Vụ MH17: Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “có nhiều bằng chứng” chống lại Nga
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ chưa đi đến kết luận sau cùng về việc Nga dính líu trong vụ bắn rơi máy bay này, nhưng ông nói rằng “có nhiều bằng chứng” chống lại Moscow.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.
Theo VOA, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ chưa đi đến kết luận sau cùng về việc Nga dính líu trong vụ bắn rơi máy bay này, nhưng ông nói rằng “có nhiều bằng chứng” chống lại Moscow.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Rõ ràng Nga hậu thuẫn các phần tử đòi ly khai, tiếp tế cho các phần tử ly khai, khuyến khích những người ly khai, huấn luyện cho họ, và Nga cần phải đứng ra để thay đổi ở đó.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ hy vọng rằng thảm kịch máy bay này sẽ thúc giục cho những ủng hộ ở Châu Âu có thêm chế tài đối với Nga vì những hành động của Moscow tại Ukraine, nơi mà Kiev đang tìm cách chiếm lại các khu vực ở phía đông đang do các phần tử ly khai thân Nga kiểm soát
Pháp, Anh và Đức cảnh báo Moscow hôm Chủ nhật nói rằng Nga có thể chịu thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu không gây áp lực với các phiếu quân để cho phép các chuyên viên điều tra tiếp cận không giới hạn địa điểm máy bay rơi. Các phiến quân cho đến giờ chỉ cho phép tiếp cận giới hạn trong những khoảng thời gian ngắn nơi này mà thôi.
Dư luận quốc tế bất bình và lo ngại về tình trạng ô uế tại hiện trường máy bay rơi.
Thủ tướng Úc Abbott nói: “Tôi mời Bộ trưởng thương mại Nga đến họp, và tôi đã nêu thật rõ những lo ngại và không hài lòng của tôi về cách thức mà sự việc này đang được giải quyết. Lãnh thổ do Nga kiểm soát, những người nổi dậy được Nga hậu thuẫn, và có phần chắc là vũ khí đó do Nga cung cấp – Nga không thể phủi tay trong vụ này.”
Video đang HOT
Ông Abbott nói trong một cuộc phỏng vần với hãng tin ABC của Australia rằng ông lo ngại hành động xáo trộn các chứng cứ sẽ tiếp tục vì “không một ai có thẩm quyền tại hiện trường cả.”
Người phát ngôn Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói có những tin tức cho hay các thi thể nạn nhân và những mảnh vỡ bị dời đi khỏi địa điểm không an ninh và các chứng cứ đã bị xáo trộn, gây tủi nhục cho những người mất thân nhân của họ, và không xứng đáng với phẩm cách của các nạn nhân.
Bà Psaki nói rằng các quan sát viên Âu châu được tiếp cận với hiện trường hôm thứ Bảy chưa đầy ba giờ đồng hồ, và trước đó hôm thứ Sáu được đến nơi chỉ có 75 phút.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Bảy nói rằng Hoa Kỳ “rất lo ngại” về những tin tức nói rằng mảnh vỡ của máy bay và thi thể nạn nhân bị dời đi khỏi hiện trường.
Trong một diễn biến đáng chú ý, các phiến quân ly khai thân Nga cho hay họ tìm thấy các chiếc hộp đen ghi dữ liệu phi hành quan trọng của chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở vùng đất nông trại miền đông Ukraine.
Thủ lãnh phiến quân Alexander Borodai hôm Chủ nhật nói rằng nhóm nổi dậy này đang giữ những chiếc hộp đó và sẽ trao chúng lại cho các chuyên gia tai nạn hàng không quốc tế.
Mặc dù bị phương Tây cáo buộc liên quan đến vụ MH17 rơi hôm 17/7, nhưng Nga và phe ly khai ở Ukraine luôn bác bỏ các cáo buộc này, đồng thời nhấn mạnh chính Ukraine phải chịu trách nhiệm.
Theo Dantri/BizLIVE
"Đặc nhiệm Nga có thể là thủ phạm bắn rơi máy bay Malaysia"
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng những người bắn hạ máy bay Malaysia chắc chắn phải được huấn luyện rất bài bản trước đó.
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) đăng tải bài viết dẫn nhận định của các chuyên gia về thủ phạm bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Tuy vẫn chưa rõ ai là thủ phạm bắn rơi máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của Malaysia, nhưng theo các chuyên gia quân sự thì cho dù đó là ai, chắc chắn những người này đã được huấn luyện bài bản trước đó.
