Vu Lan báo hiếu châu Á khá khác Việt Nam
Ở các quốc gia châu Á, các nghi lễ Vu Lan khá đa dạng và có những nét riêng biệt tùy văn hóa mỗi nước.
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 14 và 15/7 Âm lịch hàng năm, cũng là tên gọi khác của Rằm tháng Bảy. Theo phong tục truyền thống, vào ngày này, các gia đình chuẩn bị một lễ cúng thần linh và mâm cơm tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho các vong hồn sớm siêu thoát. Lễ Vu Lan còn là dịp để những người con thể hiện tình yêu và báo hiếu công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Ở Việt Nam, vào ngày này, mọi gia đình đều chuẩn bị hai mâm cúng là mâm cúng tổ tiên và mâm cúng chúng sinh. Ngoài ra tại các chùa chiền còn có nghi thức “Bông hồng cài áo”, bông hồng dành cho ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ nhằm nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tưởng nhớ đấng sinh thành.
Phong tục trong ngày Lễ Vu Lan ở Việt Nam là vậy, còn ở các quốc gia châu Á khác, Lễ Vu Lan vẫn mang ý nghĩa bày tỏ sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tuy nhiên các nghi lễ khá đa dạng và có những nét riêng biệt tùy từng văn hóa mỗi nước.
Malaysia
Người Malaysia gọi ngày Lễ Vu Lan là Ngày Tổ tiên hay Lễ hội tháng 7. Ngoài những lễ nghi truyền thống như tảo mộ, cúng thờ tổ tiên, còn có những hoạt động sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang đậm nét riêng của quốc gia này. Theo phong tục của người Malaysia, ngày này người dân sẽ nghỉ làm và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Các gia đình cũng tập trung đến chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ quá cố.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng có ngày Lễ Vu Lan và diễn ra vào tháng ngày 15/8 Dương lịch hàng năm, thông thường kéo dài 3 ngày. Người Nhật gọi ngày lễ này là Obon. Obon là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất ở Nhật Bản và được tổ chức để tưởng nhớ người thân quá cố. Người ta tin rằng vào ngày lễ Obon, linh hồn tổ tiên của gia đình sẽ quay trở lại ngôi nhà để đoàn tụ với mọi người. trong Obon và cầu nguyện cho các linh hồn. Dần dần người Nhật coi lễ Obon như là dịp để trở về quê hương, nguồn cội, dọn dẹp và thăm viếng phần mộ của ông bà, tổ tiên.
Vào ngày đầu tiên của lễ Obon, các gia đình treo đèn lồng trong nhà, đồng thời ra thăm mộ của tổ tiên và mời tổ tiên về thăm nhà. Trong suốt thời gian diễn ra Obon, hoạt động Bon Odori – ca múa theo vũ điệu dân gian được tổ chức tại các đường phố, công viên, khuôn viên chùa. Người Nhật coi những điệu nhảy trong lễ hội này như một cách để chào mừng linh hồn tổ tiên về nhà. Ngày cuối cùng sẽ diễn ra lễ thả đèn lồng, những chiếc đèn lồng được thả ở các sông, hồ, được coi như là nghi lễ tiễn đưa linh hồn tổ tiên trở về lại với thế giới riêng của họ.
Video đang HOT
Ngoài những nghi lễ trên, người Nhật cũng chuẩn bị đồ thờ cúng tương tự như người Việt Nam. Đồ cúng của họ có những chiếc bánh khảo làm từ bột gạo mang nhiều màu sắc như xanh, đỏ vàng, ngoài ra có thêm cả hoa quả nhiều loại.
Trung Quốc
Trung Quốc coi ngày Lễ Vu Lan là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính với tổ tiên và những người đã khuất. Trong suốt tháng 7 Âm lịch, người Trung Quốc tin rằng những linh hồn quanh quẩn và hiện diện ở hạ giới. Vào ngày thứ 15, cõi thiên đàng, địa ngục và cõi người sống mở cửa đón các linh hồn, cho các linh hồn cơ hội được trở về thăm con cháu. Trong dịp lễ, các gia đình chuẩn bị mâm cúng thờ tổ tiên và chúng sinh, đốt tiền, vàng mã. Sau dịp lễ, để đảm bảo các ngạ quỷ có thể tìm đường trở về, mọi người thường thả đèn hoa đăng trôi sông.
Hàn Quốc
Hàn Quốc chọn ngày 8/5 Dương lịch hàng năm là Ngày Cha mẹ và là dịp để con cái báo hiếu đấng sinh thành. Hoa cẩm chướng đỏ được coi là biểu tượng của ngày này.
Tùy từng hoàn cảnh mà con cái có thể tặng bố mẹ nhiều món quà khác nhau, nhưng tối thiểu phải có một bông hoa cẩm chướng. Các con sẽ gài bông hoa cẩm chướng lên áo của bố mẹ nhằm thể hiện tấm lòng biết ơn và hiếu thảo của mình. Ngoài hoa, các món quà lưu niệm hay thiệp chúc mừng cũng được bày bán khá nhiều ở các cửa hàng Hàn Quốc trước dịp lễ này.
Việt Hà
Theo NTD
Tỉ phú trẻ Ấn Độ thách thức Bill Gates
Từng mở một gara sửa xe từ năm 13 tuổi, Arun Pudur đã thể hiện niềm đam mê cũng như tiềm năng của một nhà kinh doanh trẻ ngay từ thời niên thiếu.
Tỉ phú Arun Pudur, người sáng lập Celframe Office cạnh tranh với Microsoft
Tỉ phú Bill Gates, 60 tuổi, người sáng lập và đứng đầu tập đoàn đa quốc gia Microsoft là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản khổng lồ 76,3 tỉ USD (theo báo Forbes ngày 7.7). Câu chuyện của ông nổi tiếng toàn cầu với thành tựu lớn nhất chính là đứa con tinh phần Microsoft Office, bộ phần mềm văn phòng phổ biến nhất hành tinh.
