Vụ MH370: Thời điểm quyết định trong 48 giờ tới
48 giờ tới là thời điểm quyết định có ngừng tìm MH370 bằng tàu ngầm hay không.
Ngày 20/4, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố rằng 48 giờ tiếp theo đối với chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích MH370 sẽ vô cùng quan trọng, bởi đó sẽ là thời gian cuối cùng tìm kiếm bằng tàu ngầm.
Ông Hishammuddin cho hay ông biết rằng “nỗ lực tìm kiếm đang bước vào giai đoạn quyết định trong 48 giờ tới. Dù có điều gì xảy ra trong thời gian này đi nữa, chúng tôi cũng sẽ họp lại để bàn phương án khác.”
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein
Ông Hishammuddin đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh tàu ngầm mini Bluefin-21 đang thực hiện sứ mệnh thứ bảy của mình để tìm kiếm xác chiếc Boeing 777 ở độ sâu kỷ lục hơn 4.500 mét.
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Tony Abbott lại tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng chiến dịch tìm kiếm sẽ được tiến hành ít nhất cho đến cuối tuần sau.
Các quan chức tại Trung tâm Điều phối Hỗn hợp cũng khẳng định rằng việc tìm kiếm MH370 sẽ được tiếp tục tiến hành dưới đáy biển trong 5 hoặc 7 ngày tới.
Tuy tuyên bố giữa các quan chức Malaysia và Úc có một số khác biệt, nhưng điều dễ nhận thấy là niềm hy vọng tìm thấy MH370 trong thời gian tới đang tắt lịm một cách nhanh chóng.
Trung tâm Điều phối Hỗn hợp Úc cho hay chiến dịch tìm kiếm đã kéo dài gần 2 tháng với sự tham gia của những lực lượng và trang thiết bị tối tân nhất, thế nhưng họ vẫn chưa phát hiện dấu vết nào của xác máy bay, dù khu vực tìm kiếm đã được thu hẹp lại trong bán kính 6,2 dặm.
Khu vực tìm kiếm này được xác định dựa trên 4 tín hiệu ping cuối cùng mà tàu Ocean Shield thu được hôm 8/4, đúng một tháng sau khi MH370 mất tích.
Sau khi thu hẹp được phạm vi tìm kiếm, họ đã cho triển khai tàu ngầm chuyên dụng Bluefin-21 để quét địa hình đáy biển với hy vọng tìm thấy xác chiếc máy bay. Thời tiết biển thuận lợi đã giúp cho Bluefin hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, và dự kiến khu vực trên sẽ được quét hết trong 5 hoặc 7 ngày tới.
Video đang HOT
Tàu ngầm Bluefin-21 vẫn chưa phát hiện dấu vết gì của MH370
Thế nhưng, cho đến nay tất cả những dữ liệu mà Bluefin thu được không hề cung cấp được manh mối nào về vị trí xác máy bay, và lực lượng tìm kiếm cũng chưa có phương án nào khác nếu tàu ngầm này không thu được gì trong những ngày tới.
Về phần mình, ông Hishammuddin chỉ ra rằng chiến dịch tìm kiếm đã bước sang ngày thứ 43, và lực lượng tìm kiếm “đã theo đuổi mọi manh mối có thể, và mỗi ngày trôi qua, công việc càng trở nên khó khăn hơn”.
Ông tiết lộ rằng tàu ngầm Bluefin-21 đã thu được những hình ảnh rõ ràng và sắc nét của địa hình đáy biển tại khu vực tìm kiếm, nhưng họ vẫn chưa phát hiện được dấu vết nào khả nghi.
Theo ông Hishammuddin, trong trường hợp Bluefin không thu được gì, họ sẽ không dừng lại mà có thể xem xét mở rộng phạm vi tìm kiếm và huy động thêm nhiều trang thiết bị phù hợp hơn với vùng biển có độ sâu kỷ lục này.
Ông khẳng định: “Chiến dịch tìm kiếm sẽ luôn tiếp tục. Vấn đề ở đây chỉ là phương pháp tìm kiếm mà thôi.”
Theo Khampha
Vì sao Trung Quốc không cử tàu lặn tối tân tìm kiếm MH370?
