Vụ lật tàu trên sông Hàn: Khiển trách Phó Giám đốc Sở GTVT
Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Bùi Thanh Thuận, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, liên quan đến vụ lật tàu trên sông Hàn.
Với vai trò là Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa, ông Thuận đã chủ quan, thiếu kiểm tra cấp dưới trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động đường thủy nội địa; không cương quyết trong chỉ đạo di chuyển các tàu về neo đậu đúng nơi quy định để tàu Thảo Vân 2 mặc dù không đủ điều kiện hoạt động nhưng vẫn chở khách xuất bến, dẫn đến tàu bị lật và chìm, gây hậu quả nghiêm trọng làm 3 người tử vong, hàng chục người rơi xuống sông.
Mặc dù không đủ điều kiện hoạt động nhưng tàu Thảo Vân 2 vẫn xuất bến, gây hậu quả nghiêm trọng
Liên quan đến vụ lật tàu Thảo Vân 2, trước đó, Hội đồng kỷ luật của UBND TP Đà Nẵng đã họp thống nhất cách chức Giám đốc Cảng vụ Đà Nẵng đối với ông Lê Sáu.
Video đang HOT
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng cũng đã khởi tố và bắt tạm giam Lê Công Chí (trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) – thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2, ông Võ Quốc Hùng (trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng) – chủ tàu Thảo Vân 2 và ông Nguyễn Ngọc Quân (trú 126 Trần Phú, Hải Châu) là người trực tiếp bán vé, hướng dẫn và giới thiệu khách lên tàu Thảo Vân 2. Ông Lê Sáu bị khởi tố nhưng được cho phép tại ngoại để phục vụ công tác điều tra.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Phó Giám đốc Sở GTVT: "Cấm xe máy không phân biệt ngoại tỉnh"
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định thành phố Hà Nội sẽ xem xét việc hạn chế xe máy nói chung, không riêng xe biển số ngoại tỉnh.
Giao thông Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố". Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông, người dân có ý kiến trái chiều về nội dung dự thảo cấm xe máy ngoại tỉnh từ năm 2020.
Ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố" mới chỉ là dự thảo sơ bộ. Hiện tại, Sở GTVT đang tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện trước khi báo cáo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội. Đây cũng chưa phải là đề xuất chính thức.
"Chúng tôi sẽ xem xét việc hạn chế xe máy nói chung, không riêng xe biển số ngoại tỉnh. Khi đã cấm là cấm triệt để tất cả, chứ không có chuyện phân biệt", ông Quang nói.
Ông Quang cho biết, nếu thực hiện, Hà Nội sẽ lựa chọn các tuyến đường có đầy đủ hạ tầng từ trông giữ phương tiện đến việc vận hành hiệu quả các phương tiện vận tải công cộng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân. Việc thực hiện phải đáp ứng được các tiêu chí mới và phải có lộ trình cụ thể để cho người dân biết.
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia có nhiều nghiên cứu, khảo sát về giao thông Hà Nội cho rằng, việc xây dựng đề án giảm ùn tắc giao thông lúc này là cần thiết. Ông Thủy ủng hộ việc xây dựng đề án.
Tuy nhiên, ông Thủy cho rằng, nếu Hà Nội thực hiện việc dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7h đến 19h hằng ngày thì không hợp lý. "Cấm xe máy ngoại tỉnh vào nội thành là không công bằng, phân biệt vùng miền", ông Thủy nói.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, người soạn thảo đề án cần cân nhắc bỏ cụm từ cấm xe ngoại tỉnh đi.
"Hà Nội nên đưa ra các giải pháp, tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức tự rời bỏ phương tiện cá nhân thay vì cấm. Các giải pháp ở đây bao gồm việc phát triển đường sắt độ thị; tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng; xây dựng hạ tầng...", ông Liên nói.
Theo nội dung đề án trước đó, lộ trình hạn chế xe máy ở Thủ đô theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7h đến 19h hằng ngày. Giai đoạn 2 từ năm 2023 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh trong vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...) Giai đoạn 3 đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3. Ô tô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Nhiều sở ngành Hà Nội "lạm phát" cấp phó Thanh tra Bộ Nội vụ vừa chỉ rõ một số cơ quan của Hà Nội có số lượng cấp Phó Giám đốc vượt quy định. Vì vậy, đơn vị này kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện số lượng các chức danh cấp Phó Giám đốc sở và tương đương phù hợp quy định....