Vụ người phụ nữ khuyết tật bị gãy xương đùi khi trị liệu ở Hà Nội: “Thầy lang” không có giấy phép kinh doanh, ít khi xuất hiện ở địa phương
Lãnh đạo địa phương cho biết anh Hoàng Anh T. chỉ có chứng chỉ hành nghề “ Xoa bóp, bấm huyệt”, không có giấy phép kinh doanh.
Liên quan đến vụ việc “Người phụ nữ bị gãy xương đùi khi đi trị liệu ở Đan Phượng”, trưa 27/12, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ cho biết chính quyền nhận được thông tin cách đây ít ngày. Theo phản ánh, chị N.T.H (SN 1990, có hộ khẩu ở xã Hạ Mỗ) bị gãy xương trong quá trình được anh Hoàng Anh T. (trú tại Đội 5 xã Thượng Mỗ) trị liệu.
Lãnh đạo địa phương cho biết, anh T. ít khi ở địa phương, không thường xuyên xuất hiện nên chính quyền không nắm được nhiều thông tin về người này.
Ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, đích thân ông Hùng đã gọi điện cho anh T. để kiểm tra, bước đầu xác định anh T. chỉ có chứng chỉ hành nghề “Xoa bóp, bấm huyệt”, không có giấy phép kinh doanh. Anh T. làm nghề xoa bóp, bấm huyệt, khách hàng chủ yếu là người quen. Sự việc trên xảy ra khoảng 6 tháng trước, theo anh T. 2 bên đã có nói chuyện nhưng mới đây xảy ra mâu thuẫn, chị H. làm đơn gửi cơ quan chức năng.
Cô gái bị gãy xương đùi khi bấm huyệt
Về phía chị H., phản ánh với chúng tôi, chị cho biết bản thân là người khuyết tật (chân bị teo nhỏ, mất khả năng đi lại), do bị đau nhức nên đã nhiều lần nhờ anh T. tới trị liệu với giá 100 nghìn đồng mỗi lần. Sau khi sự cố xảy ra, chị H. phải nhập viện cấp cứu và thực hiện phẫu thuật. Chị H. cho biết, đến hiện tại sức khỏe của chị vẫn bị ảnh hưởng, chỗ bị gãy xương thường xuyên đau nhức khiến chị không tự chủ được một số sinh hoạt cá nhân.
Về lý do làm đơn phản ánh tới chính quyền dù sự việc đã xảy ra nhiều tháng, chị H. cho biết, bản thân chị và gia đình không có ý định bắt đền anh T. nhưng rất bức xúc với thái độ của anh này.
“Chuyện xảy ra là điều không may và không ai mong muốn, mình không hề bắt đền hay to tiếng bắt phía gia đình anh T. đền bù một đồng nào. Tuy nhiên, gia đình anh T. lại không được một lời xin lỗi gia đình mình. Sau khi mình ra viện, anh T. có đến thăm và nói ‘tặng quà’ cho mình chứ không hề nói lỗi một phần do anh T..
Anh T. thậm chí còn nói do xương mình giòn hơn bình thường nên dễ gẫy. Và còn nói may không… gẫy xương sườn. Mình thực sự rất buồn và thất vọng vì điều đó. Nếu anh T. chỉ cần xin lỗi và nhận một phần trách nhiệm, mình và gia đình sẵn sàng bỏ qua, nhưng không, anh T. cho rằng lỗi chính ở phía bản thân mình”, chị H. trần tình.
Người phụ nữ hét "ối anh ơi" trong clip tẩm quất của NV trị liệu, BS chuyên khoa cột sống xem xong cũng cảm thấy kinh hãi
Là một bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật cột sống có 12 năm kinh nghiệm, BS Trần Quốc Khánh nhận định, những video bẻ xương bẻ khớp kêu rắc rắc như vậy thực sự chứa nhiều rủi ro.
Mới đây, một đoạn clip ngắn vừa được đăng tải ghi lại trải nghiệm kinh hãi của một phụ nữ đi massage tẩm quất.
Đi massage tẩm quất, nữ khách hàng hét lên ối anh ơi kinh hãi
Clip đăng tải cho thấy, một người phụ nữ nằm úp người xuống và đang được nam nhân viên trị liệu. Tuy nhiên, sau một động tác có phần mạnh tay của nhân viên, một tiếng "rắc" kêu to - âm thanh thường thấy trong những buổi trải nghiệm bẻ xương bẻ khớp được đăng tải đầy rẫy trên Tiktok gần đây.
Ngay sau âm thanh này, người phụ nữ hốt hoảng kêu "ối, anh ơi, cho em nằm xuống đi..."... Nam nhân viên cũng bối rối, vội đỡ người phụ nữ trong tình trạng đau đớn, nằm ngửa xuống giường.
Người phụ nữ sau khi được đỡ nằm thẳng xuống giường liên tục khẳng định mình bị "gãy xương rồi" với giọng vô cùng hoang mang. Cô cũng sợ hãi yêu cầu nhân viên massage cho mình: "Gọi bác sĩ cho em đi với".
Sau đó, bệnh nhân này cũng có bài chia sẻ về trường hợp của mình, trong đó cô cũng khẳng định mình đã bị... gãy xương đùi.
