Vụ Messi tính “đào tẩu” khỏi Barcelona: FIFA phân xử như thế nào?
Theo luật sư Juan de Dios Crespo, FIFA có thể đứng về phía Messi trong vụ phân xử về việc cầu thủ này muốn chấm dứt hợp đồng với Barcelona.
Như đã biết, mới đây, Messi vừa gửi bản fax yêu cầu Barcelona chấm dứt hợp đồng để cầu thủ này có thể ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, Los Blaugrana không đồng ý vì cho rằng thời gian Messi được phép phá vỡ hợp đồng với CLB đã hết. Theo điều khoản giữa hai bên, Messi phải thông báo cho Barcelona trước ngày 10/6.
FIFA sẽ cho phép vụ chuyển nhượng Messi tạm thời diễn ra
Dù vậy, phía Messi cho rằng do mùa giải năm nay kéo dài hơn thường lệ nên việc anh thông báo phá vỡ hợp đồng với Barcelona ở thời điểm này là không có gì sai cả.
Theo luật sư Juan de Dios Crespo, FIFA có thể đưa về phía Messi trong thương vụ này. Ông chia sẻ: “FIFA sẽ tạm thời cho phép Messi phá vỡ hợp đồng nếu như cầu thủ này muôn hoặc có 1 CLB nào đó muốn sở hữu anh ta.
Luật pháp châu Âu đề cao quyền tự do của người lao động để họ có thể tiếp tục phát triển nghề nghiệp. Luật này sinh ra để nhằm tránh cho cơ quan chủ quản có thể trù dập, kìm ném sự phát triển của người lao động. Hiện tại, hệ thống xác minh về chuyển nhượng của FIFA đều được số hóa và chỉ mất vài ngày để xác định thương vụ Messi.
Video đang HOT
Bây giờ, chúng tôi muốn biết CLB nào dám chiêu mộ Messi ở thời điểm này bởi nó có thể vướng vào tranh chấp pháp lý”.
Tuy nhiên, sau đó, CLB nào sở hữu Messi có thể vướng vào tranh chấp pháp lý với Barcelona trong tương lai. Nếu như thua kiện, họ sẽ phải trả đủ 700 triệu euro để phá vỡ hợp đồng
Nhận định về khả năng Messi có thể phá vỡ hợp đồng, luật sư Juan de Dios Crespo nói thêm: “Chìa khóa của vụ này nằm ở việc thương thảo hợp đồng. Vấn đề ở chỗ trong hợp đồng của Messi ghi rõ là ngày cuối cùng cầu thủ này thông báo là 10/6 hay là 10 ngày sau khi mùa giải kết thúc (tức ngày 23/8).
Barcelona đương nhiên sẽ bám sát vào các điều khoản trong hợp đồng, trong khi các luật sư của Messi sẽ nói rằng đây là mùa giải đặc biệt và nó không kết thúc đúng như dự kiến vì đại dịch Covid-19. Vấn đề chỉ là hợp đồng quy định rõ ràng ra sao.
Đã có tiền lệ về vụ này khi đội bóng rổ Ourense yêu cầu Albert Miralles, người do đội bóng rổ này đào tạo, phải trả 1,2 triệu euro vào năm 2004, dù trước đó anh đã chuyển sang Joventut de Badalona vào năm 2001″.
Messi và cuộc đấu trí cam go ở Barca: Toan tính thâm sâu, ai đang có lợi thế?
Cả Lionel Messi và Barcelona đều mong muốn những điều khoản có lợi cho mình trong thương vụ "đào tẩu" này.
Messi gặp khó
Hợp đồng của Messi ban đầu có điều khoản ngày hết hạn để anh đệ đơn ra đi là 30/6. Đây là cột mốc thường thấy trong hợp đồng của các cầu thủ bóng đá, là thời điểm đôi bên bắt đầu gia hạn hoặc chia tay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm nay, các giải đấu đã phải kéo dài thêm 3 tháng.
