Vụ lương “khủng”: Có thể xử lý hình sự?
Lần giở hồ sơ vi phạm của 4 doanh nghiệp (DN) công ích có sếp lãnh lương “khủng”, có thể xác định rất nhiều vi phạm do lãnh đạo DN cố ý làm trái các quy định quản lý nhà nước nhằm thu lợi cá nhân.
Cố ý làm trái luật lao động, chèn ép công nhân
Trong các kết luận thanh tra của UBND TPHCM đã chỉ rõ 3 sai phạm lớn của 4 DN công ích trong vụ “ lương khủng” (Chiếu sáng công cộng, Thoát nước đô thị, Công trình giao thông, Công viên cây xanh) là: Vi phạm luật lao động, đối xử bất công, tước đoạt quyền lợi của người lao động; Áp dụng sai quy định để chi lương khủng cho lãnh đạo DN; Khai lao động khống để hưởng chênh lệch.
Việc lãnh đạo các DN công ích chèn ép người lao động để thu lợi cá nhân bị phát hiện thời gian qua khiến dư luận bất bình
Trong đó, sai phạm thể hiện tính mưu lợi cá nhân rõ ràng nhất là việc áp dụng sai quy định để chi lương khủng cho sếp. Theo quy định, ban điều hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước phải được xây dựng quỹ lương riêng, tối đa không vượt mức 36 triệu đồng/tháng. Nhưng tại 4 DN công ích trên, lương ban điều hành được trích từ quỹ lương khối gián tiếp, các lãnh đạo lại nhận mức lương cả tỷ đồng/năm.
Việc khai lao động khống để hưởng chênh lệch cũng thể hiện sai phạm rõ ràng. Nếu tính sâu xa thì việc khai lao động khống nhằm tăng cao doanh thu của DN, lấy nhiều hơn phần chi từ ngân sách cho dịch vụ công ích, làm tăng lợi nhuận và quỹ lương của khối gián tiếp (vì lương của khối lao động trực tiếp được nhận theo công việc thực tế). Mà quỹ lương khối gián tiếp và lợi nhuận tăng hay giảm chính là ảnh hưởng trực tiếp đến lương, thưởng của lãnh đạo DN.
Việc cố ý làm trái luật lao động, chèn ép công nhân không chỉ thể hiện quan điểm sai lệch của lãnh đạo các DN trên mà còn thể hiên mục đích mưu lợi cá nhân rất rõ ràng. Lãnh đạo các DN này tìm mọi cách giảm mức lương bình quân của khối trực tiếp, tức là của những người lao động trực tiếp làm những công việc cực khổ, nguy hiểm và độc hại nhất cũng chỉ nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ lương khối gián tiếp trong quỹ lương DN, nâng cao lợi nhuận trong các sản phẩm công ích.
Video đang HOT
Có thể xử lý hình sự?
Giải thích cho sai phạm của mình, lãnh đạo các DN trên đều cho rằng chưa cập nhật chính sách, không nắm rõ quy định… Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM phản đối cách nói trên. Theo ông, đây là hành vi cố ý làm trái, cần xử lý hình sự.
Điều 165, Bộ luật Hình sự quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù từ 1 – 20 năm. Điều 278, Bộ luật Hình sự quy định về Tội tham ô tài sản đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tùy theo lượng tài sản bị chiếm đoạt có thể phạt tù từ 2 – 20 năm, thậm chí là chung thân hoặc tử hình.
Các DN trên do Nhà nước cấp vốn và hoạt động công ích, là tài sản của Nhà nước, lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh cũng là tài sản của Nhà nước. Dù tổng quỹ lương của công ty “không đụng vào ngân sách”, mà từ kết quả của các hợp đồng kinh tế công ty làm được, nhưng suy cho cùng dù là tổng quỹ lương do công ty tự kinh doanh thì cũng là lãi từ nguồn vốn do Nhà nước cấp, nên đó cũng là tài sản của Nhà nước, được giao cho DN quản lý, trong đó lãnh đạo DN chịu trách nhiệm chính.
