Vụ máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn cấp: Lập Tổ điều tra sự cố
Bắt đầu từ 13h30′ chiều 17/12, Tổ điều tra sự cố tiến hành công việc theo Quyết định trên của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Liên quan đến sự việc chuyến bay VN1266 của hãng hàng không của Vietnam Airline từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) đi Vinh (Nghệ An) phải chuyển hướng đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) vào khoảng 19h01 ngày 16/12, theo tin tức từ VOV, ngày 17/12, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã có quyết định thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố nghiêm trọng này.
Theo đó, tổ điều tra sự cố gồm 14 thành viên do ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục HKVN làm Tổ trưởng; ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay Cục HKVN làm Phó Tổ trưởng.
Bắt đầu từ 13h30′ chiều 17/12, Tổ điều tra sự cố tiến hành công việc theo Quyết định trên của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Cũng ngay trong sáng 17/12, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ các thành viên tổ bay chuyến bay VN 1266 để phục vụ công tác điều tra. Cục trưởng Cục Hàng không đã cho biết, cơ quan chức năng ngoài việc làm việc trực tiếp với tổ lái, tổ bay đã thu giữ hộp đen để làm rõ nguyên nhân sự cố.
Ảnh minh họa.
Trao đổi trên báo Người lao động, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết ngay tối 16/12, Cục Hàng không Việt Nam đã thực hiện điều tra nguyên nhân sự cố trên.
Cùng với việc thực hiện phỏng vấn tổ bay, Cục Hàng không đã thu giữ hộp đen của máy bay Airbus 321 mang số đăng ký VNA357 (máy bay thực hiện chuyến bay VN1266), thiết bị ghi âm buồng lái để giải mã, phục vụ công tác điều tra. Dự kiến công việc này sẽ có kết quả sau 2-3 ngày.
Video đang HOT
Cơ trưởng chuyến bay là ông Pechanec Marek, quốc tịch CH Séc, có tổng số giờ bay tích lũy trên loại máy bay A321 là 500 giờ bay. Lái phụ là ông Đỗ Hoàng Nam Phúc, quốc tịch Việt Nam, có tổng giờ bay tích lũy trên loại máy bay A321 là 400 giờ bay.
Theo tin tức từ VTV, sau khi hạ cánh, Vietnam Airlines và sân bay Nội Bài đã kịp thời phục vụ hành khách. Vietnam Airlines cũng đã bố trí máy bay khác để đưa hành khách tiếp tục hành trình về Vinh. Trong số 135 hành khách, 26 hành khách xin không tiếp tục hành trình, trong đó có 4 trẻ em.
Trước đó, chuyến bay VN1266 có lộ trình từ TP.HCM đi Vinh, trên chặng bay đã có sự cố giảm áp suất tại khoang hành khách khiến mặt nạ dưỡng khí bung ra và nút báo hiệu không tặc đã phát tín hiệu, vì thế chuyến bay phải đổi hướng ra Hà Nội hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nội Bài.
Được biết, máy bay thực hiện chuyến VN1266 là loại A321, số hiệu đăng ký VNA357 được Vietnam Airlines đưa vào khai thác từ năm 2008. Kỳ kiểm tra kỹ thuật gần đây nhất là ngày 12/11/2014.
Theo NTD
Kết quả thử nghiệm "đường bay vàng": Rút ngắn 85km, tiết kiệm 5 phút bay
Vietnam Airlines vừa hoàn tất việc bay thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM qua không phận Lào và Campuchia trong hệ thống buồng lái giả định (SIM). Kết quả kiểm tra cho thấy, đường bay thẳng rút ngắn 85km và 5 phút bay so với đường bay hiện tại.
2h sáng nay (4/9), PV Dân trí có mặt tại Trung tâm huấn luyện bay của Vietnam Airlines tại TPHCM để tham gia chuyến bay thử nghiệm "đường bay vàng" Hà Nội - TPHCM thực hiện với máy bay Airbus 321. Chuyến bay có sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam.
Chuyến bay thử nghiệm được thực hiện trên đường bay thẳng qua không phận Lào và Campuchia với phương thức cất-hạ cánh tối ưu và mực bay tối ưu. Chuyến bay bắt đầu từ đài dẫn đường Nội Bài - bay thẳng - đài dẫn đường Tân Sơn Nhất và ngược lại, thực hiện phương thức bay hiện hành là điểm khởi hành - điểm đến - điểm tiếp cận.
Chuyến bay thẳng bắt đầu cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài (Ảnh: Công Quang)
Tổ lái thực hiện bay thử nghiệm là 2 phi công kỳ cựu đã và đang làm cơ trưởng trên các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia, gồm ông Đinh Đức Tuấn - Phó Chánh Thanh tra bay của Cục Hàng không Việt Nam và ông Lê Trần Vân Tùng - giảng viên đào tạo phi công tại Trung tâm Huấn luyện bay Vietnam Airlines.
