Vụ ném bom nhầm ở Trung Quốc: Myanmar xin lỗi
Myanmar đã nhận trách nhiệm và xin lỗi về vụ ném bom ở Trung Quốc khiến 5 người thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/4 cho biết thông tin trên.
Hồi tháng 3, lực lượng chính phủ Myanmar đụng độ với nhóm phiến quân Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA). Bắc Kinh đã chỉ trích Naypyidaw về cái chết của 5 người dân tỉnh Vân Nam hôm 13/3 sau khi bị bom của quân đội Myanmar dội trúng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với người đồng cấp Myanmar Wunna Maung Lwin cho biết Bắc Kinh và Naypyidaw đã thành lập nhóm điều tra kết hợp để làm rõ vụ việc. Hôm 2/4, ông Vương thông báo Ngoại trưởng Maung Lwin đã chấp nhận kết quả điều tra và thừa nhận công dân Trung Quốc bị giết chết bởi bom từ máy bay Myanmar thả xuống.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Maung Lwin đã xin lỗi và yêu cầu được bồi thường. Phía Myanmar cũng cam kết trừng phạt những người liên quan đến vụ ném bom ở Trung Quốc và tăng cường giám sát nội bộ, tránh để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.
Quân lính Myanmar tại một căn cứ. (Ảnh: SCMP)
Liên quan đến vụ ném bom, ngày 15/3 trước đó, phát biểu sau khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 bế mạc kỳ họp thứ 3, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Bắc Kinh có trách nhiệm và có khả năng bảo vệ sự ổn định của khu vực biên giới giữa nước này với Myanmar.
Video đang HOT
Cách đó một ngày, ngày 14/3, ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc cảnh báo không nên có thêm các vụ đạn lạc gây chết người trên biên giới với Myanmar, nếu không quân đội Trung Quốc sẽ có “hành động kiên quyết và cứng rắn” để bảo vệ sự an toàn của người dân.
Trước phản ứng quyết liệt của Trung Quốc, cùng ngày, Chánh văn phòng Tổng thống Myanamar, ông Zaw Htay cho biết căn cứ trên thông tin mà họ được cung cấp, Quân đội Myanmar kết luận: “Dữ liệu GPS, thông tin radar và trên thực địa đều cho thấy máy bay của chúng tôi không đi vào khu vực mà phía Trung Quốc cáo buộc”.
Ông nói thêm rằng quân đội Myanmar thường thông báo cho phía Trung Quốc trước khi có lịch và lộ trình bay gần khu vực biên giới hai nước.
Nhà chức trách Myanmar cho rằng có khả năng phiến quân ly khai ở vùng Kokang thuộc bang Shan đã cố tình bắn phá lãnh thổ Trung Quốc để gây sự hiểu lầm và nghi kỵ giữa Bắc Kinh và Naypyidaw.
Trong khi trước đó, ngày 13/3, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai một số phi đội máy bay tiêm kích để “theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi” các máy bay quân sự của Myanmar bay sát khu vực biên giới Trung Quốc.
Không quân Myanmar cũng luôn đặt trong tình trạng báo động cao, duy trì theo dõi chặt chẽ tình hình trên không và tăng cường giám sát khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Kể từ tháng 2 đến nay, các cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với nhóm phiến quân Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) liên tục bùng lên dữ dội. Hậu quả là hàng chục ngàn người dân vùng Kokang đã phải bỏ nhà cửa đi di tản.
Tân Hoa xã cho biết hơn 30.000 người từ Kokang đã vượt biên giới chạy sang tỉnh Vân Nam. Chính quyền Myanmar đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở Kokang từ ngày 9/2.
Myanmar và Trung Quốc có chung đường biên giới dài gần 2.200km và đây không phải là lần đầu tiên giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân lan sang lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 2013, đạn pháo từ Myanmar rơi vào một thị trấn Trung Quốc khiến ba người thiệt mạng. Khi đó lực lượng Myanmar đụng độ với nhóm phiến quân Quân đội độc lập Kachin.
