Vụ kiện chia thừa kế mảnh đất tòa đã từng chia tài sản chung
Trước kia cụ bà kiện con gái chia tài sản chung hộ gia đình là nhà và đất, bản án đã có hiệu lực; nay cụ mất, con gái khởi kiện chia tài sản thừa kế, cũng chính thửa đất và căn nhà ấy.
Vụ án bắt đầu từ năm 2018, do sống chung không còn hòa thuận, cụ Nguyễn Thị Tài (khi đó 107 tuổi, nay đã mất) khởi kiện đòi chia tài sản chung (gồm căn nhà gắn liền với thửa đất 91,5 m2 tại phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) với người con gái tên Hàng Thị Hồng.
Vụ án đã được xét xử nhiều lần, do bị cấp giám đốc thẩm hủy án.
Kiện chia thừa kế sau khi mẹ mất
Ngày 1-12-2020, cụ Tài mất, người con gái thứ chín tên Hàng Thị Lan tiếp tục vụ kiện chia tài sản chung nói trên.
Ngày 20-4-2021, TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm, bản án sau đó có hiệu lực pháp luật. Do cụ Tài và các đồng sở hữu khác (trừ bà Hồng) thống nhất giao đất tranh chấp cho bà Lan nên tòa tuyên bà Lan được hưởng toàn bộ phần giá trị căn nhà và đất nhưng có nghĩa vụ hoàn trả cho bà Hồng phần giá trị quyền sử dụng đất được chia là 30,5 triệu đồng.
Ngoài ra, bà Lan có quyền kê khai, đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất được phân chia theo quy định pháp luật.
Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, phía bà Lan yêu cầu thi hành bản án, buộc bà Hồng rời đi giao nhà lại cho mình như bản án đã tuyên. Tuy nhiên, bà Hồng khởi kiện yêu cầu chia thừa kế và được TAND thị xã Giá Rai thụ lý vào ngày 26-1-2022, nên việc thi hành án phải hoãn lại đến nay.
Bà Hồng khởi kiện chia thừa kế đối với tài sản là căn nhà số 50 gắn liền với diện tích đất 91,5 m2 nêu trên. Cũng giống bà Lan trước đây, nay bà Hồng yêu cầu tòa chia tài sản này và cho mình được nhận nhà đất, sẽ trả lại giá trị bằng tiền cho các thành viên được chia khác.
Video đang HOT
Tòa thụ lý vụ án mới có đúng luật?
Việc tòa án thụ lý vụ chia thừa kế chính những tài sản mà trước đây tòa đã chia tài sản chung rồi, khiến người trong cuộc cũng như bạn đọc thắc mắc về tính pháp lý của vụ việc.
Anh Tâm là cháu ngoại cụ Tài, là đại diện theo ủy quyền của bị đơn trong vụ án mới, cho biết: “Không hiểu vì sao tòa lại thụ lý vụ án đã xử rồi. Nhưng cái mà chúng tôi đã hiểu, thấm thía là thi hành án đã dừng việc thi hành bản án đang có hiệu lực. Tòa đã thụ lý một năm qua chưa đưa ra xét xử lần nào”.
Theo TS Nguyễn Văn Tiến (Phó Trưởng khoa Luật dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM), trước hết cần xác định tài sản nhà và đất này là tài sản chung vì sổ hồng được cấp cho hộ gia đình cụ Tài. Vấn đề mấu chốt trong vụ án này là cụ Tài có được chia tài sản trong khối tài sản chung hay không?
Về nguyên tắc, tài sản chung sẽ chia đều cho những người đồng sở hữu. Vì vậy, cụ Tài sẽ được một phần trong khối tài sản chung. Khi cụ Tài mất thì phần tài sản được chia trong khối tài sản chung là di sản thừa kế. Lúc này, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế, cụ thể là theo Bộ luật Dân sự 2015. Nếu có di chúc thì chia theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Vì vậy, việc tòa thụ lý vụ án chia thừa kế là đúng.
So với vụ án trước (vụ án tranh chấp tài sản chung) thành phần đương sự hầu như không thay đổi, còn di sản thừa kế là phần tài sản người chết được chia trong khối tài sản chung, tức chỉ một phần nhà và đất.
Cạnh đó, tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Theo đó, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện và tòa án chỉ thụ lý giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó.
Điều đó có nghĩa đương sự có quyền đưa ra yêu cầu, yêu cầu bao nhiêu thì tòa án giải quyết bấy nhiêu. Vì vậy, việc khởi kiện về thừa kế có thể được tiến hành một lần hoặc nhiều lần. Hay nói cách khác, ngày nào còn di sản hoặc phát hiện di sản mới thì ngày đó còn có thể chia, không căn cứ vào số lần khởi kiện.
Sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, thẩm phán Nguyễn Văn Phai – người đang thụ lý vụ án kiện chia thừa kế của bà Hồng cho biết nguyên nhân vụ án đã thụ lý cả năm nhưng chưa đưa ra xét xử là do từng tạm đình chỉ.
Bên cạnh đó, trao đổi qua điện thoại, ông Trần Minh Tấn, Phó Chánh án TAND thị xã Giá Rai, cho rằng do quan hệ khởi kiện khác nhau nên tòa phải thụ lý giải quyết. Vụ án trước là vụ chia tài sản hộ gia đình còn nay là vụ án chia di sản thừa kế.