Thế nhưng, trong khi Microsoft Office đang ở thời điểm hoàng kim, một chàng trai trẻ người Ấn Độ sẵn sàng "tuyên chiến" với Bill Gates bằng cách tạo ra bộ phần mềm soạn thảo văn bản của mình.
Chàng trai đầy quyết tâm và ưa thử thách đó chính là Arun Pudur, 38 tuổi, người sở hữu khối tài sản khoảng 4 tỉ USD, Giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ Celframe, công ty cung cấp bộ soạn thảo văn bản Celframe chỉ đứng thứ 2 sau Microsoft về sự phổ biến.
Arun trả lời trên tờ Deccan Herald rằng sự tò mò, nhiệt huyết và ưa thử thách đã giúp anh trở thành một doanh nhân. Anh không bao giờ muốn làm việc cho người khác. Lần duy nhất anh từng làm việc cho một công ty chỉ kéo dài 1 năm và không được trả công xứng đáng.
Ở độ tuổi 38, Arun sở hữu khối tài sản lên tới 4 tỉ USD
Ngay từ lúc còn nhỏ, Arun đã luôn biết tới những giám đốc điều hành hàng đầu với các công ty đa quốc gia trị giá 120-130 tỉ đô. Anh luôn muốn trở thành con người như vậy. Nhưng Celframe không phải là thứ đầu tiên anh thành lập.
Trước đó, tỉ phú người Ấn Độ đã mở một gara sửa xe ngay tại nhà riêng từ năm 13 tuổi. Thời điểm đó (năm 1990) anh chỉ mở cho vui, không có Google, cũng không có hướng dẫn. Anh phải học lại kĩ năng từ những người sửa xe và tự tay sửa xe của khách. Mẹ chính là người đầu tư, ủng hộ và giúp Arun quản lý tài chính.
Vấn đề là anh thực sự thích điều này. Arun nói: "Bất kể có ai mang xe đạp hay xe máy tới, tôi đều phải tự tay sửa". Gara bắt đầu trở nên nổi tiếng và Arun có thể thuê nhân công. "Đó chính là lúc tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện kinh doanh. Tôi bắt đầu học bán hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, xử lý sự cố, quản lý nhân lực và quản lý tài chính".
Arun "khởi nghiệp" với một gara sửa xe từ năm 13 tuổi
Sinh ra tại một gia đình trung lưu, mở gara không phải là một hoạt động hỗ trợ tài chính cần thiết với Arun. Thế nhưng anh vẫn làm việc chăm chỉ cả cuối tuần trong những năm học dự bị đại học. Nhưng sau đó, gara phải đóng cửa vì Arun và gia đình đều muốn anh tập trung hơn vào việc học.
Ý tưởng thành lập một công ty công nghệ xuất hiện sau khi tỉ phú trẻ tốt nghiệp đại học Nijalingappa ở Rajajinagar, Bangalore, Ấn Độ vào năm 2000. Arun thú nhận vốn đầu tư là một vấn đề lớn khi những người trẻ tuổi như anh không xuất phát từ một gia đình tên tuổi hay giàu có.
Thời gian bắt đầu khởi nghiệp, anh gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn bị lừa: "Tôi làm việc với những người không phù hợp, những người lợi dụng sự ngây thơ của tôi. Tôi đã mất khá nhiều tiền, tiền của chúng tôi và tiền của những người góp vốn chung. Nhưng sau đó tôi phải bật lên và giành lấy sự tin tưởng của mọi người".
Arun thừa nhận mình đã từng bị lợi dụng vì quá ngây thơ
Trong 6-9 tháng đầu mới kinh doanh, Celfram hầu như không bán được sản phẩm. Sau đó, Arun quyết định một bước đi táo bạo. Đó là thay vì chia 2-3% hoa hồng cho những nhà phân phối, anh chia hẳn cho họ 40% doanh thu. Kể từ đó, Celframe kiếm được hàng trăm USD mỗi tháng. Bộ phần mềm văn phòng Celframe Office chính là sản phẩm nổi trội của công ty Celframe. Rất nhiều công ty trước đó đã thất bại khi cạnh tranh với Microsoft như Sun, IBM, Coral...
Ngoài doanh thu từ tập đoàn Celframe, tỉ phú Ấn Độ Arun Pudur còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như khai thác dầu, mỏ, bất động sản. Thậm chí anh còn có kế hoạch xây dựng một casino và mở một hãng hàng không ở Nam Phi trong thời gian tới.
Năm 2015, Arun Pudur được công nhận là một trong những người dưới 40 tuổi giàu nhất trên thế giới theo Wealth X, một công ty khảo sát và trí tuệ của Singapore. Khi được hỏi về vị trí này, Arun trả lời đây không phải là điều anh lên kế hoạch. "Tôi không thích danh hiệu tỉ phú lắm vì nó chẳng mang lại lợi ích gì cho việc kinh doanh của tôi. Tuy nhiên, đến giờ, khi được công nhận trong danh sách của Wealth X, tôi cảm thấy rất vui. Tôi nhận ra rằng trong vài năm qua, người Ấn Độ đã đánh mất niềm tự hào mà họ xứng đáng được nhận trên thế giới".
Theo Trà My - Tổng hợp (Dân Việt)
Vì sao vụ kiện Biển Đông có thể thay đổi cục diện châu Á? Một hội đồng 5 chuyên gia về luật biển sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng về vụ kiện Biển Đông. Vào năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan), cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với Công...