gọi là sao lùn trắng, nhưng nó lớn hơn rất nhiều so với tất cả các sao lùn trắng đã biết.
Sao lùn trắng là một ngôi sao đã tắt, là hậu quả của việc chấm dứt các phản ứng hạt nhân trong ngôi sao. Thông thường, các đối tượng kiểu này có khối lượng bằng khoảng 0,6 khối lượng Mặt trời.
Tuy nhiên, chúng có khối lượng riêng rất lớn, bởi kích thước của chúng chỉ tương đương kích thước Trái đất (Mặt trời có đường kính lớn hơn Trái đất 109 lần). Mật độ của sao lùn trắng lớn đến mức, theo ước tính của NASA, một thìa vật chất của nó cân nặng tới 4 tỷ tấn!
Tuy nhiên, sao lùn trắng WDJ0551 4135 vừa được phát hiện, có khối lượng bằng 1,14 lần khối lượng Mặt trời. Nó lại nhỏ hơn Trái đất. Hơn nữa, ngôi sao có bầu khí quyển giàu carbon. Điều đó chứng tỏ ngôi sao già hơn so với dự đoán ban đầu.
"Chúng tôi đã nhận dạng được một sao lùn trắng khác thường, với bầu khí quyển gồm hidro và carbon. Chưa có sao lùn trắng nào có kiểu khí quyển như vậy" - nhà khoa học Mark Hollands ở ĐH Warwick (Vương quốc Anh) cho biết như vậy.
Theo Mark Hollands, lời giải thích duy nhất là: Sao lùn trắng WDJ0551 4135 hình thành do kết quả liên kết 2 ngôi sao. Điều này cũng thể hiện qua khối lượng của sao lùn trắng này.
Những sao lùn trắng kiểu này có thể được tạo thành từ hệ thống sao đôi. Do kết quả tác động các trường hấp dẫn, hai ngôi sao ngày càng tiến lại gần nhau và cuối cùng kết dính với nhau.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Ảnh đáng kinh ngạc, tuyệt đẹp chụp thiên hà NGC 2770 Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được một bức ảnh đáng kinh ngạc về thiên hà NGC 2770. Thiên hà được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel vào ngày 7/12/1785. Hình ảnh Hubble chụp thiên hà NGC 2770, một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Lynx, cách xa 83,8...