Cả 2 chuyến bay đều trên hành trình giống nhau là từ sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đi Tân Sơn Nhất (TPHCM). Trong đó, một chuyến bay bay thẳng qua không phận của Lào, Campuchia và một chuyến bay trên đường bay hiện tại đang khai thác. Việc tổ chức chuyến bay kiểm chứng đường bay mới và chuyến bay bình thường này thực hiện theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam. Và từ 2 chuyến bay này, các dữ liệu sẽ được đánh giá cụ thể để so sánh giữa 2 đường bay.
Trên đường bay thẳng, hành khách chỉ được ngắm biển Việt Nam trong chốc lát khi bay qua địa phận Thanh Hóa (Ảnh: Công Quang)
Thông tin kỹ thuật về đường bay thẳng hiển thị trong hệ thống SIM (ảnh: Công Quang)
Với đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM qua không phận Lào và Campuchia, trên chiếc máy bay Airbus 321 có tải trọng 10 tấn, tương đương đang chuyên chở 150 hành khách, tổ lái thực hiện bay trong mọi điều kiện tốt nhất, theo phương thức cất-hạ cánh tối ưu và mực bay tối ưu nhất (FL350), cự ly từ Hà Nội đến TPHCM là 643 dặm (tương đương 1.191km). Trên đường bay này, hành khách chỉ có thể nhìn thấy biển trong phút chốc khi máy bay bay qua địa phận tỉnh Thanh Hóa.
Chiếc Airbus 321 bay với vận tốc 570km/h ở độ cao tối ưu 10.600m. Sau 37 phút cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài, máy bay đi vào không phận Lào và đi vào không phận Campuchia khi bay được 1 tiếng 2 phút, duy trì ở mực bay FL350. Tổ lái bắt đầu cho máy bay hạ độ cao khi bay được 1 tiếng 17 phút và đến 1 tiếng 23 phút thì máy bay đi vào vùng tiếp cận Hồ Chí Minh. Sau 1 tiếng 43 phút bay, máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, kết thúc hành trình bay thẳng từ Hà Nội tới TPHCM qua không phận Lào và Campuchia. Lượng nhiên liêu khai thác chuyến bay là 4.140 kg.
Phi công ghi nhận chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến TPHCM qua không phận Lào và Campuchia mất 1 giờ 43 phút, rút ngắn được 5 phút bay (ảnh: Công Quang)
Ở chặng bay SIM tương tự, Airbus 321 cất cánh từ Nội Bài đi Tân Sơn Nhất trên đường bay hiện tại, với cự ly 689 dặm (tương đương 1.276 km), dài hơn đường bay thẳng 46 dặm (tức 85km). Hành trình Hà Nội - TPHCM kết thúc sau 1 tiếng 48 phút bay. Nhiên liệu tiêu hao 4.330kg.
"Trên đường bay mới, do độ cong lớn nên phương thức tiếp cận phức tạp hơn, máy bay phải giảm tốc độ sớm hơn so với đường bay hiện tại. Chính vì giảm tốc độ sớm nên mặc dù khoảng cách ngắn hơn nhưng không hẳn là thời gian bay ít hơn. Thời gian bay rút ngắn chỉ dự được 5 phút thì không như kỳ vọng" - thành viên tổ lái cho biết.
Trước đó, Vietnam Airlines đã hoàn tất bay thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM đối với máy bay Boeing 777, hoạt động bay thử này được thực hiện tại Singapore vào hôm 30/8 và ghi nhận thời gian bay giảm được 5 phút so với đường bay hiện tại. VietJet Air cũng đã kết thúc bay thử nghiệm đối với máy bay Airbus 320 từ tối 2/9 tại Thái Lan, tuy nhiên hãng này chưa công bố các thông tin cụ thể.
Được biết, Vietnam Airlines và VietJet Air đang tiến hành phân tích, đánh giá về chi phí, lợi ích của đường bay thẳng và so sánh với đường bay đang khai thác; tổng hợp, báo cáo kết quả về Cục Hàng không Việt Nam trong ngày hôm nay 4/9.
Như Quỳnh - Công Quang
Theo Dantri
Việt Nam giám sát chặt chẽ dịch bệnh Ebola qua đường hàng không Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Ebola, Cục Hàng không Việt Nam giám sát chặt chẽ hành khách đi máy bay đến Việt Nam từ vùng có dịch bệnh Ebola, nghiêm cấm vận chuyển động vật và thực phẩm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch trên máy bay. Thiết bị giám sát nhằm ngăn chặn dịch bệnh Ebola tại...