Vụ kiện Sacombank đòi gần 47 tỷ đồng: Vì sao không thuê luật sư, nguyên đơn vẫn thắng kiện?
Sau nhiều tháng ngày đi từ Nam ra Bắc để gửi đơn cầu cứu về việc bị mất 46,9 tỷ đồng trong tài khoản mở tại Sacombank, vợ chồng ông Vinh được tòa sơ thẩm tuyên thắng kiện.
Ông Vinh tại phiên tòa trước đó.
Nguyên đơn bật khóc khi thắng kiện
Năm ngày sau khi thắng kiện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Ngân hàng Sacombank), ông Nguyễn Quang Vinh và bà Hồ Thị Thùy Dương, ở TP Cam Ranh, Khánh Hòa, vẫn chưa tin đây là sự thật.
Bà Dương (vợ ông Vinh) là nguyên đơn trong vụ đòi 46,9 tỷ đồng tiền gửi trong tài khoản Ngân hàng Sacombank bị “bốc hơi”. Sau đó, ngày 4/7, vợ chồng ông Vinh được Tòa án nhân dân TP Cam Ranh, Khánh Hòa tuyên thắng kiện, buộc ngân hàng phải bồi thường số tiền trên kèm lãi.
Ông Vinh cho biết, vì lý do sức khỏe nên trước ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, vợ đã làm đơn ủy quyền cho ông ra tòa.
Từ tháng 3/2023, vợ chồng ông đã lặn lội khắp nơi từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rồi đến các cơ quan pháp luật của tỉnh Khánh Hòa để trình đơn thư kêu cứu về việc bị mất 46,9 tỷ đồng khi gửi ở Sacombank.
Hơn một năm trời, vợ ông gần như không ngủ ngon giấc vì nghĩ đến việc chưa lấy lại được số tiền lớn bao năm hai vợ chồng tích cóp “không cánh mà bay”.
Suốt những tháng ngày đó, vợ chồng ông Vinh đi thu thập chứng cứ để chứng minh họ đã làm đúng, đủ thủ tục khi gửi tiền vào Sacombank. Vợ ông không hề rút tiền nhưng lại có chữ ký trong 12 giao dịch rút tổng cộng 46,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Tiền mồ hôi công sức của mình làm ra ai cũng xót khi bị mất”, ông Vinh nói và cho biết vợ chồng ông có niềm tin vào việc công lý sẽ được thực thi, ngân hàng sẽ trả lại tiền.
Ông Vinh cho hay, khi đến phiên tòa sơ thẩm, gia đình ông không thuê luật sư, lại không nắm vững luật nên hơi run. Song lúc Hội đồng xét xử hỏi, ông đã bình tĩnh nói đúng sự thật, đúng tài liệu do hai vợ chồng đã chuẩn bị trước đó.
Lý giải về việc không thuê luật sư bào chữa, ông Vinh cho rằng vợ chồng ông có đủ cơ sở pháp lý để tự tin bào chữa nên không cần thuê luật sư. Ông tin bản thân sẽ chiến thắng.
Đưa ra dẫn chứng, phía nguyên đơn cho biết với 46,9 tỷ đồng trong tài khoản bị rút ra sau 12 giao dịch. Trong đó có 9 giao dịch rút tiền mặt nhưng thời gian thực hiện giao dịch đều là các khung giờ 18-21h. Phía nguyên đơn có bằng chứng cho thấy 2 giao dịch gần 5 tỷ đồng được rút tại thời điểm vợ chồng ông đi du lịch tại Phú Quốc. Việc này có xác nhận của công ty du lịch và nơi lưu trú.
“Khi nghe tòa tuyên án buộc ngân hàng phải trả lại số tiền vợ chồng tôi bị mất kèm tiền lãi cùng hai sổ đỏ, tôi không thể giấu nổi cảm xúc sung sướng”, ông Vinh nhớ lại.
Vợ người đàn ông này cũng vui mừng và bật khóc. “Cô ấy nói cuối cùng thì công lý đã chứng minh được nỗi oan ức, bảo vệ cho cô ấy. Cũng nhờ tin vui đó mà bệnh tình của vợ tôi cũng thuyên giảm phần nào”, ông Vinh chia sẻ.
Dự đoán sự việc sẽ còn kéo dài, nguyên đơn đã chuẩn bị tinh thần để bảo vệ cho phiên tòa cấp phúc thẩm sắp tới nếu Sacombank kháng cáo.
Quy trình rút 46,9 tỷ đồng có nhiều sai sót
Trước đó, bà Dương mở tài khoản tại Phòng giao dịch Cam Ranh, ngân hàng Sacombank, chi nhánh Khánh Hòa.
