Vụ ngộ độc bánh mì gần 600 người nhập viện ở Đồng Nai: Bé trai 5 tuổi tử vong
Bé trai 5 tuổi, bệnh nhi nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong sau thời gian điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM
Ngày 3/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) thông tin, bệnh nhi nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong sau 1 tháng hồi sức tích cực.
Bé trai T.G.H (5 tuổi) từng ngưng tim, ngưng thở, cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Sau khi hội chẩn liên viện, do tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhi đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trưa ngày 4/5.
Bệnh nhi ngộ độc bánh mì nặng nhất đã tử vong. Ảnh: H.Anh
Video đang HOT
Tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, bé vẫn trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương não, tiếp tục được hồi sức và lọc máu, thở máy, tiên lượng nặng. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.
Vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm như patê, thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua lấy tại cơ sở bánh mì khi vụ ngộ độc xảy ra, phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Do đó, Sở Y tế Đồng Nai kết luận, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Thái Bình: Không phát hiện liên cầu khuẩn ở trường hợp tử vong sau ăn cỗ đám cưới
Ngày 27/5, Sở Y tế Thái Bình có thông báo kết luận vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) ngày 6/5.
Vụ việc trước đó gây hoang mang do dư luận cho rằng trường hợp tử vong có liên quan đến ăn tiết canh và liên cầu khuẩn.
Các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình). Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Sau khi nhận thông tin của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm đông người do ăn tiết canh tại một đám cưới trên địa bàn phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình), Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục phối hợp với ngành chức năng, các đơn vị điều trị để điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Qua điều tra, xác minh cùng kết quả xét nghiệm của những người nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Thái Bình khẳng định, vụ việc không phải ngộ độc thực phẩm đông người. Trường hợp tử vong là ông P.V.T (sinh năm 1957, trú tại tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình) chẩn đoán lúc ra viện của Bệnh viện Bạch Mai là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn/Gout.
Kết quả cấy máu của ông T tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, không phát hiện liên cầu khuẩn nhưng phát hiện có nhiễm trực khuẩn mủ xanh. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết, có khả năng gây tử vong cao cho người mắc, nghi ngờ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, viêm tấy lan tỏa ở ngón chân cái.
Trước đó, qua thu thập thông tin của cơ quan chức năng, người nhà ông T cho biết, trước khi tử vong khoảng 10 ngày, ông T có vết thương ở chân, bị mưng mủ.
Trước đó, ngày 1 - 2/5 tại gia đình ông H, bà H (tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình) có tổ chức bữa cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con với thành phần tham dự chủ yếu là người thân. Trong đó bữa trưa 1/5 có khoảng 20 mâm cỗ (120 người ăn), thực đơn gồm các món: thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê được giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình, nhân làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín). Chiều 1/5 và sáng 2/5, gia đình tiếp tục tổ chức bữa cỗ với thực đơn được chế biến từ gà, tôm, chân giò lợn, dê, cá mực, thịt mèo, ba ba, giò bò, xôi ruốc và cơm tám. Ông P.V.T có tham gia các bữa cỗ trên.
Đến 16 giờ ngày 4/5, ông P.V.T có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải đã đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đến khoảng 20 giờ ngày 4/5, ông T diễn biến nặng, được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, sau đó tử vong vào 4 giờ ngày 5/5.
Do lo lắng và nghi ngờ nguyên nhân ông T tử vong do ăn tiết canh, nhiễm liên cầu khuẩn nên đêm 5/5 và sáng 6/5, nhiều người dân cùng ăn bữa cơm ngày 1 - 2/5 với ông T đã đến khám tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trong đó 8 người xin chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi, điều trị; 10 người có triệu chứng nhẹ nhập viện và theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình). Sau khi nhập viện, các trường hợp trên được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả bình thường. Tất cả đều được xuất viện sau đó.
Báo cáo ban đầu vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai Liên quan vụ hàng trăm người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì của cơ sở Băng (đường Trần Quang Diệu, P.Xuân Bình, TP.Long Khánh, Đồng Nai), ngày 2.5 UBND TP.Long Khánh đã có báo cáo ban đầu về vụ việc. Số ca nhập viện tăng nhanh Theo UBND TP.Long Khánh, tiệm bánh mì Băng quy mô phục vụ...