Vụ mua ve chai được 5 triệu yen: Xác HTMLVisual Mã HTML Word count: 0 nhận địa điểm mua chiếc ‘thùng sắt’
Liên quan đến vụ người mua ve chai được 5 triệu yen (tương dương hơn 1 tỉ đồng) – Báo Thanh Niên đã thông tin, ngày 23.3, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng cho biết chị và người em của mình đã được Công an P.10 (Q.Tân Bình, TP.HCM) mời đến để chứng kiến và ký xác nhận túi niêm phong hộp đựng tiền.
Chị Hồng sửa lại xe mua ve chai để chuẩn bị một ngày mưu sinh – Ảnh: Công Nguyên
Chiều 23.3, chị Hồng và anh Trịnh Minh Vương (chồng chị Hồng) kể lại: Vào đầu tháng 12.2013, chị được một người đàn ông chừng 40 tuổi, ăn mặt tuềnh toàng đứng gần ngã ba đường Trần Văn Quang – Âu Cơ thuộc P.10 (Q.Tân Bình) gọi lại bán cho cái hộp sắt với giá 100.000 đồng. “Lúc đó thấy ông ta đứng ở lề đường bán thì tôi mua, chứ đâu có để ý ông ta là ai, hay ở đâu” chị Hồng cho biết.
Sau khi đọc Báo Thanh Niên, biết mình có thể được hưởng một phần trong số tiền đó theo quy định, chị Hồng tâm sự: “Nếu quả thật vậy, thì tôi cũng cho mấy chị mua bán ve chai như tôi mỗi người một ít xem như lộc trời ban. Số còn lại về sửa lại căn nhà ngoài quê cho kiên cố để hai đứa con chui ra chui vào những ngày mưa bão. Còn lại tôi sẽ để dành nuôi hai đứa con ăn học”.
Cũng vào chiều 23.3, trả lời Thanh Niên, trung tá Nguyễn Quang Vinh, Phó trưởng công an P.10 (Q.Tân Bình) cho biết đến nay tình hình an ninh trật tự tại khu vực hẻm nhà chị Hồng đã được đảm bảo. Những người lạ mặt không còn lảng vảng trước nhà chị Hồng nữa. Hiện số tiền đã được niêm phong, bảo quản kỹ lưỡng và cơ quan công an đang xác minh, điều tra chủ nhân số tiền. Sau khi được báo chí đăng tải thông tin, đến hiện tại chưa có ai đến xác nhận mình là chủ số tiền nói trên.
Video đang HOT
Một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cũng cho biết vụ việc đã được Công an P.10 báo cáo. Công an Q.Tân Bình đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với Công an P.10 điều tra.
Trả lời Thanh Niên, luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) nói rằng trong trường hợp của chị Hồng, chị mua phế liệu, trị giá chị được hưởng cũng chỉ là chiếc hộp sắt, còn số tiền trong đó là do người khác bỏ quên. Chị Hồng không đương nhiên được sở hữu số tiền này mà phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện có. Cụ thể, UBND hoặc công an phường sẽ thực hiện việc tiếp nhận và thông báo tìm kiếm chủ sở hữu số tiền này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 1 năm. Sau 1 năm kể từ ngày đăng thông tin, nếu không xác định được chủ sở hữu hợp pháp (không phải là chủ sở hữu phi pháp) thì theo quy định của bộ luật Dân sự, chị Hồng sẽ được hưởng 27 triệu đồng, bằng 10 tháng lương tối thiểu vùng 1 hiện nay và 50% của phần vượt quá 27 triệu đồng.
Theo TNO
Mua ve chai, được 5 triệu yen Nhật
Chiều 22.3, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) vẫn đang tạm giữ 5 triệu yen Nhật (tương đương hơn 1 tỉ đồng) của chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) để bảo đảm an toàn cũng như tiến hành xác minh số tiền trên.
Sau khi giao nộp 5 triệu yen Nhật cho công an, chị Hồng trở lại công việc như mọi ngày - Ảnh: Công Nguyên
Tưởng tiền âm phủ
Tiếp chúng tôi trong căn nhà thuê chật chội nằm sâu trong hẻm 84 đường Trần Văn Quang, P.10, Q.Tân Bình, chị Hồng vẻ mặt chưa hết hoảng sợ kể lại câu chuyện "có thật như mơ" của mình. Cuối năm 2013, trong lúc đi mua ve chai trên đường Trần Văn Quang, chị được một người lạ bán cho hộp sắt hình vuông cao khoảng 0,5 m, đã gỉ sét, bên dưới có 4 chiếc bánh nhựa, với giá 100.000 đồng. Do thời điểm đó sắt đang rẻ nên chị để dành khi nào sắt lên giá sẽ đập ra bán kiếm lời.
