Vụ lật phà ở Quảng Nam: Sẽ khởi tố vụ án
Chiếc phà gỗ cũ kỹ đóng cách đây 15 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều lần bị Thanh tra giao thông đường thủy Quảng Nam kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính vì phương tiện không đảm bảo an toàn.
Sáng sớm ngày 21-11, chiếc phà gỗ QNa-0379 chở 40 người dân, học sinh, công nhân bị chìm trên sông Trường Giang ở xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ngày 22-11, chính quyền huyện Núi Thành, đã cho phép UBND xã Tam Hải điều động chiếc hai phà loại nhỏ có sẵn để phục vụ việc đi lại của nhân dân.
Chiếc phà sắt được mua hơn 2,5 tỷ đồng bị hư máy nằm bờ lâu nay.
Đại tá Nguyễn Đức Tiệp, Trưởng CA huyện Núi Thành cho biết, ngay sau tai nạn xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã chỉ đạo cho CA huyện Núi Thành phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, tổ chức thu thập chứng cứ, lấy lời khai lái phà cùng những người thoát chết để hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong thời gian sớm nhất, bởi đây là vụ chìm phà nghiêm trọng.
Chiếc phà gỗ cũ kỹ đóng cách đây 15 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều lần bị Thanh tra giao thông đường thủy Quảng Nam kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính vì phương tiện không đảm bảo an toàn. Để thay thế chiếc phà cũ này, tháng 7 vừa qua, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng mua một chiếc phà sắt, nhưng chiếc phà mới đưa vào hoạt động được 1 tháng đã bị trục trặc kỹ thuật, lại quá hao nhiên liệu nên phải nằm bờ. Ngay sáng 22-11, một nhóm thợ chuyên sửa phà đã được điều động để sửa chữa chiếc phà sắt trên để sớm đưa vào hoạt động trở lại.
Theo PLXH
Phát hiện "sửng sốt" sau vụ đắm phà ở Quảng Nam
Sau vụ chìm phà sáng ngày 21/11 trên sông Trường Giang, thuộc xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam làm một thai phụ chết và gần 40 hành khách hoảng loạn trong dòng nước dữ, báo PLVN Online đã phát hiện một vấn đề mà người dân Quảng Nam đang quan tâm là, tại bến phà Tam Hải có một chiếc phà vừa đóng mới trên 2,5 tỷ đồng, nhưng không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này vẫn...nằm bờ.
Phà mới đóng...đã hỏng!?
Theo quan sát của chúng tôi, tại bến Tam Hải, một chiếc phà mới đóng có trọng tải đến 18 tấn, trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này chiếc phà này vẫn còn nằm bờ!?
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao có phà sắt vừa đóng mới xong không dùng mà vẫn dùng phà gỗ cũ nát, không đảm bảo vận chuyển hành khách để xảy ra tai nạn kinh hoàng ấy?
Nhiều người dân sống hai bên xã Tam Hải và xã Tam Quang cho rằng, phà mới đóng chạy tốn nhiên liệu, vả lại phà sắt nên mùa đông rất khó đưa khách qua lại dòng nước chảy xiết...
Một lãnh đạo của huyện Núi Thành lại khẳng định: "Phà mới đóng bị hỏng máy và đường dây điện, bị hở đường hàn, chạy sợ vô nước nên mới nằm bờ...".
Chiếc phà sắt mới đóng với số tiền trên 2,5 tỷ, nhưng vẫn cho nằm bờ...
Trao đổi với Nguyễn Quang Hòa, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành - ông Hòa cho biết: "Chiếc phà mới do UBND xã Tam Hải làm chủ đầu tư, đóng mới bằng sắt để thay thế cho chiếc phà cũ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Việc phà mới này ngừng hoạt động chỉ nghe anh em ở dưới báo lên là do hỏng máy móc, trục trặc gì đó chưa rõ. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc có hay không việc chỉ vì tiêu hao nhiều nhiên liệu mà ngừng hoạt động chiếc phà tiền tỷ này".