Theo Đất Việt
Trung Quốc tăng "kiểm soát mềm" ở biên giới với Myanmar
Trung Quốc cần tăng cường khả năng "kiểm soát mềm" ở Myanmar để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương, theo trang mạng quân sự Sina Military ở Bắc Kinh.
Theo tờ Want China Times, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho hay mới đây, Quân đoàn 14 của quân đội Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực cao nguyên phía tây tỉnh Vân Nam, gần biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang ngày càng leo thang liên quan tới cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Myanmar và nhóm phiến quân mang tên "Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar" (MNDAA) ở vùng Kokang hay còn gọi là "phiến quân Kokang". Thậm chí, cảnh tượng "bom rơi đạn lạc" từ vùng biên giới Myanmar còn lan sang cả lãnh thổ Trung Quốc làm san phẳng một căn nhà và cướp đi sinh mạng của 4 nông dân tại tỉnh Vân Nam hồi đầu tháng này.
Binh sĩ chính phủ Myanmar đi tuần tra tại Kokang.
Sina Military cho rằng bằng việc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn và cố tình để rò rỉ thông tin liên quan tới việc thắt chặt kiểm soát an ninh tại khu vực biên giới cũng như đặt các đơn vị pháo binh và lực lượng phòng không vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, Bắc Kinh đã muốn gửi đi một thông điệp cảnh báo với Myanmar. Tuy nhiên, kể từ ngày 27/3, chính phủ Myanmar đã bắt đầu nối lại các cuộc tấn công nhằm trấn áp lực lượng MNDAA.
Đối với Trung Quốc, việc tăng cường khả năng "kiểm soát mềm" ở Myanmar trong thời gian lâu dài là yếu tố vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế và quân sự của quốc gia đông dân nhất thế giới. Không giống như Campuchia, Nepal và Bhutan, Myanmar là cửa ngõ chiến lược hướng ra khu vực Ấn Độ Dương. Đây chính là lý do vì sao Trung Quốc muốn thuê đất của Myanmar để xây một căn cứ hải quân, Sina Military nhấn mạnh.
Để hiện thực kế hoạch, hiện tại, Trung Quốc cần phát triển một số loại hình liên minh quân sự với Myanmar và nên bắt đầu bằng việc hỗ trợ các nhiệm vụ phi quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt kết nối giữa hai nước, để có thể trở thành đối tác lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ của Myanmar. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cần tăng cường hoạt động đầu tư vào ngành giao thông vận tải, phát triển cảng biển, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, y tế, viễn thông và năng lượng ở Myanmar. Đây chính là cách giúp Trung Quốc vừa có thể giành được thiện cảm vừa mở rộng tầm ảnh hưởng ở Myanmar.
Các tay súng thuộc lực lượng MNDAA, hiện đang giao tranh với quân chính phủ Myanmar tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc.
Cũng theo Sina Military, nếu như trong tương lai, Trung Quốc có thể duy trì hoạt động của một cảng biển hướng ra Ấn Độ Dương ngay trên lãnh thổ Myanmar, "hạm đội biển xa" của Hải quân Trung Quốc có thể được chia ra thành Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương.
Trong đó, Hạm đội Thái Bình Dương đảm nhận trọng trách tại khu vực chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Còn Hạm đội Ấn Độ Dương sẽ chịu trách nhiệm các khu vực từ eo biển Malacca ở Biển Đông tới phía bắc Ấn Độ Dương. Hoạt động của hai hạm đội này có thể sử dụng khu vực phía nam của Đài Loan và Philippines như một ranh giới, và tương trợ lẫn nhau khi cần thiết.
Theo Infonet
Trung Quốc "bày trận chờ địch", biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng Quân đội Myanmar ngày 27 tháng 3 đã phát động tổng tiến công đối với phiến quân Kokang, trong khi Quân đội Trung Quốc đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Quân đội Myanmar tăng cường binh lực và vũ khí để tấn công phiên quân Kokang (nguồn mạng sina TQ) Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 28 tháng 3 đưa tin,...