Vụ Minh ‘Sâm’: Bắc Ninh báo cáo gì khi ‘không hay biết’?
Không biết gì về hoạt động phạm pháp của băng nhóm Minh ‘Sâm’”, vậy tỉnh này sẽ báo cáo gì với Thủ tướng vào ngày 30/9?
Theo tin tức trước đó, ngày 22/8, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng đã ký thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc- yêu cầu Trưởng Ban Phòng, chống tội phạm của Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo kiểm điểm, xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “sâm”) và Nguyễn Thanh Hưng (tức Hưng “sóc”) ở Bắc Ninh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2014.
Chỉ đạo này có thể sẽ làm khó cho UBND tỉnh Bắc Ninh bởi thời gian để kiểm điểm, xác định trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan đến băng nhóm tội phạm này xem ra quá gấp trong khi trước đó tỉnh “không hề hay biết về những hoạt động phạm pháp của Minh &’Sâm’ và đồng bọn.
Bắt giữ “ông trùm” Minh “Sâm”.
Minh Sâm – ‘trùm buôn gỗ’ khét tiếng Bắc Ninh bi băt
Tỉnh không hề hay biết về sai phạm của Minh &’Sâm’ và đồng bọn?
Như thông tin báo Tiền Phong đã đưa: Cuộc trao đổi với phóng viên ngày 19/8, ông Đỗ Tuấn Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Khê ( thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, trạm cân tải của Minh “Sâm” được lắp đặt khoảng hơn một năm nay tại khu vực cầu Bèo, thôn Đông, xã Phù Khê. Tất cả xe tải cỡ lớn chở gỗ đều phải qua trạm cân của Minh “Sâm”.
Sau khi các xe gỗ cân tải xong, phải hạ tải chuyển gỗ sang các xe nhỏ, hoặc đảm bảo trọng tải theo “quy định” của Minh “Sâm” mới được lưu thông tiếp tới các ki ốt mua bán gỗ tại chợ gỗ Phù Khê. Khi hỏi về việc nhân viên của Cty Đại An thu tiền và xử phạt xe quá tải ra sao thì ông Đỗ Tuấn Khanh nói… không nắm được (?!).
Trong khi đó, theo quan sát, trạm cân tải của Minh “Sâm” chỉ cách trụ sở UBND xã Phù Khê chưa đầy 500m, cách trụ sở UBND và Công an thị xã Từ Sơn chưa đầy 2km.
Trạm cân đã hoạt động hơn một năm nay, song ông Phó Chủ tịch xã nói không nắm được Cty Đại An thu tiền và xử phạt xe quá tải thế nào? Dư luận hoàn toàn có thể đặt dấu hỏi về vai trò quản lý của chính quyền địa phương ở đâu?
Nhiều khi lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đều “không biết” thật về những hành vi phạm pháp của băng nhóm Minh “Sâm”, bởi nếu biết, chắc hẳn tỉnh đã không trao cho Công ty TNHH Đại An do Minh “Sâm” làm giám đốc nhiều bằng khen “tập thể lao động xuất sắc” đến thế.
Nếu biết, hẳn là các đơn vị trong Tỉnh đã không chứng nhận để Minh “Sâm” có cơ hội trở thành doanh nhân tiêu biểu trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long!.
Hé lộ bí mật về trùm xã hội đen Minh ’sâm’ và Hưng ’sóc’
Video đang HOT
Dân không ai dám tố cáo
Thực ra, từ rất lâu rồi, nhiều người dân Từ Sơn biết rõ những hành động phi pháp của băng nhóm xã hội đen Minh “Sâm”, Hưng “Sóc” (Nguyễn Thành Hưng) bởi họ chính là nạn nhân của những trò trấn áp, bắt chẹt từ băng nhóm giang hồ đội lốt doanh nhân này.
Nhưng tuyệt nhiên không ai dám tố cáo bởi thế lực của Minh “Sâm” quá lớn, bởi chỉ cần manh nha phản kháng, họ có thể sẽ bị nhóm đàn em của Minh “Sâm” mang hung khí đến nhà dằn mặt, hết đường làm ăn, thậm chí mất cả đường sống như chơi.
Trao đổi với PV , chị N.T. L bán nước gần đó nói: “Tôi bán ở đây rất lâu rồi, tuy nhiên không một ai ở công ty này được ngồi hàng quán hay uống nước ở đây, chúng tôi cũng chỉ thỉnh thoảng được nhìn vợ chông ông Minh khi họ đi xe ngang qua”.
Những người dân sống quanh đó thậm chí còn không biết được mặt ông Nguyễn Ngọc Minh, tuy nhiên “tiếng” của “ông trùm” này thì từ trẻ nhỏ đến người già ai cũng biết.