Trung Quốc đã không gửi Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của mình, đến Ấn Độ Dương để lùng tìm xác máy bay MH370 và đội tìm kiếm quốc tế do Úc chỉ huy cũng đã không yêu cầu, dẫn đến trách nhiệm lùng tìm xác máy bay dưới đáy biển được giao cho tàu ngầm tự hành Bluefin-21 của Mỹ.
Tàu lặn biển sâu Giao Long của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Vào tháng 6.2012, Trung Quốc tuyên bố đã đạt được một thành tựu khoa học lớn, đó là chế tạo thành công Giao Long, chiếc tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của nước này, được cho là có khả năng lặn sâu đến hơn 7 km dưới vực Mariana ở Thái Bình Dương, theo tờ Los Angeles Times (Mỹ).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc lúc đó nhận định thành tựu này giúp Trung Quốc được xếp vào hàng ngũ các quốc gia có năng lực lặn biển sâu hàng đầu trên thế giới, ngang hàng với các nước như Mỹ, Nhật Bản và Pháp.
Được trang bị thiết bị định vị hiện đại và 2 cánh tay cơ khí có khả năng nâng vật nặng đến gần 100 kg, Giao Long rõ ràng là loại phương tiện hữu dụng cho việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Hiện các điều tra viên cho rằng nhiều khả năng chiếc Boeing 777 chở theo 239 người đang nằm ở độ sâu khoảng 4,5 km dưới đáy vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Trong số hành khách trên máy bay có 153 người Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù đã triển khai nhiều phương tiện tối tân tham gia tìm kiếm, chẳng hạn như vệ tinh, tàu hải quân và máy bay, nhưng Bắc Kinh lại không gửi Giao Long đến Ấn Độ Dương và hiện tàu ngầm không người lái Bluefin-21 chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tìm MH370 dưới mặt nước.
"Chúng tôi thấy bức xúc vì chúng tôi có thiết bị hiện đại như vầy (Giao Long), nhưng nó lại không được sử dụng cho nhiệm vụ quan trọng này", Los Angeles Times dẫn lời ông Thôi Duy Thành, chuyên gia Trung Quốc từng tham gia thiết kế Giao Long và từng điều khiển tàu lặn này nhiều lần, ta thán.
Nhưng sau đó, ông này thừa nhận có thể các quan chức Trung Quốc không đưa Giao Long đến khu vực tìm kiếm máy bay MH370 vì chiếc Tương Dương Hồng Số 9, tàu chở tàu lặn Giao Long, được đóng hồi năm 1978, đã từng gặp phải những sự cố về động cơ nên không đáng tin cậy.
"Trong sứ mệnh cuối cùng của nó, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9.2013, Tương Dương Hồng Số 9 đã bị chết máy nhiều lần. Nó cần được sửa chữa nhiều... Tôi cho rằng đây là lý do vì sao chính phủ Trung Quốc do dự gửi tàu đến Ấn Độ Dương", ông Thôi nói.
Los Angeles Times (Mỹ) bình luận rằng khi cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bước sang ngày thứ 40, chính tàu thuyền và thiết bị của Mỹ, Úc và Anh là những phương tiện phát hiện ra các manh mối hứa hẹn nhất, theo đánh giá của các nhà điều tra.
"Không thể phủ nhận rằng Mỹ sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến hơn trong lĩnh vực này (hoạt động tìm kiếm). Hệ thống vệ tinh của họ tốt hơn (của chúng tôi) rất nhiều vì chúng có khả năng phân tích dữ liệu phức tạp. Đó là những điều mà chúng tôi cần phải học hỏi người Mỹ", ông Từ Quang Dụ, một quan chức quân đội về hưu của Trung Quốc hiện đang là cố vấn cho Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc, thừa nhận.
Hồi tuần trước, tờ Trung Hoa Nhật báo đã đăng tải trên trang nhất bài bình luận mang tựa đề "Hạn chế công nghệ bị phơi bày trong sứ mạng tìm kiếm - Các chuyên gia nói cần tăng cường phát triển thiết bị hàng hải tiên tiến của quốc gia".