Mất bò mới lo làm chuồng
Vụ chìm phà để lại một nỗi đau lớn cho người thân cùng người dân sống gần nhà thai phụ Vũ Thị Thiện Thẩm (25 tuổi, trú thôn 1, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) - nạn nhân xấu số chết trong vụ chìm phà hôm 21/11.
Ông Phan Như Tường, Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết: "Bến phà hoạt động nhiều năm nay, do UBND xã Tam Hải quản lý. Trước đây, giao khoán cho cá nhân khai thác, nộp ngân sách xã, mỗi năm tổng doanh thu hơn 200 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Núi Thành có 7 bến khách đò ngang và bến phà. Toàn tỉnh Quảng Nam có 62 bến đò đang hoạt động, trong đó có 26 bến chưa được cấp phép. Theo lái phà Bùi Văn Thu (người điều khiển chiếc phà đắm hôm 21/11), đã nhiều lần kiến nghị với UBND xã Tam Hải là không được chở xe ô tô tải nữa vì chiếc phà quá cũ, lại yếu. Lái phà Thu cũng từng "dọa" sẽ nộp đơn xin nghỉ nếu tiếp tục để phà chở ô tô tải như thế. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND xã Tam Hải vẫn bỏ ngoài tai và có thông báo gửi trực tiếp đến cho lái phà Bùi Văn Thu là cho phép chở ô tô tải có trọng tải dưới 3 tấn.
Ngay sau khi xảy ra vụ chìm phà, sáng nay, được sự chấp thuận của huyện Núi Thành, UBND xã Tam Hải đã điều chiếc phà bên thôn 6, xã Tam Hải chở được 25 người và chiếc phà nhôm có sẵn tại bến chở được 15 người, nhằm phục vụ việc đi lại của nhân dân, công nhân tại khu công nghiệp và học sinh Tam Hải đi học bên Thị trấn Núi Thành.
"Sáng nay, một nhóm thợ chuyên sửa phà đã được điều động để sửa chữa chiếc phà sắt vừa mới đóng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng bị hỏng máy để sớm đưa vào hoạt động trở lại", ông Tường nói.
Ông Trần Khanh, Chánh văn phòng UBND huyện Núi Thành cho biết: "Sáng nay, chúng tôi đã điều động công an xã, công an thôn, dân phòng phải túc trực bảo vệ an toàn cho khách qua lại trên đò".
Ghi nhận của PLVN Online tại bến đò hôm nay, chứng kiến cảnh người dân vẫn nháo nhào tranh nhau qua lại bến sông rất nguy hiểm. Còn hai chiếc phà tạm được điều động dù có lực lượng chức năng kiểm soát, nhưng vẫn không đủ áo phao cho khách mặc...
Đầu tư tiền tỷ cho việc đóng phà sắt mới, nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì hư hỏng. Tuy nhiên, phà hư hỏng gần 2 tháng vẫn không tu sửa để đến khi sự việc chìm phà gỗ rồi mới cho tu sửa lại phà sắt. "Tại sao, chiếc đò cũ kỹ đó lại cho vận chuyển người dân trong khi nhà nước đã cấp cho một chiếc đò mới an toàn và chắc chắn chứ. Theo tôi, chính quyền địa phương cần xem xét lại trách nhiệm của mình và cần xử lý nghiêm minh những người đã xem thường mạng người. Qua đây, tôi mong chính quyền, lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn, đừng để những cái chết thương tâm như thế xảy ra...", một người dân xã Tam Hải mong muốn.
Hiên cơ quan chức năng của huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn này.
Theo PLVN
Khóc vợ bên bến đò đau thương "Hai vợ chồng chia tay nơi bến phà và hẹn chiều đón. Nhưng ai ngờ đó là lần cuối cùng..." - anh Võ nghẹn ngào kể. Sau đó, anh đưa đôi mắt vô hồn nhìn lên tấm ảnh cưới. "Nếu không cứu nạn kịp thời, có lẽ bây giờ cả xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành đã trở thành ngày...