Về gia đình ông Minh, chị L cho hay: “Ông Minh có 4 người con, 3 con gái lớn rồi và 1 cậu con trai còn bé lắm. Vợ ông Minh rất đẹp, điều hành công ty cùng chồng, hay đóng góp cho TX Từ Sơn lắm”.
Giới buôn gỗ ở Từ Sơn cũng không lạ gì băng nhóm Minh “Sâm” với những kiểu làm ăn phi pháp, hành xử theo kiểu “luật rừng” luôn buộc họ phải tuân theo không cách gì kháng cự. Chính họ cũng buộc phải thỏa hiệp bởi kháng cự đồng nghĩa với tổn thất, với hết đường làm ăn tại mảnh đất làng nghề Kinh Bắc màu mỡ mà Minh “Sâm” đang làm bá chủ.
Chuyện không người dân nào tố giác những hành động phi pháp của Minh &’Sâm’ có thể rất dễ hiểu, bởi người dân lương thiện, người lao động chân chính bao giờ cũng chỉ mong được yên ổn để làm ăn, chống đối với Minh “Sâm” khác gì chống chọi với… trời, nhất là khi những tên tội phạm này đang được tôn vinh “công dân tiêu biểu” của cả tỉnh.
Nhưng còn các cấp chính quyền sở tại, nếu các lãnh đạo từ xã đến tỉnh đều không nắm được, dù chỉ manh nha một vào thông tin nào đó về sự lộng hành của băng nhóm xã hội đen khét tiếng này thì rõ ràng là điều khó hiểu.
Trùm xã hội đen ở Bắc Ninh vừa bị 100 công an vây bắt giàu cỡ nào?
Việc các đơn vị chủ lực của Bộ Công an trực tiếp tiến hành điều tra, bắt giữ nhóm tội phạm Minh “Sâm”, Hưng “Sóc” mà không có sự tham gia của Công an tỉnh Bắc Ninh là bằng chứng cho thấy rõ ràng có điều khó hiểu trong diễn biến của vụ việc này tại địa phương. Điểm “khó hiểu” này cũng chính là điều mà dư luận thắc mắc và câu trả lời có lẽ đành chờ kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra.
Liên quan đến việc lập trạm cân thu tiền, Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) làm rõ, Minh “Sâm”, Hưng “Sóc” luôn cắt cử 2 đối tượng ngồi chặn ở khu vực cầu Tấn Bào để kiểm soát các xe đi qua. Nếu là xe chở gỗ quen (đóng phí tháng) thì bọn chúng cho đi qua luôn, còn nếu xe chở gỗ lạ thì chúng ép, đưa về kho riêng trong khu vực chợ, sau đó, ép buộc các tài xế hoặc chủ hàng nộp tiền lệ phí.
Tùy theo tải trọng của xe, đàn em của Minh “Sâm”, Hưng “Sóc” bắt các lái xe hoặc chủ hàng, nộp các mức lệ phí 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/xe.
Thời hạn 30/9 đã rất gần để Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh báo cáo Thủ tướng về trách nhiệm của những cá nhân, tập thể liên quan đến băng nhóm tội phạm Minh “Sâm”, Hưng “Sóc’ theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Yêu cầu này hẳn nhiên không dễ thực hiện. Hàng chục năm trời băng nhóm xã hội đen Minh “Sâm”, Hưng “Sóc” tung hoành ngang dọc trên địa bàn tỉnh, khiến bao người kinh sợ nhưng lãnh đạo địa phương tuyệt nhiên không hay biết. Vậy thì chỉ trong vài ngày, để điều tra làm rõ sự việc, “truy” được trách nhiệm của tập thể, cá nhân nào đó có liên quan xem ra là điều rất khó.
Tất nhiên vẫn phải chờ đợi và hy vọng bởi biết đâu, đột nhiên lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh lại biết được gì đó nhiều hơn câu trả lời “không nắm được” như hiện nay.
Theo Ngươi đưa tin
Về "đại bản doanh" của trùm xã hội đen Hưng "sóc"
Người dân sinh sống ở chợ gỗ Phù Khê - Từ Sơn (Bắc Ninh) không khỏi bất ngờ chứng kiến trưởng thôn Hưng "sóc" kiêm Giám đốc Cty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh (Cty Thành Hưng) đã nửa cuộc đời cơm tù áo số lại tiếp tục sa lưới ở tuổi 61.