Messi muốn ra đi ngay lập tức
Trong nỗ lực để tránh các cầu thủ tự ý rời CLB, FIFA đã ban hành hướng dẫn nêu rõ rằng cột mốc ngày 30/6 sẽ được các bên thỏa thuận thành "ngày kết thúc mùa giải". Trước cột mốc này, có một quy định cho rằng các CLB "có nghĩa vụ phải chấp nhận nếu xuất hiện một lời đề nghị cho cầu thủ". Điều này cho phép cầu thủ ra đi với mức phí chuyển nhượng có thể thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường của anh ta.
Việc Messi đệ đơn ra đi vào ngày 25/8 có cái lý của anh, khi anh cho rằng việc này không vi phạm quy định: cột mốc 30/6 nếu được kéo dài thêm 3 tháng phải là 30/9. Nhưng xét trên giấy trắng mực đen, Messi đang là người bất lợi, bởi ngày cụ thể hết hạn điều khoản cho phép ra đi của anh là 30/6/2020. Anh sẽ không có quyền chấm dứt hợp đồng mà không mất phí.
Như vậy, nếu muốn tự do, hoặc là Messi bỏ 700 triệu euro ra tự giải phóng hợp đồng cho mình, hoặc nhờ một đội bóng muốn chiêu mộ mình làm hộ điều đó. Nhưng đó là một con số khổng lồ mà không CLB nào có thể trả được. Nếu có đủ sức trả, họ sẽ phải tìm cách ứng phó với Luật Công bằng tài chính. Và đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Barca tính kế gì?
Barca tất nhiên không muốn để Messi ra đi tự do vào mùa hè năm sau, mục tiêu cụ thể của họ là bằng mọi giá phải thu lợi trong việc bán siêu sao này. Barca cũng có thể nhìn vào cách mà PSG dùng với Neymar hồi năm 2019 để áp dụng với Messi.
Bartomeu đối mặt với cuộc đấu trí cam go với Messi
Khi đó, Neymar liên tục đòi ra đi, không gia hạn hợp đồng và cũng từ chối ra sân với mong muốn được đến Barca. Nhưng PSG tỏ ra cực kỳ cứng rắn, thậm chí sẵn sàng để Neymar ngồi dự bị cả mùa. Barca cũng có thể kiên quyết không bán và thi gan cùng Messi nếu anh không chịu ra sân.
Nhưng đây cũng là cách làm mang tính rủi ro cao. Nên nhớ, hồi năm 2019, Neymar mới 27 tuổi, đang ở độ chín của sự nghiệp, vẫn còn rất nhiều khát khao cống hiến. Còn Messi hiện đã 33 tuổi, no nê danh hiệu và thành tích. Nếu phải vật vờ 1 năm ở Barca rồi sau đó được Man City hoặc PSG rải tiền tấn để chiêu mộ thì cũng không phải là một lựa chọn quá tồi.
Đặc biệt, khi đó Messi còn nắm thế thượng phong trong việc đàm phán hợp đồng với Man City và PSG, bởi các CLB này sẽ không phải mất phí chuyển nhượng để có anh. Thay vào đó, mức lương và các đãi ngộ khác chắc chắn sẽ phải cao hơn ở Barca rất nhiều.
Ở tuổi 33 cách đây 2 năm, Cristiano Ronaldo đã buộc Juventus phải chi ra 100 triệu euro để mua anh từ Real Madrid. Với Messi hiện tại, con số này chắc chắn sẽ không thể thấp hơn. Tuy nhiên Barca cũng cần tính đến phương án giảm giá Messi để bán cầu thủ này ngay trong mùa hè này, trong trường hợp đôi bên không còn chút lưu luyến gì với nhau.
Tin HOT bóng đá sáng 20/8: Wenger nói gì về thông tin dẫn dắt ĐT Hà Lan? Tin HOT bóng đá cập nhật sáng 20/8: Đã xuất hiện đồn đoán về việc HLV Arsene Wenger có thể dẫn dắt ĐT Hà Lan thay cho Ronald Koeman, người vừa chính thức sang Barcelona làm việc. "Giáo sư" Wenger bác bỏ thông tin thay Koeman ở ĐT Hà Lan Mới đây, đã xuất hiện đồn đoán về việc HLV Arsene Wenger có...