Tận mắt xem clip ngắn này, BS Trần Quốc Khánh (Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức) sau đó cho biết, hiện nay có rất nhiều nơi nắn bóp cột sống, bẻ cột sống rất đáng sợ, phát ra những tiếng kêu rắc rắc. Thậm chí đây còn trở thành trend trên mạng xã hội khiến vị bác sĩ này vô cùng choáng váng.
Là một bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật cột sống có 12 năm kinh nghiệm, BS Trần Quốc Khánh nhận định, những video bẻ xương bẻ khớp kêu rắc rắc như vậy thực sự chứa nhiều rủi ro. Chuyên gia khuyến cáo 3 điều đến bất cứ ai đang có ý định chữa bệnh theo cách này:
Không tự ý bẻ xương bẻ khớp rắc rắc dù trong hoàn cảnh nào
Khi đang khỏe mạnh bình thường, bạn không được tự đi ra hàng quán rồi nhờ người ta bẻ xương bẻ khớp để phát ra những âm thanh rắc rắc như vậy.
Còn nếu bạn đang có vấn đề như đau mỏi cổ, đau mỏi lưng, đau mỏi cột sống ngực, tê bì tay chân... thì đầu tiên, cần phải đến khám bác sĩ chuyên sâu về cột sống. Ở đó, các bác sĩ sẽ khám trực tiếp xem triệu chứng như thế nào, có nguy cơ gì không, phải chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để xem có chèn ép chỗ nào không, có thoát vị lớn không...
Tóm lại "muốn điều trị, chúng ta phải biết cơ thể của chúng ta, cột sống của chúng ta đang ở giai đoạn nào, có gì nguy hiểm không, có rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn gì không đã. Sau đó, các bác sĩ mới đưa ra các phác đồ điều trị như nghỉ ngơi, uống thuốc, tập yoga tại nhà, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống... Lúc đó có chỉ định thì mới được làm", BS Khánh nói.
Chuyên gia đặc biệt lưu ý, kéo giãn cột sống cũng không phải là làm cho nó kêu ra những âm thanh rắc rắc như mạng xã hội chia sẻ. Bạn sẽ phải can thiệp hoặc là phong bế, hoặc uống thuốc hoặc phẫu thuật...
Tự ý bẻ xương khớp kêu rắc rắc dễ bị liệt cấp tính
Trong cột sống có 3 đoạn lớn bao gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống lưng. Trong đốt sống có vô vàn rễ thần kinh, sâu trong ống cột sống có tủy. Khi cơ thể bạn đang bình thường, chẳng may có một cục thoát vị nhỏ nhỏ nhưng không đi chụp chiếu nên không hay biết, bạn đến nhờ người ta bẻ cho thì đĩa đệm có khả năng bị bung ra, cục thoát vị hoặc đĩa đệm này có thể chèn trực tiếp vào tủy, gây liệt cấp tính ngay tại thời điểm đó như liệt tứ chi, liệt cột sống ngực, nguy cơ ngồi xe lăn hiện hữu.
Chính vì thế, BS Khánh nhận định, xem những video bẻ xương bẻ khớp này, anh cảm thấy rùng mình, hơi sợ hãi trước hành động của người thực hiện. Trước đây, có một nam bệnh nhân (28 tuổi, Lạng Sơn) là một lái xe, bị đau cột sống cổ, không đi chụp chiếu gì, tự ý ra ngoài cho người khác nắn bóp. Không rõ nắn bóp như nào nhưng anh này sau đó mô tả lại cho bác sĩ giống như một luồng điện giật xuống tứ chi.
Nam thanh niên sau đó mất vận động tay chân, được chuyển xuống bệnh viện BS Khánh công tác, thăm khám thấy phình động mạch rất to, bị vỡ ra, chèn trực tiếp vào thần kinh. Bệnh nhân được lấy đĩa đệm ra, thay đĩa đệm khác, giải phóng chèn ép nhưng không hồi phục hoàn toàn, nguy cơ ngồi xe lăn cả đời sau này.
Càng bẻ xương bẻ khớp kêu rắc rắc nhiều thì tổn thương càng nhiều
Khi bẻ xương khớp rắc rắc, bẻ đi bẻ lại như vậy sẽ khiến đĩa đệm bị tổn thương cấp tính, hệ thống dây chằng bị tổn thương, gây lỏng khớp, sụn khớp...
Tóm lại, BS Khánh cảnh báo, bất cứ ai cũng không được tự ý cho người khác bẻ xương bẻ khớp khi chưa được thăm khám bác sĩ, chưa được chụp ảnh để xem vấn đề cụ thể là gì. Ngay cả những trường hợp xuất hiện có vấn đề qua phim chụp, chuyên gia luôn khuyến cáo tuyệt đối không được tiến hành các động tác bẻ vặn một cách nhanh, mạnh, đột ngột như video phản ánh. Nếu không, sớm muộn sẽ có tình huống thương tâm xảy ra!
Người phụ nữ đi trị liệu bị gãy xương lên tiếng, thầy thuốc đổ "tại xương giòn" Chị Hương đính chính, bản thân chị đi vật lý trị liệu để chữa chân chứ không phải đi mát-xa như thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Ngày 26/12, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại một người phụ nữ trong quá trình mát-xa bỗng gặp sự cố, hét lên đau đớn. Chị được chuẩn đoán gãy xương đùi...