Vụ ngộ độc 8 người chết ở Lai Châu: Thêm một nạn nhân nguy kịch
Hiện có một người đàn ông 60 tuổi đang nguy kịch do uống rượu có chứa methanol vượt ngưỡng cho phép.
Bệnh nhân ngộ độc rượu điều trị tại bệnh viện
Lai Châu phát hiện thêm nhiều xã lân cận nhà ông Phù Văn Lèng, Ma Ly Chải, Phong Thổ cũng có người dân mua và sử dụng rượu cùng nguồn gốc và ngộ độc.
Trao đổi với phóng viên chiều 20/2, ông Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 128 người đến khám và nhập viện sau vụ ngộ độc ở Lai Châu. Nhiều người khi thấy có biểu hiện của ngộ độc đã đến các cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi.
Trong số những người đến khám có cả bệnh nhân từng mua rượu tại cửa hàng đã bán cho gia đình ông Phù Văn Lèng, nơi mời nhiều người đến nhà ăn cơm uống rượu và bị ngộ độc.
Riêng ngày 18/2 đã có hơn 60 người sử dụng rượu có chung nguồn gốc mua tại xã Sì Lở Lầu, sau khi khám sàng lọc tại y tế cơ sở đã về Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Lai Châu để kiểm tra.
Video đang HOT
Đặc biệt, hiện có một người đàn ông 60 tuổi đang nguy kịch do uống rượu có chứa methanol vượt ngưỡng cho phép sau khi ăn cỗ đám ma nhà ông Phù Văn Lèng.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, đến thời điểm này, nguyên nhân xảy ra vụ ngộ độc vẫn là do uống rượu có chứa methanol vượt ngưỡng cho phép.
Trước đó, ngày 10/2, gia đình ông Phù Văn Lèng (SN 1957 ở bản Tả Chải) mời nhiều người đến nhà ăn cơm uống rượu. Tối cùng ngày, ông Lèng có triệu chứng đau đầu, buồn nôn và tử vong.
Sau khi ông Lèng qua đời, gia đình đã tổ chức hậu sự và mời dân bản đến ăn cơm, uống rượu theo phong tục của địa phương. Liên tiếp các ngày sau, nhiều người trong số trên có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử.
Theo lời khai của các nhân chứng, các nạn nhân có uống rượu (mua tại xã Sì Lờ Lầu) và ăn kẹo lạc tại đám ma. Sau đó, nhiều người có dấu hiệu ngộ độc và tử vong.
Về phía Ngành y tế Lai Châu hiện cũng đã tăng cường nhân lực, vật lực nhằm kịp thời cứu chữa cho các nạn nhân một cách tốt nhất. Tuy nhiên theo lãnh đạo ngành này, do có nhiều nạn nhân phải chạy thận, lọc máu theo phác đồ điều trị trong khi số máy móc thiếu thốn nên việc cứu chữa cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Vụ 8 người chết ở Lai Châu: Methanol hòa với nước để tạo ra rượu
Với kết quả xét nghiệm ban đầu đối với các mẫu rượu trong vụ nghi ngộ độc tại Lai Châu có thể thấy, rượu này thành phần chính là methanol hòa với nước để tạo ra rượu và bán cho người tiêu dùng.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, cho biết, trong rượu không được phép chứa cồn công nghiệp (methanol), mà chỉ được phép chứa cồn thực phẩm (ethylic) trong giới hạn cho phép.
Bà Trần Thị Trang cho biết, theo quy định, trong rượu chỉ được phép chứa cồn thực phẩm (ethylic), còn methanol (một dạng cồn công nghiệp) không được phép có trong rượu. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một hàm lượng methanol tự nhiên sinh ra khi sản xuất rượu, nhưng với lượng rất thấp.
Vì vậy, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT) và Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013) có quy định, hàm lượng methanol trong rượu không lớn hơn 100 mg/lít cồn 100 độ.
Với kết quả xét nghiệm ban đầu đối với các mẫu rượu trong vụ nghi ngộ độc tại Lai Châu có thể thấy, rượu này thành phần chính là methanol hòa với nước để tạo ra rượu và bán cho người tiêu dùng.
Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, rượu này uống nhiều sẽ gây hậu quả khôn lường, nhẹ có thể gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh, thị giác, nặng có thể dẫn đến mù lòa. Trên thực tế, nhiều trường hợp uống rượu có hàm lượng methanol cao đã bị ngộ độc và tử vong.
"Người dân không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Đặc biệt, để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp, các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất rượu truyền thống", BS. Nguyên khuyến cáo.
Bà Trần Thị Trang cũng cho biết, nếu nhìn bằng mắt thường, ngửi hoặc nếm thì rất khó nhận biết rượu có chứa methanol hay không, vì vậy, người tiêu dùng nên mua những loại rượu có đầy đủ nhãn mác, thông tin như: Tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu... không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với nam giới, nếu uống quá 3 đơn vị rượu/ngày, nữ giới uống quá 2 đơn vị rượu/ngày đã được coi là lạm dụng rượu. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia. Mỗi đơn vị rượu tương đương: 1 lon bia 270-330 ml, hoặc 125 ml rượu vang, hoặc 40 ml rượu 40 độ.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Như Dân Việt đã đưa tin, tính đến ngày 16.2, có thêm 1 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người tử vong nghi do ngộ độ thực phẩm tại phẩm tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ lên 8 người.
Tạm tính đến nay có 49 người nghi ngộ độc thực phẩm tại bản Tả Chải. Trong đó, 24 người đang được chăm sóc, điều trị tại các bệnh viện (10 ca tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, 11 ca tại Trung tâm y tế huyện Phong Thổ, 3 ca tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai). Sức khỏe các bệnh nhân trên có tiến triển tốt và đang tiếp tục được bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân khiến 8 người tử vong sau khi ăn cỗ đám ma tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Theo đó, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia đối với 3 mẫu rượu được lấy tại đám cỗ cho thấy, hàm lượng methanol vượt hàng nghìn lần so với ngưỡng cho phép. BS. Đỗ Văn Giang, Giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Lai Châu cũng cho biết, kết quả xét nghiệm chất methanol trong máu của 10 ca ngộ độc đang điều trị tại BVĐK tỉnh Lai Châu do Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cung cấp cũng có tới 8 trường hợp có nồng độ methanol trong máu cao, thậm chí có trường hợp ca bệnh có nồng độ methanol trên 326 mg/dL, trong khi thông thường nồng độ methanol trong máu>20 mg/dL được coi là ngộ độc, nếu>40 mg/dL là tình trạng ngộ độc rất nặng. Với những kết quả kiểm nghiệm này, Cục ATTP bước đầu xác định nguyên nhân gây tử vong có thể do các nạn nhân sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng.
Theo P.V (VGP)
Từ vụ 8 người tử vong ở Lai Châu: Đừng để chết oan vì rượu Methanol là một chất cồn, một số thương lái đã dùng chất này hòa tan với nước để tạo ra rượu bán cho người tiêu dùng. Bệnh nhân ngộ độc rượu do dùng rượu chứa methanol may mắn sống sót. Phải kiểm soát nơi sản xuất rượu truyền thống Ngày 15/2, Cục An toàn thực phẩm công bố kết luận ban đầu về...