Khoảng 15 giờ ngày 21.3, chị Hồng và chồng đem chiếc hộp sắt ra đầu hẻm đập để lấy sắt. Khi hộp sắt bị vỡ thì thấy bên trong có 1 chiếc hộp bằng gỗ ép. Mở hộp gỗ ra, lập tức nhiều tờ tiền bay tứ tung ra ngoài nên mọi người xung quanh tập trung lại lượm. "Lúc đó tôi cứ ngỡ là tiền giả hay tiền âm phủ gì đó", chị Hồng kể.
Nếu mọi người không kéo tới thì tôi cũng đem ra công an phường giao nộp. Cái gì không phải của mình thì nên trả nó về chủ thật sự của nó
Huỳnh Thị Ánh Hồng
Câu chuyện vợ chồng chị Hồng lượm tiền trong hộp sắt được truyền đi rộng rãi khiến nhiều người tập trung tới để xin. Đến chiều 21.3, có hàng trăm người tập trung tới hẻm dẫn vào nhà chị Hồng để xin tiền. Một số người quá khích đã lao vào nhà giật tiền, cũng như có những lời lẽ đe dọa đòi chị Hồng phải chia số tiền nói trên. "Thật sự lúc đó tôi không biết tiền gì cả, mà thấy nhiều người tập trung quá tôi rất hoảng sợ và lo lắng", chị Hồng kể và cho biết ngay sau khi vụ việc xảy ra, chị gọi điện báo công an phường đến can thiệp.
Nhận tin báo, công an nhanh chóng có mặt để giải tán đám đông và mời vợ chồng chị Hồng lên công an phường làm việc. Tại đây, công an đã lập biên bản tiếp nhận số tiền 5 triệu yen từ vợ chồng chị, trong đó có những tờ tiền còn mới và cũ. "Từ hôm qua tới giờ tôi có ăn uống và ngủ nghỉ gì đâu. Đêm qua, hôm nay có nhiều người lạ cứ đứng trước nhà khiến tôi và mọi người ở đây không ai dám ngủ cả", chị Hồng lo lắng nói.
Truy tìm chủ nhân số tiền lớn
Nói về số tiền rất lớn tình cờ phát hiện, chị Hồng tâm sự: "14 năm trong nghề mua bán ve chai tôi mới gặp trường hợp này. Nếu mọi người không kéo tới thì tôi cũng đem ra công an phường giao nộp. Cái gì không phải của mình thì nên trả nó về chủ thật sự của nó".
Chị Hồng kể rằng để lại hai con ở quê, vợ chồng chị vào TP.HCM rong ruổi khắp nơi mua bán ve chai để mưu sinh qua ngày. Cuộc sống bữa đói, bữa no nhưng trong căn nhà thuê vẫn đầy ắp tiếng cười của những người cùng cảnh ngộ. "Sau khi giao nộp hết số tiền cho công an, tôi thấy lòng nhẹ nhõm. Tôi chỉ mong đủ sức khỏe để làm ăn nuôi hai con ăn học khôn lớn để sau này bọn nó không khổ như tôi là được rồi", chị Hồng tâm sự.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết sau khi nhận được thông tin của chị Hồng, công an đã có mặt để giải quyết vụ việc. Những người quá khích được công an mời lên để răn đe. Hiện công an đang tạm giữ số tiền chị Hồng giao nộp để đảm bảo an toàn cho chị cũng như gia đình, đồng thời tiến hành xác minh số tiền trên là của ai, có hợp pháp hay không.
Chị Hồng có thể được hưởng một phần Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định hiện nay, người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND hoặc công an phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu lớn hơn thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước...
Theo TNO
Xôn xao hai vợ chồng thu mua ve chai vô tình "được" 5 triệu yên Nhật Lúc đập hộp sắt như đồ điện tử cũ, hai vợ chồng thu mua ve chai thấy cọc tiền bên trong. Qua kiểm tra biết được là tiền Nhật với số lượng lớn. Vụ việc xảy ra vào chiều 21/3 khi anh Trịnh Minh V. (SN 1979, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú hẻm 84 đường Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân...