Vụ nhiều nhà dân bị ‘nuốt chửng’ xuống sông Đà: ‘Vết nứt quá nhanh khiến gia đình tôi không kịp chạy’
Cận cảnh hiện trường nhiều nhà nứt toác, đứt gãy trượt xuống sông Đà, dân phải di dời khẩn cấp
Vụ sạt lở đất khiến nhiều hộ dân nằm ngay sát sông Đà, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp. Có nhiều ngôi nhà đã bị đứt gãy, nứt toác rồi trôi thẳng xuống sông.
Sáng 31/7, lực lượng chức năng vẫn đang phong toả dọc đường vào nhà dân ở tổ 25-26, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình.
Tại đây trước đó vào tối qua (30/7), nhiều nhà dân có hiện tượng đứt gãy rồi trượt xuống lòng sông Đà. Sau đó nhiều hộ liền kề có hiện tượng đứt gãy và nguy cơ lở xuống sông nên chính quyền địa phương phải di dời dân khẩn cấp tránh gây đáng tiếc về người và tài sản.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến cho biết, từ 16h ngày 30/7, phía đơn vị nhận được thông tin từ tổ 25-26 về nguy cơ các hộ liền kề bờ sông có thể bị sạt sở. Sau khi kiểm tra hiện trường, UBND phường cho biết 23 ngôi nhà bị ảnh hưởng trực tiếp là sạt lở, nứt, trượt. Đã tiến hành di dời khẩn cấp 33 ngôi nhà.
Sau gần 2 tiếng đồng hồ đã di dời hết người. Còn tài sản thì cơ bản đã chuyển đến nơi an toàn. Đến 18h30 thì một số nhà có tiếng nứt, gãy rồi trượt xuống sông. Trước mắt địa phương đã vận động các hộ đến nhà người quen, họ hàng ở tạm. Những hộ cần chỗ ở chúng tôi bố trí ở tạm nhà văn hóa.
Video đang HOT
Hiện, các lực lượng của phường thường trực đã phong tỏa hiện trường không để nhân dân đến khu vực nguy hiểm. Theo ông Mạnh thì nguyên nhân sạt lở là do thủy điện Hòa Bình đóng cửa xả nên đất chân nhà bị nhũn yếu. Tại hiện trường, theo ghi nhận nhiều nhà đã bị nứt toác, hư hỏng hoàn toàn sau khi bị sạt lở.
Một số hình ảnh của vụ sạt lở:
Định Nguyễn
Theo saostar
Phú Thọ: Cá lồng phơi trắng bụng, nghi do thủy điện Hòa Bình xả lũ?
Rất nhiều lồng cá trên sông Đà của các hộ dân ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tự nhiên chết trắng sau khi hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ cửa số 2.
Từ khoảng 15 giờ ngày 10.7, sau khi hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ cửa số 2, nhiều lồng cá của các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà, thuộc địa bàn xã Tinh Nhuệ (huyện Thanh Sơn) đến xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy) đã xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cá bắt đầu chết từ chiều 10.7 đến ngày 12.7 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh Thu Hường
Theo ghi nhận của PV, sáng 12.7 tại xã Xuân Lộc, hầu như tất cả các lồng đều có hiện tượng cá chết, bốc mùi nồng nặc. Hàng tấn cá lăng, ngạnh, trắm... trọng lượng từ 1-3kg chết nổi trắng bụng khiến người dân mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên.
Trò chuyện với PV, anh Bùi Ngọc Thanh (khu 5, xã Xuân Lộc) cho biết: "Các lồng cá nhà tôi bắt đầu có hiện tượng chết rải rác từ chiều ngày 10.7, đến chiều 11.7 số lượng cá chết lên đến hơn 4.000 con, chủ yếu là cá lăng, mỗi con có trọng lượng trung bình từ 1-1,5kg, trắm đen có trọng lượng từ 2-3kg cũng bắt đầu chết chìm dưới lồng, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể".
Không chỉ gia đình anh Thanh, hầu hết các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà đều gặp phải tình trạng cá chết hàng loạt.
Cá chết chủ yếu là cá lăng, trắm đen 2-3kg. Ảnh Thu Hường
Gia đình anh Dương Tiến Dũng, khu 5 xã Xuân Lộc có 17 lồng nuôi cá lăng, rô phi, diêu hồng... đến chiều 11.7 xuất hiện tình trạng cá chết rải rác; trung bình mỗi lồng chết vài chục con và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tương tự, tại các xã như Bảo Yên, Thạch Đồng, Đoan Hạ (Thanh Thủy)... Tinh Nhuệ (Thanh Sơn)... các loại cá trắm đen, chiên và ngạnh nuôi lồng cũng bị chết nhiều, người dân phải vớt lên và bán chạy với giá rẻ.
Trao đổi với PV, ông Thiều Minh Thế - Chủ nhiệm HTX cá lồng Thanh Thủy cho biết: HTX hiện có hơn 340 lồng cá của 30 hộ dân, trong đó riêng xã Xuân Lộc có gần 150 lồng. Tình trạng cá chết bắt đầu xuất hiện từ chiều ngày 10.7.
Ban đầu cá trong lồng ngoi ngóp lên mặt nước, chết lác đác, sau đó số lượng cá chết cứ tăng dần. Đến sáng ngày 11.7, nhiều hộ tỉnh dậy đã không thể tin vào mắt mình khi hàng tấn cá đang khỏe mạnh, chuẩn bị cho thu hoạch bỗng dưng chết nổi trắng bụng, nhiều hộ số cá chết lên đến 50%.
Đến ngày 12.7, ước tính thiệt hại khoảng 2,6 tỷ đồng. Ảnh Thu Hường
Tính đến chiều ngày 12.7 số lồng cá bị thiệt hại là 76 lồng, trong đó: Số lồng bị thiệt hại với mức độ dưới 30% là 51 lồng (tại xã Xuân Lộc: 50 lồng, Yến Mao: 1 lồng); Số lồng bị thiệt hại với mức độ 30-70% là 25 lồng (tại xã Xuân Lộc: 22 lồng, Bảo Yên: 3 lồng), tổng số cá chết 13,6 tấn, ước tính thiệt hại hơn 2,6 tỷ đồng.
Được biết, huyện Thanh Thủy hiện có 341 lồng nuôi cá đang hoạt động, trong đó có 20 lồng nuôi tại bãi nổi Xuân Lộc và 321 lồng nuôi dọc sông Đà.
Trước đó, tháng 7.2017 hiện tượng cá lồng chết hàng loạt trên sông Đà sau khi thủy điện Hòa Bình xả đáy đã khiến người dân điêu đứng, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Theo Danviet
Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ, người dân khẩn trương ứng phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình thực hiện mở 1 cửa xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h ngày 11.10. Hình ảnh xả lũ tại đập thủy điện Hòa Bình vào tháng 7.2017. Ảnh: Zing Công điện nêu rõ: Hiện nay, hồ Hòa Bình đã vượt...