Vụ ngân hàng Mỹ phá sản: Tổng thống Biden có bước đi đầu tiên
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ tiếp tục giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ trong hôm nay 13.3.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong sáng 13.3 (giờ Mỹ) ông sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng nổi lên sau vụ ngân hàng Silicon Valley (SVB) bất ngờ sụp đổ.
Quyết định của ông được đưa ra sau khi chính quyền liên bang thông báo sẽ công bố giải pháp nhằm tăng lượng tiền gửi và ngăn chặn tình trạng sụp đổ tài chính lan rộng, theo Reuters.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh REUTERS
Trả lời phóng viên ngày 12.3, ông Biden cho biết đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và cố vấn kinh tế Lael Brainard phối hợp với các cơ quan quản lý tài chính để đảm bảo các khách hàng gửi tiền ở SVB được tiếp cận tiền gửi của họ, theo CNN.
“Tôi hài lòng rằng họ đã đạt được giải pháp kịp thời để bảo vệ người lao động và doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, đồng thời giữ an toàn cho hệ thống tài chính của chúng ta. Giải pháp này cũng đảm bảo rằng tiền đóng thuế của người dân không gặp rủi ro”, ông Biden nói.
Ông Biden cũng cam kết sẽ buộc những người có trách nhiệm phải giải trình. “Tôi cam kết chắc chắn rằng những người có liên quan mớ hỗn độn này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, và tiếp tục nỗ lực tăng cường giám sát cũng như điều chỉnh các ngân hàng lớn hơn để tránh rơi vào tình trạng này một lần nữa”, ông Biden nói thêm.
SVB, ngân hàng số một cho nhiều start-up Mỹ, đã phá sản trong 48 giờ ra sao?
Trước đó, bà Yellen đã chỉ thị cho Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang đảm bảo các khách hàng của SVB có quyền truy cập vào tiền gửi của họ bắt đầu từ ngày 13.3. Đây là một nỗ lực nhằm trấn an và củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng của Mỹ.
SVB phá sản vào sáng 10.3, sau 48 giờ hỗn loạn do các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền. Vụ phá sản của SVB là thất bại lớn thứ hai của một tổ chức tài chính Mỹ, kể từ sự sụp đổ của ngân hàng Washington Mutual trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Đến ngày 12.3, Cơ quan quản lý bang New York đã ra lệnh đóng cửa Ngân hàng Signature (SB). Vụ của SB là vụ ngân hàng phá sản lớn thứ ba trong lịch sử Mỹ.
Cơ quan quản lý ngân hàng bang New York đã chỉ định Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang là bên tiếp nhận để xử lý tài sản của SB. SB đã báo cáo tổng số tiền gửi tại ngân hàng là khoảng 110,36 tỉ USD tính đến ngày 31.12.2022.
FED cân nhắc lập quỹ hỗ trợ sau vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản
Mỹ vừa chứng kiến vụ phá sản ngân hàng lớn thứ nhì trong lịch sử nước này - Ngân hàng Silicon Valley (SVB).
Vụ việc đã khiến các nghị sĩ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và liên tục yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra các đề xuất nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Bloomberg hôm 11/3 (giờ địa phương) đưa tin, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) nước này đang cân nhắc việc thành lập một quỹ, cho phép các cơ quan quản lý hỗ trợ thêm tiền gửi tại các ngân hàng đang gặp khó khăn, sau sự sụp đổ của SVB.
Hôm 10/3, SVB - một trong những ngân hàng lớn nhất thung lũng Silicon và lớn thứ 16 ở Mỹ, tuyên bố phá sản. Thị trường chứng khoán nước này sau đó đã lao dốc trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần, làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu khi hàng tỷ USD tiền gửi của nhiều công ty và nhà đầu tư mắc kẹt.
Sự sụp đổ của ngân hàng SVB khiến FED cân nhắc việc thành lập quỹ hỗ trợ. Ảnh: Xinhua.
Theo Bloomberg, nhà chức trách Mỹ đã có cuộc thảo luận với lãnh đạo các ngân hàng, hy vọng rằng biện pháp thành lập quỹ hỗ trợ khi đi vào thực tế sẽ giúp trấn an những người gửi tiền.
Đây là một phần trong kế hoạch dự phòng của FED khi sự hoang mang đang lan rộng, liên quan tới tình trạng của nhóm các ngân hàng vốn tập trung vào cộng đồng đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp.
Trước đó, hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận với Thống đốc California Gavin Newsom về sự sụp đổ của SVB và những nỗ lực giải quyết tình hình.
SVB sụp đổ sau khi những người gửi tiền đã vội vã rút tiền khỏi ngân hàng này do lo ngại về tình hình tài chính của SVB. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng thương mại lớn thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ, sau vụ ngân hàng Washington Mutual (WaMu) sụp đổ năm 2008 vào thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Hiện FDIC được giới chức điều hành ngân hàng bang California chỉ định là nơi nhận tiền bán các tài sản của SVB sau này. Theo thông báo của FDIC, trụ sở chính cũng như toàn bộ chi nhánh của SVB sẽ được mở cửa lại vào ngày 13/3 và tất cả những khách hàng có bảo hiểm tiền gửi sẽ được rút hết số tiền của mình chậm nhất là trong sáng hôm đó.
Tuy nhiên, FDIC thông tin thêm rằng tính tới cuối năm 2022, có tới 89% trong tổng số 175 tỷ USD tiền gửi ở SVB là không có bảo hiểm. Để giải quyết vấn đề này, FDIC sẽ tìm cách bán tài sản của SVB nhằm chi trả cổ tức cho những khách hàng không có bảo hiểm tiền gửi
Điều gì sẽ xảy ra sau vụ SVB bank sụp đổ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đưa ra sau việc ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) - nằm trong top 20 ngân hàng thương mại hàng đầu Mỹ, sụp đổ quá chóng vánh chỉ trong vòng 48 giờ. Đây là vụ phá sản lớn nhất của một ngân hàng Mỹ kể từ sau vụ Washington Mutual vào năm 2008. Nhiều biện...