Nếu xác định được lãnh đạo các DN tự chia chác lương “khủng” để thu lợi cá nhân, sai so với quy định của Nhà nước và họ cố tình vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước là có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Trả lời Dân trí về quan điểm của thành phố trong vấn đề này,Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà cho biết: “Các hành vi vi phạm cụ thể của từng cá nhân phải xem xét cẩn trọng trên những bằng chứng cụ thể. Sau khi có những bằng chứng cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét rất kỹ trong việc kỷ luật những cán bộ này. Nếu thực sự có dấu hiệu phạm pháp sẽ chuyển sang cơ quan điều tra. Điều này phải làm hết sức thận trọng. Phải làm hết phần xử lý hành chính, trách nhiệm bồi thường của họ đã”.
Ngoài ra, ông Hà cho rằng: “Việc quan trọng nhất lúc này là phải bồi thường những quyền lợi của người lao động bị tước đoạt, bị đối xử bất công. Vì những người lao động này là những người nghèo, người có trình độ không cao, họ không biết quyền lợi họ đáng được được hưởng”.
Hồng Tâm – Tùng Nguyên
Theo Dantri
"Sếp" nước sạch HN tiết lộ mức lương
Có mặt tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 10/9, PV đề nghị ông Nguyễn Như Hải - TGĐ Công ty nước sạch Hà Nội cho biết mức thu nhập.
Vừa qua, dư luận xôn xao lương của "sếp" doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm. Trong đó như lương của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng); Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng có mức lương 2,2 tỷ đồng/năm, lương Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty này là 2,4 tỷ đồng,...
Có mặt tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 10/9, PV đề nghị ông Nguyễn Như Hải - TGĐ Công ty nước sạch Hà Nội cho biết mức thu nhập.
Trước khi trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Như Hải khẳng định, Công ty nước sạch của ông không phải doanh nghiệp công ích như một số doanh nghiệp có lãnh đạo nhận lương "khủng" đang xôn xao dư luận.
"Công ty chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng mang tính dịch vụ công ích nhiều hơn. Bởi sản phẩm nước là thiết yếu, liên quan đến đời sống, sức khỏe của nhân dân".
Ông Nguyễn Như Hải, Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội phát biểu tại cuộc họp giao ban chiều 10/9
Theo vị TGĐ Công ty nước sạch Hà Nội, sản phẩm của công ty mang tính công ích, phục vụ nhân dân, nhưng nhà nước không bù giá, hỗ trợ giá... mà thực hiện theo luật doanh nghiệp. Mọi yếu tố đầu vào theo cơ chế thị trường, nhưng đầu ra do Nhà nước quyết định giá.
Ông Nguyễn Như Hải cho biết, do là doanh nghiệp Nhà nước nên lương của Chủ tịch HĐQT, TGĐ nhân viên của công ty ông theo quy định của Nhà nước.
"Lương TGĐ của tôi 30 triệu đồng/tháng, Chủ tịch HĐQT 31 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hàng tháng chỉ được lĩnh 80% số lương, đến cuối năm, hoàn thành nhiệm vụ mới được quyết toán nốt số tiền lương".
Ông Hải cũng cho biết, mỗi năm, doanh nghiệp ông chịu lỗ khoảng 180 tỷ đồng. Lý do, giá nước sạch hiện nay thấp dưới giá thành, thu không đủ bù chi. Đó cũng là lý do Hà Nội tăng giá nước lên 4,797 đồng/m3 bắt đầu từ 1/10 tới đây.
Cũng tại buổi giao ban, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Hà Nội cho biết, sau khi có thông tin các lãnh đạo doanh nghiệp công ích TP Hồ Chí Minh nhận lương "khủng", Hà Nội cũng kiểm tra các doanh nghiệp Nhà nước tại địa bàn.
"Hiện nay, chưa phát hiện doanh nghiệp Nhà nước nào sai phạm, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng không có chuyện doanh nghiệp công ích Hà Nội nhận lương "khủng". Bởi Hà Nội quản lý tương đối chặt các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là doanh nghiệp công ích", ông Long nói.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Trời nào im lặng được mãi! Nhà văn Nam Cao đã từng nói, hạnh phúc như tấm chăn hẹp, người này kéo phần hơn thì người khác đành chịu rét. Ngân sách là "bầu sữa" cho tham quan. (Ảnh minh họa) Cũng có thể dùng cách ví von đó để nói về nồi cơm ngân sách của chúng ta hiện nay. Nó quá nhỏ, quá hèo so với số...