Đến tháng 5/2022, bà Dương phát hiện tài khoản của mình bị mất tiền nên yêu cầu ngân hàng trích lục sao kê. Kết quả cho thấy có 12 giao dịch rút tiền và chuyển khoản diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6/2022, tổng cộng 46,9 tỷ đồng.
Trong đó, có 9 giao dịch rút tiền mặt, 3 giao dịch chuyển khoản. Trong khi đó, những giao dịch này bà Dương không hề thực hiện.
Ngân hàng Sacombank.
Sau đó, bà Dương đã có đơn gửi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an kêu cứu về việc bị mất gần 47 tỷ đồng tiền gửi tại Sacombank.
Đến ngày 4/7, Tòa án nhân dân TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đưa ra phán quyết sơ thẩm vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương với bị đơn là Ngân hàng Sacombank.
HĐXX nhận định 12 giao dịch trên không phải do bà Dương thực hiện. Hồ sơ vụ án và đối đáp tại tòa đủ căn cứ cho thấy chủ tài khoản là bà Hồ Thị Thùy Dương không thực hiện việc rút tiền mặt và chuyển khoản số tiền 46,9 tỷ đồng. Trong 12 giao dịch, có hai giao dịch diễn ra từ ngày 13 và ngày 15/6/2022 không thể do bà Dương thực hiện vì đương sự đang đi du lịch ở Phú Quốc.
Chưa hết, HĐXX cũng cho rằng, về quy trình rút số tiền 46,9 tỷ đồng trong tài khoản của khách hàng Dương có nhiều sai sót. Cụ thể, việc rút tiền không bằng chính chủ tài khoản có mặt tại trụ sở phòng giao dịch, rút tiền ngoài giờ quy định, chuyển khoản với số tiền vượt quá hạn mức cho phép và mang chứng từ ra khỏi trụ sở ngân hàng trái quy định.
Từ nhận định trên, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương, buộc Sacombank phải trả số tiền gốc là 46,9 tỷ đồng (trừ 20 tỷ đã trả trước đó) nên còn phải trả số tiền là 26,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sacombank phải trả tiền lãi chậm trả phát sinh tổng cộng là hơn 7 tỷ đồng, số tiền bồi thường thiệt hại cho bà Hồ Thị Thùy Dương là 2,3 tỷ đồng, trả lại 2 sổ đỏ mà trước đó Sacombank đã giữ của bà Hồ Thị Thùy Dương.
Diễn biến mới vụ dùng súng cướp ngân hàng ở Bình Dương
Kẻ cầm súng cướp ngân hàng Sacombank ở huyện Bàu Bàng (Bình Dương) bị khởi tố về tội "Giết người" và "Cướp tài sản".
Hiện trường vụ cướp
Ngày 27/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Nguyễn Tấn Phát (SN 1997, ngụ Bình Phước) về tội và Cướp tài sản.
Riêng khẩu súng mà Phát sử dụng sẽ được đưa đi giám định.
Theo điều tra, trưa 17/4, Phát mang theo súng đã lên đạn, đi vào bên trong phòng giao dịch ngân hàng Sacombank (thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) giả làm khách giao dịch, chờ thời cơ ra tay cướp ngân hàng.
Khoảng 11h, khi thấy ít khách và phòng giao dịch chuẩn bị đóng cửa để nghỉ trưa thì Phát bất ngờ rút súng bắn 1 phát chỉ thiên lên trần nhà, đồng thời đe doạ nhân viên ngân hàng, cướp được hơn 800 triệu đồng.
Sau đó, Phát bỏ chạy ra hướng cửa chính thì thấy lực lượng bảo vệ ngân hàng đang đóng cửa ngân hàng. Lúc này, Phát tiếp tục đe doạ bảo vệ hòng trốn thoát.
Đối tượng Nguyễn Tấn Phát
Lợi dụng lúc Phát không cảnh giác, bảo vệ ngân hàng đã phối hợp với khách giao dịch tại ngân hàng khống chế, bắt giữ được Phát, giao công an xử lý.
Qua làm việc với cơ quan điều tra, Phát khai nhận, do thiếu tiền trả nợ và cần tiền tiêu xài cá nhân nên đã tìm đặt mua súng, đạn trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng. Sau đó, Phát nhiều lần đến ngân hàng giả làm khách giao dịch để quan sát, thăm dò trước khi ra tay.
Nghi phạm thứ 3 vụ cướp Ngân hàng Sacombank ra đầu thú Liên quan vụ xông vào định cướp tại Ngân hàng Sacombank ở Q.8, Công an TP.HCM cho biết nghi phạm thứ 3 là Hà Vỹ Toàn đã ra đầu thú. Nghi phạm Toàn có 3 tiền án tiền sự. Liên quan vụ xông vào định cướp tại Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngày 7.3, Công an TP.HCM...