Sau khi ông trùm Hưng "sóc" và Minh "sâm", Giám đốc Cty TNHH Đại An (Cty Đại An) sa lưới vào ngày 13/8, phóng viên Tiền Phong đã trực tiếp vào "thủ phủ" của trưởng thôn Hưng "sóc" đối mặt đàn em và người nhà để tìm hiểu cuộc sống của ông này.
Nửa đời cơm tù
Từ trung tâm thị xã Từ Sơn đi khoảng 2km là tới thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê (từ Sơn)- "thủ phủ" của gia đình trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng (Hưng "sóc"- SN 1953, kiêm Giám đốc Cty Thành Hưng). Con đường dẫn vào thôn Phù Khê Thượng rộng thênh thang, song luôn bị ách tắc bởi những xe tải chở gỗ nườm nượp ra vào. Hai bên đường là hàng trăm hộ kinh doanh buôn bán gỗ, đồ mỹ nghệ, khiến cho khu vực này càng thêm sầm uất.
Vợ Hưng "sóc" chỉ về ngôi chùa do Hưng làm trưởng thôn kêu gọi xây dựng.
Phóng viên đóng vai người đi mua gỗ nhờ một người lái xe ba gác chở tới khu vực kinh doanh gỗ của Hưng "sóc". Rất nhanh, người lái xe tên Q. đưa thẳng chúng tôi đến trụ sở Cty Thành Hưng. Theo anh Q., về nguyên tắc, hoạt động của khu vực này từ trước tới nay không ai được phép can dự vào chuyện của trưởng thôn Hưng. Dù trưởng thôn có mặt hay vắng mặt, mọi chuyện vẫn tăm tắp như đã được lập trình.
Trụ sở Cty Thành Hưng cửa đóng im ỉm, chúng tôi đành phải hỏi người dân tìm tới nhà ông trùm Hưng "sóc". Sau những nỗ lực chúng tôi đã tiếp cận được gia đình em trai trưởng thôn Hưng "sóc" là ông Nguyễn Văn Cường (SN 1955).
Khi giới thiệu là phóng viên, ông Cường tỏ ra khá cởi mở, dù trên khuôn mặt vẫn chưa hết nghi ngại. Ông Cường phàn nàn, gia đình chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ cơ quan công an, song một số tờ báo đã đăng nhiều chi tiết "không chính xác" về gia đình ông.
Ông Cường cho biết, gia đình ông có 8 người con (4 trai, 4 gái), trong đó, ông Hưng là con thứ 4. Từ nhỏ, Hưng đã tỏ ra là người thông minh, nhanh nhẹn hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa, và rồi có biệt danh Hưng "sóc".
Về tiểu sử của Hưng "sóc", hầu hết người dân ở Phù Khê Thượng đều nắm rõ. Sau khi học hết lớp 9 (hệ 10 năm), Hưng lên thị xã học trung cấp sư phạm ở Bắc Ninh. Không lâu sau khi rời quê nghèo, Hưng bắt đầu sa ngã. Kết nạp được nhiều anh em trong và ngoài tỉnh, Hưng bỏ học, cùng đồng bọn đi trộm cắp. Trong các phi vụ, Hưng là người cầm đầu và tổ chức rất bài bản.
Có lúc muốn làm lại cuộc đời
Hai mươi ba năm ăn cơm tù, chôn vùi tuổi trẻ, cũng có lúc Hưng "sóc" bắt đầu ăn năn hối cải, quyết tâm làm lại cuộc đời. Năm 1995, Hưng xây dựng gia đình với bà Hoàng Thị H. Hai vợ chồng sinh được hai con, một trai, một gái. Được anh em trong họ mở rộng vòng tay, Hưng đi buôn gỗ, quyết đoạn tuyệt với con đường tội lỗi, làm ăn lương thiện.
Chân dung Hưng "sóc".
Nhờ lối cư xử chuẩn mực, chân tình nhưng nghiêm khắc mà Hưng rất được lòng mọi người. Trong lúc khó khăn nhất, một người anh em thành đạt là Minh "sâm" từng được Hưng cưu mang khi còn trong tù đã mang đến 100 triệu đồng cho Hưng khởi nghiệp. Có vốn, Hưng mở cửa hàng tạp hóa cho vợ buôn bán, còn mình lại tiếp tục đi buôn gỗ. Năm 2004, được sự tín nhiệm của dân làng, Hưng trúng chức trưởng thôn Phù Khê.
Cũng trong năm này, Hưng đứng ra kêu gọi quyên góp xây dựng được ngôi chùa Hồng Ân rất khang trang ở quê nhà. Hưng được giao trọng trách là trưởng ban kiến thiết xây dựng chùa. Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận.
