Vụ MH17: Thủ tướng Malaysia sẽ đi Hà Lan giải quyết vụ việc
Văn phòng Thủ tướng Malaysia vừa cho hay, ngày 30.7 Thủ tướng Najib Razak sẽ đi Hà Lan để thúc đẩy quá trình xử lý vụ máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH17 bị bắn rơi tại Ukraine.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ đích thân đi Hà Lan gặp người đồng cấp để giải quyết vụ rơi máy bay số hiệu MH17 – Ảnh: Reuters
Đẩy nhanh tiến độ nhận diện thi thể
Thủ tướng Najib Razak sẽ gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại Hague, thông cáo chiều 26.7 cho biết.
“Hai lãnh đạo sẽ thảo luận vụ MH17, đặc biệt là về khả năng các bác sĩ của Malaysia tham gia nhằm đẩy nhanh tiến độ nhận diện thi thể các nạn nhân”, theo bản thông cáo.
Bên cạnh đó, hai ông cũng sẽ thảo luận về việc đảm bảo quyền tiếp cận đầy đủ hiện trường máy bay rơi, “bởi điều này, cộng với khả năng thu thập bằng chứng, là yêu cầu cần thiết giúp chuyên gia quốc tế có thể điều tra toàn diện để tìm ra nguyên nhân máy bay rơi và người chịu trách nhiệm”.
Video đang HOT
Bản thông cáo cũng cho biết, trong chuyến đi này, Thủ tướng Najib sẽ thăm trung tâm giám định pháp y, nơi đang thực hiện việc nhận diện các thi thể nạn nhân trong vụ MH17.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia với 285 hành khách và 13 thành viên phi hành đoàn rơi ở miền Đông Ukraine ngày 17.7, vài giờ sau khi cất cánh từ thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur (Malaysia).
Nghi ngờ lớn nhất cho đến nay là máy bay bị phe ly khai tại Ukraine bắn hạ bằng tên lửa.
Hiện đã có 189 thi thể được đưa đến Hà Lan bằng máy bay, và 38 thi thể khác sẽ được đưa tiếp đến đây trong hôm nay 26.7.
Tuy nhiên, “nhiều phần thân thể con người vẫn còn được nhìn thấy ở hiện trường”, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết sáng nay. Úc có 28 công dân và 9 thường trú nhân đi trên máy bay này, trong khi số nạn nhân người Hà Lan là nhiều nhất, 193 người. Malaysia có 43 nạn nhân.
Điều kiện thứ ba
Thủ tướng Najib hôm nay đã phát biểu: “Thỏa thuận giữa Malaysia với những người đang kiểm soát hiện trường gồm 3 điều kiện: giao các hộp đen máy bay cho Malaysia; giao đầy đủ thi thể các nạn nhân; trao quyền tiếp cận đầy đủ hiện trường cho các điều tra viên quốc tế”.
“Hai điều kiện đầu đã được thỏa mãn. Bây giờ, ưu tiên của tôi là điều kiện thứ 3 của bản thỏa thuận phải được tôn trọng”, ông Najib nói. Theo ông, “điều này đòi hỏi sự hợp tác của bên kiểm soát hiện trường và các lực lượng vũ trang Ukraine”.
Bức công điện chiều nay cũng cho biết thêm, từ khi thỏa thuận được ký, nhóm 3 điều tra viên của Malaysia đã được thăm hiện trường 3 lần, trong các ngày 22, 23 và 24.7, mỗi lần kéo dài khoảng 3 tiếng.
Tuy có quan sát được hiện trường, chụp ảnh và ghi chép, nhưng do diện tích lớn, nhóm “không thể thăm toàn bộ hiện trường”.
Bên cạnh 3 điều tra viên Hà Lan và 1 người nữa của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), “cần có thêm ít nhất 30 điều tra viên nữa mới có thể bao quát toàn hiện trường”.
“Không may, chiến sự đang tiếp diễn giữa Ukraine và các lực lượng ly khai ngăn cản khả năng đưa đến hiện trường một lực lượng điều tra viên đông đảo như vậy”, thông cáo của Malaysia nhận định.
Hiện tại, 3 điều tra viên Malaysia đang viết báo cáo về những điều họ chứng kiến. “Một khi bản báo cáo hoàn thiện, họ sẽ quay lại hiện trường, có thể cùng với một lực lượng đông đảo hơn”, Malaysia cho biết.
Theo TNO
Mỹ không có bằng chứng Nga liên quan tới MH17
Các quan chức an ninh Mỹ không đưa ra được bất cứ bằng chứng trực tiếp nào về việc Nga dính líu tới thảm kịch MH17.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của phía Mỹ, diễn ra 3 ngày sau khi một cuộc họp tương tự của Bộ Quốc phòng Nga. Theo đó, các quan chức an ninh Mỹ không nói tới bất cứ điều gì ngoại trừ việc họ không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy sự tham gia của Nga trong vụ bắn hạ máy bay Boeing 777 số hiệu chuyến bay là MH17 ở đông Ukraine.
Mảnh vỡ máy bay MH17 nằm giữa cánh đồng.
Cùng với đó, đại diện phía Mỹ tuyên bố, Lực lượng vũ trang Ukraine đã chẳng làm gì trong vụ thảm kịch này. Còn việc phía chính quyền Kiev có hay không triển khai hệ thống phòng không nào ở các khu vực gần hiện trường vụ tai nạn ngày 17/7 cũng không được Mỹ chứng minh.
Mỹ đã cáo buộc Nga "nhúng tay" vào vụ tai nạn MH17. Washington còn đưa ra những cáo buộc mà chưa hề được kiểm chứng như việc Nga đã giao vũ khí cho quân tự vệ ở tỉnh miền đông Ukraine Donetsk. Các quan chức Mỹ cũng viện vào cớ rằng, lực lượng tự vệ Ukraine kiểm soát hiện trường vụ tai nạn là để xóa bỏ bằng chứng tội ác của họ. Tuy nhiên, không có thông tin về mặt kỹ thuật để minh chứng cho các cáo buộc này. Các cơ quan an ninh Mỹ cũng phản đối tài liệu và thông tin mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trong buổi họp báo trước.
Trong khi đó, Nguyên Phó tư lệnh lực lượng phòng không Lục quân Nga Alexander Luzan cho biết, khá dễ dàng để xác định ai đã bắn tên lửa vào máy bay Malaysia mà không cần những hình ảnh vệ tinh. Theo đó, vị tướng về hưu này nói rằng, hai hệ thống radar là P-14 Oborona (với phạm vi hoạt động là 400km) và NEBO SV (phạm vi là 250 km) có thể xác định vị trí phóng tên lửa và xác định quỹ đạo của nó.
Ông khẳng định, dân quân tự vệ miền đông Ukraine không thể bắn hạ được máy bay dân sự này bởi các lý do. Thứ nhất, lực lượng tự vệ ở Cộng hòa Donetsk không sở hữu hệ thống phòng không Buk nào cả. Thứ hai, họ không có lý do gì phải làm vụ đó.
Theo IT
Những bí ẩn chưa có lời giải trong thảm họa MH17 Thảm kịch trên chuyến bay MH17 khiến 298 người thiệt mạng ở miền đông Ukraina khiến toàn thế giới chấn động nhưng nhiều bí ẩn xung quanh nó vẫn chưa thể giải đáp. Ai bắn rơi máy bay? Đây là câu hỏi chưa thể trả lời trong thời điểm hiện tại. Chính phủ Ukraina cáo buộc các tay súng nổi dậy ở miền...