Vụ người da màu: Cựu cảnh sát bị ấn mức bảo lãnh 1 triệu USD
Công tố viên cho rằng cựu cảnh sát Derek Chauvin có thể trốn khỏi nơi cư trú trong thời gian tại ngoại, do đó cần phải nộp mức bảo lãnh cao.
Hình ảnh trích xuất từ camera cảnh cựu cảnh sát Derek Chauvin ghì đầu gối lên cổ ông George Floyd hôm 25-5. Ảnh: AFP
Một thẩm phán ở TP Minneapolis, hạt Hennepin, bang Minnesota (Mỹ) đưa ra mức bảo lãnh ít nhất là 1 triệu USD cho cựu sĩ quan cảnh sát trực tiếp gây ra cái chết của công dân da màu George Floyd, đài Channel News Asia đưa tin.
Derek Chauvin – người đã ghì đầu gối vào cổ ông Floyd trong gần chín phút, khiến người da màu này tử vong hôm 25-5 – đang đối mặt với hai cáo buộc giết người và một cáo buộc ngộ sát.
Trong phiên xét xử ngày 8-6 của tòa án cấp quận ở hạt Hennepin, thẩm phán Jeanice Reding yêu cầu mức bảo lãnh có điều kiện 1 triệu USD và mức bảo lãnh không điều kiện 1,25 triệu USD nếu Chauvin muốn tại ngoại.
Cựu cảnh sát Derek Chauvin – người bị cáo buộc trực tiếp giết chết người đàn ông da màu George Floyd. Ảnh: AFP
Các điều kiện đi kèm khoản bảo lãnh 1 triệu USD là người này giao nộp các loại súng cá nhân, không làm việc trong lực lượng an ninh hay lực lượng thực thi pháp luật, đồng ý không rời khỏi bang Minnesota và không liên lạc với gia đình ông Floyd – người bị hại trong vụ án.
Công tố viên bang Minnesota, ông Matthew Frank cho rằng Chauvin có thể trốn khỏi nơi cư trú trong thời gian tại ngoại do mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc và phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng trước hành vi phạm tội của người này.
Video đang HOT
Do đó, ông Frank yêu cầu Chauvin phải trả mức bảo lãnh cao.
Thẩm phán Reding đã ấn định thời gian tổ chức phiên xét xử tiếp theo là ngày 29-6.
Công tố viên Matthew Frank rời khỏi tòa sau khi kết thúc phiên xét xử. Ảnh: AFP
Ba cựu sĩ quan cảnh sát khác liên quan tới cái chết của ông Floyd cũng đã bị sa thải, bị bắt và đối mặt với cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay giết người. Ba người này vẫn đang bị giam giữ ở một trại giam địa phương.
Cái chết của ông Floyd đã khiến người dân Mỹ, nhất là cộng đồng người da màu, phẫn uất và xuống đường biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc và sự lạm quyền của lực lượng thực thi pháp luật.
Ở một số nơi, biểu tình đã leo thang thành bạo loạn, cướp phá và hôi của.
Người dân nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức, Nam Phi… cũng xuống đường thể hiện sự đồng cảm với cộng đồng người da màu ở Mỹ và đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc.
Ngày 7-6, Hội đồng TP Minneapolis đã hứa sẽ giải thể và xây dựng lại sở cảnh sát thành phố. Bà Lisa Bender, Chủ tịch Hội đồng TP Minneapolis, cam kết xây dựng lại sở cảnh sát “thực sự giữ an toàn cho người dân”.
Minneapolis cấm cảnh sát kẹp cổ dân sau cái chết của George Floyd
Minneapolis cấm cảnh sát thực hiện động tác kẹp cổ và yêu cầu các sỹ quan ngăn chặn bất cứ đồng nghiệp nào có hành động sử dụng vũ lực không phù hợp.
Đây được xem là những bước đi cụ thể đầu tiên trong nỗ lực cải tổ lực lượng cảnh sát thành phố này sau cái chết của George Floyd.
Những thay đổi này là một phần trong quy định mới giữa chính quyền Minneapolis và Cơ quan Nhân quyền bang Minnesota, nơi mở cuộc điều tra nhân quyền liên quan tới cái chết của ông Floyd.
Hội đồng thành phố đã phê chuẩn quy định trên với 12 phiếu thuận và 0 phiếu chống.
Trong tuyên bố đưa ra sau đó, Ủy viên Nhân quyền Rebecca Lucero khẳng định đây là những thay đổi cần thiết để ngăn chặn việc gây tổn hại tới người da màu, những người phải chịu đau đớn và tổn thương "thế hệ" do hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Floyd bị ghì cổ trong hơn 8 phút trước khi qua đời. (Ảnh: NBC News)
"Đây mới chỉ là một sự khởi đầu. Có rất nhiều việc phải làm và công việc đó sẽ phải được thực hiện với tốc độ và sự tham gia của cộng đồng", bà này cho biết.
Cũng theo quy định mới, các sỹ quan cảnh sát phải tìm cách ngăn cản khi thấy các đồng nghiệp có hành động không phù hợp và không cần thiết. Quy định này cũng yêu cầu các cảnh sát phải báo cáo ngay cho cấp trên khi họ thấy bất cứ sỹ quan nào sử dụng động tác kẹp cổ hoặc các hành động tương tự.
Theo báo cáo mà NBC News có được, cảnh sát thành phố Minneapolis khiến 44 người mất ý thức khi kẹp cổ họ trong 5 năm qua.
Cụ thể, kể từ năm 2015, cảnh sát tiểu bang này sử dụng biện pháp kẹp cổ ít nhất 237 lần, dẫn tới việc 16% nghi phạm và các cá nhân khác trở nên bất tỉnh.
Trong số những người bất tỉnh khi bị ghì cổ, 60% là người da đen trong khi 30% là người da trắng. Gần như tất cả đều là nam giới.
Trong phần lớn các trường hợp đó, biện pháp kẹp cổ được sử dụng sau khi nghi phạm bỏ trốn hoặc phản ứng khi họ đang bị bắt giữ. Gần một nửa số người mất đi ý thức bị thương nhưng mức độ thương tích của họ không rõ ràng.
Minneapolis những ngày qua vẫn đang tiếp tục chìm trong bạo lực sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát Derek Chauvin ghì cổ trong hơn 8 phút dẫn tới thiệt mạng.
Trong đoạn video, Floyd liên tục cầu xin và nói không thở được nhưng sỹ quan Chauvin và các đồng nghiệp khác vẫn bỏ ngoài tai.
Vụ việc làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận, kéo theo các biểu tình trên khắp nước Mỹ và thậm chí lan ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Chauvin bị buộc tội giết người cấp độ 2 và ngộ sát trong 3 sỹ quan còn lại liên quan tới vụ việc bị truy tố.
Hàng chục chuyên gia pháp luật và một quan chức thành phố Minneapolis nói rằng hàng động mà Chauvin sử dụng để đối phó với nạn nhân không được hướng dẫn bởi bất cứ cơ quan cảnh sát nào.
"Đây có vẻ là một thói quen thường xuyên của cảnh sát Minneapolis. Là cảnh sát, họ quen với suy nghĩ rằng cứ sử dụng nó khi thấy thích hợp", ông Obayashi cho hay.
Cô gái quay video cảnh sát ghì cổ George Floyd phải điều trị tâm lý Darnella Frazier - cô gái trẻ ghi lại cảnh quay người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì cổ - mới đây đã phải điều trị tâm lý vì bị sang chấn. George Floyd bị sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, trấn áp bằng cách đè đầu gối lên cổ. Ảnh: CNN. Theo luật sư Seth B. Cobin,...