Bất ngờ sa lưới
Chia sẻ với PV, bà H., vợ Hưng "sóc", cho biết: Hồi mới ra tù, trở về quê hương, chồng bà chuyên buôn bàn ghế lên khu vực Móng Cái. Được một thời gian bị vỡ nợ, Hưng vay vốn ngân hàng mở xưởng xẻ gỗ, sau đó tuyển thợ chế tác gỗ. Công việc làm ăn dần khấm khá lên. "Ông ấy rất hòa nhã, ít khi tụ tập nhậu nhẹt, uống rượu ở nhà. Hôm ông ấy bị bắt, công an mang đi một máy vi tính, niêm phong hai chiếc két sắt, trong két có khoảng hơn 2 tỷ đồng" - bà H. nói.
Theo quan sát của PV, tại Cty Thành Hưng, rất nhiều bằng khen, giấy khen ghi nhận thành tích của Nguyễn Thành Hưng được treo ở khu vực trung tâm. Nhiều tấm ảnh ông Hưng chụp cùng các lãnh đạo cấp cao cũng được trưng bày tại trụ sở Cty.
Ông Đỗ Tuấn Khanh, Phó chủ tịch UBND xã Phù Khê cho biết, ông Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc Cty Đại An (tức Minh "sâm", SN 1960) trúng thầu khu chợ gỗ Phù Khê vào năm 2008. Chợ có 500 ki ốt, Minh "sâm" cùng Hưng "sóc" có công rất lớn trong việc kéo được nguồn gỗ từ các nơi về đây, tạo công ăn việc làm cho bà con, cũng như đảm bảo việc chăm nom, bảo vệ tài sản.
Ông Đỗ Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND xã Phù Khê, cho biết thêm, trong quá trình kinh doanh buôn bán và quản lý khu chợ gỗ, Hưng "sóc" có để xảy ra một vài vụ xô xát nhỏ, nhưng đã được giải quyết ổn thỏa. Theo vị Chủ tịch xã Phù Khê, từ khi ông Hưng bị bắt tới nay, địa phương chưa nhận được bất cứ thông tin gì từ cấp trên liên quan đến Minh và Hưng.
Hưng "sóc" từng khoe "chiến tích" với phóng viên
Hai năm trước khi bị bắt giam, Hưng "sóc" từng có buổi tiếp xúc với PV Tiền Phong, dưới danh nghĩa một giang hồ hoàn lương. Lúc đó, Hưng kể, mở màn cho quãng đời lầm lỗi của ông ta là vụ trộm tài sản của bà mẹ sĩ quan quân báo. Nhiều cơ quan chức năng vào cuộc điều tra không thu được kết quả, nhưng bằng nghiệp vụ, ông sĩ quan trên đã đưa Hưng vào diện nghi vấn, gửi cho Hưng một lá thư hẹn gặp với lời khuyên đầu thú. Hai người đã có cuộc gặp gỡ, lời qua tiếng lại khiến Hưng khó chịu bỏ về.
Ba tuần sau, lúc nửa đêm, Hưng lại đột nhập căn nhà kín cổng cao tường của ông sĩ quan rồi khoắng một phần số tiền vàng trong tủ. Ông sĩ quan tiếp tục gửi thư cho Hưng. Hưng thản nhiên nhận thư và đến gặp, nhưng ít ngày sau lại tiếp tục quay lại ngôi nhà của vị sĩ quan để trộm. Vị sĩ quan quân báo không còn kiên nhẫn. Năm 1973, Hưng bị TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) xử 18 tháng tù vì tội trộm cắp.
Cũng theo lời Hưng, khi bước chân ra khỏi trại giam, ông ta lang bạt khắp nơi. Nghe tiếng đại ca "sổ lồng", đám đàn em kéo tới xin được thâu nạp, tiếp tục gây những vụ trộm cắp táo tợn. Cái tên Hưng "sóc" nhanh chóng lan khắp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, sang tận Thái Nguyên. Năm 1975, Hưng ra tù. Chỉ 2 năm sau, Hưng lại sa lưới pháp luật lần hai vẫn vì tội trộm cắp tài sản, bị TAND tỉnh Hà Bắc (cũ) kết án 10 năm.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hành trình bắt ông trùm Minh Sâm và trưởng thôn 'khét tiếng' Một trong 9 đối tượng ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh bị lực lượng cảnh sát Bộ Công an bắt khẩn cấp vào đêm 13/8, có Nguyễn Thành Hưng (còn gọi là Hưng "sóc"), trưởng thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê. Vị trưởng thôn này khét tiếng không chỉ vì đi xe Bentley mà còn có quá khứ lẫy lừng...