Vụ người lao động Công ty xây lắp 2 bị quỵt bảo hiểm: Có thể xử lý hình sự
Các luật sư cho biết, việc người có trách nhiệm trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ phạt tiền tới 3 tỷ đồng hoặc ngồi tù đến 7 năm theo quy định của BLHS.
Liên quan đến vụ việc hàng chục cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty Cổ phần đầu tư xây lắp 2 (địa chỉ, số 36 A, tổ 24, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) phản ánh nhiều năm liền bị công ty mà mình gắn bó nợ lương, quỵt tiền bảo hiểm…, PV đã có cuộc trao đổi với các luật sư để tìm hiểu sự việc trên phương diện pháp lý.
Đáng nói, dù không được đóng tiền bảo hiểm từ năm 2015, nhưng hàng tháng nhiều người vẫn bị khấu trừ tiền lương với lý giải của công ty là để đóng bảo hiểm.
Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý cho hay: Theo Điều 216 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực 1/1/2018) về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp: Trốn đóng bảo hiểm từ 50 – dưới 300 triệu đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 – dưới 50 người lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm.
Ảnh minh họa.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 2 lần trở lên; Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50-dưới 200 người; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.
Trường hợp trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên hoặc không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 – 7 năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.
Đối chiếu theo quy định, việc công ty Cổ phần đầu tư xây lắp 2 nợ bảo hiểm hơn 1,7 tỷ đồng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với mức phạt tối đa lên tới 7 năm.
Luật sư Lê Khắc Hải, Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Dũng cho biết: Điều 214 Bộ luật Hình sự cũng quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm như: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Công ty xây lắp 2 đã đóng cửa nhiều tháng nay không hoạt động.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trước đó, lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Đông Anh cho biết, Công ty xây lắp 2 đã nợ tiền BHXH hơn 1,7 tỷ đồng (kéo dài từ năm 2015). Đã nhiều lần BHXH huyện gửi công nợ yêu cầu thanh toán nhưng không được công ty xây lắp 2 hợp tác. Thậm chí, 1 năm trở lại đây công ty này không hoạt động, phòng BHXH huyện không có cách nào liên hệ với lãnh đạo công ty để giải quyết công nợ.
Vị lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Đông Anh cho biết thêm, đơn vị đã nhận được đơn tố cáo của tập thể lao động công ty về tình trạng bị quỵt tiền bảo hiểm và đang trong quá trình giải quyết.
“Việc giải quyết khiếu nại cho người lao động là vô cùng khó khăn vì công ty không hợp tác, chúng tôi hiện chưa có cách liên lạc với lãnh đạo công ty…”, một lãnh đạo BHXH huyện cho biết.
Xuân Tùng
Theo antt.vn
Sẽ hỗ trợ người không có thưởng, thưởng thấp...
Còn 1,5 tháng mới đến Tết, nhưng từ lúc này Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã ban hành nhiều giải pháp chăm lo người lao động để tất cả người lao động có thể đón một cái Tết ấm áp. Phóng viên Báo NTNN đã phỏng vấn ông Ngọ Duy Hiểu (ảnh)- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Thưa ông, Tổng LĐLĐ đã xác định những biện pháp gì để lo Tết cho người lao động khi Tết đang cận kề?
- Ngay từ đầu quý IV, chúng tôi đã có chỉ đạo để công đoàn các cấp thực hiện các chính sách chăm lo Tết cho người lao động. Đầu tiên là đấu tranh để doanh nghiệp nợ lương, trả lương cho người lao động, tiếp đến là thương lượng và giám sát về việc thực hiện các chế độ thưởng Tết, tránh tình trạng các DN nợ lương, không thưởng Tết cho người lao động.
Câu chuyện lương, thưởng Tết của người lao động hàng năm vẫn là câu chuyện nóng, bởi bên cạnh những mức thưởng cao chót vót thì vẫn có những mức thưởng thấp, khiến nhiều lao động chạnh lòng. Ông nghĩ sao về điều này?
- Từ góc độ là cơ quan đại diện quyền lợi của người lao động, tôi rất chia sẻ với người lao động nhận mức thưởng Tết thấp. Cá nhân tôi cho rằng, đã là kinh tế thị trường thì vấn đề lương, thưởng cũng phải được thỏa thuận và điều tiết bởi thị trường. Hiện nay, vấn đề thưởng Tết không có trong quy định của pháp luật, vì vậy nó căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, đúng là bên cạnh những gam màu sáng, thưởng Tết vẫn còn những mảng tối. Nhiều lao động phải ngậm ngùi khi nhận về mức thưởng chỉ vài chục nghìn đồng, thậm chí không có thưởng, bị nợ lương do DN giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn
Thực tế, không ít những cuộc ngưng việc tập thể vào cuối năm liên quan tới vấn đề lương, thưởng không thỏa đáng. Công đoàn đã làm gì giải quyết tình trạng này?
- Vấn đề lương, thưởng Tết là vấn đề tương đối nhạy cảm. Vì thế, nếu DN không công khai thông tin, thực hiện thỏa thuận, thương lượng cung cấp thông tin cho người lao động thì lao động rất dễ nảy sinh tâm lý so bì mức lương, thưởng giữa DN này với DN khác dẫn tới nghỉ việc, ngưng việc.
Để hạn chế tình trạng này, ngay từ đầu quý IV, chúng tôi đã chỉ đạo công đoàn các cấp nắm bắt tình hình, báo cáo để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giải quyết chế độ phúc lợi cho người lao động. Thêm vào đó, thực hiện tư vấn, tuyên truyền pháp luật để người lao động nắm được thực hiện đình công theo trình tự quy định, không vi phạm pháp luật. Riêng với những DN gặp khó khăn, không đủ điều kiện lo Tết cho người lao động, công đoàn các cấp sẽ nắm bắt, báo cáo để công đoàn cấp trên kịp thời hỗ trợ, giúp họ đón một cái Tết no đủ, ấm áp.
Ngoài giám sát thực hiện chế độ phúc lợi, lương, thưởng Tết với người lao động, công đoàn các cấp còn tổ chức hoạt động nào khác không, thưa ông?
- Ngoài việc giám sát thực hiện chế độ lương, thưởng Tết, Tổng LĐLĐ Việt Nam còn có nhiều chương trình hoạt động chăm lo tết cho người lao động như: Tặng quà Tết cho lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; lo tàu xe cho lao động về quê ăn Tết. Đặc biệt, giáp Tết, Tổng LĐLĐ Việt Nam và công đoàn các cấp sẽ tổ chức Tết sum vầy cho lao động không có điều kiện về quê ăn Tết... Theo đó, chúng tôi sẽ huy động sự ủng hộ, đóng góp để thực hiện trao quà cho lao động dự Tết sum vầy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức liên hoan tất niên cho người lao động tham gia chương trình...
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Tổng Bí thư gợi mở 4 vấn đề tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII Lời Tòa soạn: Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Để bảo đảm quyền lợi, nâng cao đời sống của công nhân,...