Bắn hạ một chiếc Boeing 777 di chuyển với tốc độ 965km/h ở độ cao hơn 10.000m rất phức tạp và cần rất nhiều kỹ năng hơn việc dùng tên lửa vác vai để nhắm bắn một mục tiêu bay chậm và thấp như trực thăng. Cần ít nhất 4 người để vận hành hệ thống tên lửa phòng không SA-11.
Một thi thể được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters
SA-11, hay còn được gọi là Buk, ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước và không dễ để vận hành giống như những hệ thống tân tiến hiện nay. Tướng về hưu người Mỹ Stephen V. Reeves, từng là sĩ quan tình báo tại châu Âu trong thời Chiến tranh lạnh, cho biết những người vận hành hệ thống này phải có kiến thức kỹ thuật nhất định.
Còn trung tướng Patrick J. O'Reilly, nguyên giám đốc Cục phòng vệ tên lửa của Mỹ, ước tính những người này cần ít nhất 6 tháng huấn luyện, vì đây là một hệ thống rất khó vận hành, theo tiêu chuẩn hiện nay. Tên lửa của SA-11 là tên lửa thụ động, radar cần liên tục theo dấu mục tiêu và truyền thông tin dẫn bắn cho tên lửa trong suốt quá trình bay.
Theo ông O'Reilly, tuy SA-11 có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao lên đến 21km, nó không thể phân biệt nếu mục tiêu là một máy bay dân sự hay máy bay vận tải. Dựa vào tốc độ và độ cao của chiếc Boeing khi bị bắn trúng, O'Reilly suy đoán tên lửa có thể được phóng đi trong vòng bán kính 40km quanh điểm rơi.
Hệ thống phòng không Buk được trưng bày trong một triển lãm hàng không tổ chức gần Moscow. Ảnh: AP
"Những người vận hành SA-11 biết rõ họ đang nhắm bắn một mục tiêu lớn. Có thể họ nghĩ đó là một máy bay vận tải hay tiếp nhiên liệu trên không. Nhiều khả năng là họ thật sự tưởng rằng mình đang bắn hạ một mục tiêu quân sự", ông O'Reilly nhận xét.
Theo O'Reilly, tên lửa của SA-11 trang bị đầu đạn nổ và cơ chế kích nổ dựa vào khoảng cách. Kíp nổ sẽ kích hoạt khi tên lửa cách mục tiêu trong vòng 100m. Chiếc Boeing 777 bị hạ vì sức nổ, không phải vì vụ va chạm trực tiếp với tên lửa.
Những mảnh vụn từ xác máy bay có thể chứa những phần từ tên lửa SA-11. Tuy nhiên ngay cả khi tìm được những mảnh như vậy thì vẫn khó có thể xác định ai là người bắn vì SA-11 rất phổ biến trong khu vực.
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết tên lửa dường như được phóng đi từ khu vực phía đông của Ukraine, nơi đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai. Một xe phóng SA-11 cũng được nhìn thấy di chuyển trong khu vực ngay trước khi xảy ra vụ rơi máy bay.
Cả Nga và Ukraine đều sở hữu SA-11, do đó việc sử dụng loại vũ khí này sẽ giúp tránh việc bị quy trách nhiệm. Cũng có thể lực lượng ly khai thân Nga sở hữu hệ thống này.
Reeves cho rằng có khả năng đặc nhiệm Nga có dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp với nhóm người đã bắn tên lửa.
Còn O'Reilly nhận định: "Những người làm việc này không đơn giản chỉ là được huấn luyện cấp tốc và làm theo hướng dẫn của các cố vấn Nga, mà cần có kinh nghiệm đáng kể. Trên thực tế, họ phóng 1 tên lửa và đã trúng mục tiêu, cho thấy họ đã rất thành thạo với hệ thống này. Nếu những cố vấn Nga không trực tiếp điều khiển, thì nhiều khả năng đó là những người từng phục vụ trong lực lượng phòng không Nga, và đã được huấn luyện bài bản để vận hành nó".
Theo Tri Thức
Vụ máy bay Malaysia rơi: Ukraine họp với các nhà lãnh đạo thế giới Hiện Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông tiếp tục đổ trách nhiệm cho nhau trong vụ rơi máy bay MH17. Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 20/7 đã điện đàm thảo luận tình hình miền Đông Ukraine, đặc biệt về vụ rơi máy MH17 của hãng Hàng không Malaysia tại khu...