Vị phó chánh án cũng cho biết thêm đang thúc đẩy để thẩm phán sớm đưa vụ án ra xét xử.
Tòa lên lịch xét xử vụ 'mua nhà 58 tỉ bán lại 28 tỉ siêu tốc' vào ngày 27 Tết
Vụ án có đông đương sự ở xa khiến tòa phải xác minh gần hai năm, nay tòa đưa ra xét xử vào ngày 27 tháng Chạp khiến nguyên đơn lo ngại sẽ có đương sự vắng mặt.
TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã lên lịch xét xử vụ án "tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất" giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Nguyễn Văn Quyện và bị đơn là Trần Vũ Trường.
Theo đó, tòa này sẽ đưa vụ án ra xét xử vào sáng 18-1 (27 Tết). Vụ án này cấp giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm từ ngày 3-11-2020; hồ sơ được chuyển về để xét xử sơ thẩm lại và tòa đã thụ lý từ ngày 16-12-2020.
Ông Nguyễn Văn Quyện theo đuổi vụ án từ năm 2014. Ảnh: PL
Thời gian qua, ông Quyện nhiều lần khiếu nại việc tòa chậm đưa vụ án ra xét xử. Tòa trả lời rằng do vụ án phức tạp, có đông đương sự, nhiều đương sự ở xa, tòa phải xác minh nhiều nơi, lại bị trì hoãn do dịch nên thời gian chuẩn bị xét xử kéo dài hai năm...
Trao đổi với phóng viên, ông Quyện lo ngại rằng cận Tết là thời gian đi lại khó khăn, tàu xe đông đúc, đắt đỏ.
Vụ án có đông đương sự ở xa khiến tòa phải xác minh gần hai năm thì việc đưa ra xét xử vào ngày sát ngày nghỉ Tết sẽ khiến vụ án không thể xét xử do vắng đương sự.
Vụ án đã bước sang năm thứ 9. Ông năm nay đã 70 tuổi, lo ngại sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến việc theo kiện.
Đây là vụ án được dư luận quan tâm với tình tiết "Nhà mua 58 tỉ, bán lại 28 tỉ siêu tốc" mà Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần thông tin.
Ngày 2-10-2014, ông Quyện nộp tiền trả nợ trước hạn cho ngân hàng để lấy giấy tờ nhà, đất 335bis Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình đang thế chấp ra. Cùng ngày, vợ chồng ông ký công chứng chuyển nhượng và giao bản chính giấy tờ nhà, đất cho Trường.
Ngay hôm sau, Trường đã cập nhật, sang tên xong. Khi ông Quyện đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Tân Bình nộp hồ sơ xóa thế chấp thì tá hỏa vì việc xóa thế chấp đã được thực hiện trước đó ba ngày. Toàn bộ quá trình xóa thế chấp, kê khai thuế trước bạ (trước cả khi ông có đơn yêu cầu) rồi cập nhật sang tên cho Trường chỉ trong 3 giờ đồng hồ.
Cùng thời gian đó, chỉ 14 ngày sau khi ký hợp đồng và còn thiếu 47 tỉ thì Trường đã đại hạ giá còn 28 tỉ và chuyển nhượng cho bà Hoàng Ngọc Điệp. Ông Quyện phát hiện nên tháng 11-2014, ông Quyện đi kiện hủy hợp đồng với Trường.
Trường thừa nhận hợp đồng mua bán giữa Trường và bà Điệp là hợp đồng giả cách để che khoản vay 28 tỉ đồng. Món nợ này, Trường sẽ tự tính với bà Điệp. Đồng thời, Trường chấp nhận xem số tiền 11 tỉ đồng đã thanh toán cho ông Quyện là tiền đặt cọc mua nhà.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả TAND quận Tân Bình và TAND TP.HCM đều bác yêu cầu của ông Quyện, buộc gia đình ông phải ra khỏi nhà để trả nhà cho bà Điệp.
Ngày 3-11-2020, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án, giao hồ sơ cho tòa sơ thẩm xử lại. Theo quyết định giám đốc thẩm, tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất có tài sản gắn liền trên đất nên cần áp dụng Luật Đất đai 2013 để giải quyết.
Đồng thời, căn cứ Điều 425 BLDS 2005, cần tôn trọng sự thỏa thuận giữa ông Quyện và Trường về việc hủy hợp đồng khi Trường không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Căn cứ Điều 122, Điều 168 BLDS 2005, Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng sau đó giữa Trường và bà Điệp chưa có hiệu lực do bà Điệp vẫn chưa đăng bộ, sang tên.
Tòa án hai cấp xét xử vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, quyết định bản án có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng luật, gây thiệt hại và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình ông Quyện.
Tòa chia thừa kế đường dự mở, VKS kháng nghị hủy án Tòa chia thừa kế cả đường dự mở 20 m ngang là lối đi của nhiều hộ dân khác; VKS kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ phần đất này là đường dự mở hay di sản thừa kế của chủ đất cũ. TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ vụ án cùng kháng nghị giám đốc thẩm đối với...