Tàu Giao Long trong một lần lặn thử nghiệm - Ảnh: CRI
Trước đó vài ngày, Bắc Kinh cũng khiến đội tìm kiếm quốc tế bất ngờ khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV thông báo tàu cứu hộ Hải Tuần 01 đã bắt được tín hiệu từ hộp đen máy bay MH370.
Tuy nhiên, nhiều nghi vấn nhanh chóng nổi lên sau khi có các bức ảnh cho thấy lực lượng tìm kiếm Trung Quốc cầm một thiết bị cầm tay giá khoảng 16.000 USD, sản xuất ở Mỹ, đứng bên hông tàu Hải Tuần, rồi huơ qua huơ lại để tìm MH370, theo Los Angeles Times.
Tướng Angus Houston, người đứng đầu cơ quan điều phối hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia của Úc (JACC), trong tuần này đã lên tiếng tuyên bố dữ liệu về tín hiệu điện tử do Trung Quốc phát hiện "đã được phân tích và không được tính như tín hiệu nghi của hộp đen máy bay".
Ông Houston cũng nói thêm rằng các nhà điều tra đang dựa vào 4 tín hiệu do thiết bị định vị thủy âm Towed Pinger Locator của Mỹ phát hiện ra như một đầu mối đáng tin cậy để tìm máy bay mất tích.
Trong khi có nhiều tin đồn đoán hồi tuần trước rằng Trung Quốc có thể sẽ triển khai Giao Long, thì nhà chức trách nước này đã cho đăng 1 thông báo trên trang mạng xã hội Sina Weibo, xin lỗi cư dân mạng trong nước vì đã không cập nhật thường xuyên thông tin trên tài khoản, theo Los Angeles Times.
Giới chức Trung Quốc biện hộ trên Sina Weibo rằng họ thiếu nhân sự cập nhật tin mới.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng Trung Quốc đón nhận lời xin lỗi với thái độ giận dữ và thất vọng.
"Thực tình là chúng tôi đâu quan tâm rằng các người có cập nhật tin tức hay không. Chúng tôi chỉ muốn biết rằng tàu lặn Giao Long có xuất hiện ở vùng biển phía tây nam Úc hay không mà thôi", một cư dân mạng Trung Quốc bức xúc nói.
"Chúng tôi cần một con rồng có thể lặn dưới biển, chứ không phải một con sâu chỉ biết giả vờ", một cư dân mạng khác nói.
Chân dung Giao Long Giao Long là tàu lặn có người lái do Cục Hàng hải Trung Quốc bắt đầu chế tạo từ năm 2002 và hoàn thành sau 6 năm theo Kế hoạch phát triển nghiên cứu kỹ thuật cao quốc gia. Tàu dài 8,2 m, rộng 3 m, cao 3,4 m, nặng 22 tấn, có thể chở nặng được 220 kg (chưa bao gồm trọng lượng của thủy thủ đoàn 3 người), thời gian lặn tối đa 12 tiếng, có lớp vỏ bọc bằng titanium. Giao Long được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc dưới nước sâu, hệ thống kiểm soát... Về lý thuyết, tàu có thể lặn ở độ sâu nhất là 7.000 m và đã thực hiện 17 lần lặn trong tháng 5 và tháng 6.2010. Giao Long từng lặn thành công ở độ sâu 3.000 m tại biển Đông vào ngày 26.8.2010. Hiện tàu Shinkai (Nhật) đứng đầu danh sách những tàu lặn sâu nhất trên thế giới, với độ sâu được chứng thực là 6.500 m. Những nước khác có tàu lặn sâu hơn 3.500 m là Mỹ, Pháp và Nga.
Theo TNO
MH370 vẫn đang nằm nguyên vẹn dưới đáy biển? Có khả năng MH370 còn nguyên vẹn và điều này rất quan trọng với việc tìm kiếm. Ngày 16/4, nhiều nhà khoa học Úc và Malaysia sau khi phân tích các dữ liệu đã cho rằng máy bay MH370 đang nằm nguyên vẹn dưới đáy biển, và lực lượng tìm kiếm cũng đang đi theo hướng này. Giáo sư, tiến sĩ Fadzil Mohd...