Vụ khủng bố Paris đã được tổ chức ra sao?
IS có khả năng “huy động nhân sự” rất nhanh bên cạnh khả năng tổ chức tấn công rất chuyên nghiệp và chặt chẽ.
Trẻ em Ấn Độ cầu nguyện cho các nạn nhân Paris – Ảnh: Reuters
Còn quá sớm để biết bằng cách nào những kẻ tấn công có thể thực hiện một lần 6 vụ khủng bố, lại diễn ra ở những địa điểm khác nhau tại một thành phố nổi tiếng và hiện đại thuộc hàng bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande ngày 14.11 tuyên bố vụ tấn công Paris do IS từ nước ngoài tổ chức với sự tiếp tay từ các đồng phạm ở bên trong nước Pháp.
Tờ The Guardian dẫn ý kiến của giới chuyên môn, vẽ ra 3 “kịch bản” tấn công có thể đã được những kẻ khủng bố sử dụng:
IS chỉ đạo từ xa
“Kịch bản” dễ xảy ra nhất là IS từ Syria hoặc Iraq – nơi đặt “đại bản doanh” của tổ chức này – đã tổ chức và chỉ đạo cuộc tấn công vào Paris. Nếu như cách đây vài tháng, “kịch bản” này sẽ bị gạt phắt đi vì IS trước đây chỉ thường kêu gọi những kẻ “có cảm tình” với IS đang sinh sống ở châu Âu hành động riêng lẻ. Nhưng vụ tấn công máy bay Airbus A321 của hãng Metrojet (Nga) vừa qua – tới nay đã hầu như chắc chắn là bị IS đánh bom – cho thấy IS “khuếch trương quy mô” rất nhanh.
Vậy nên mọi cặp mắt đều dồn về phía IS vào lúc này.
Video đang HOT
An ninh được thắt chặt trên khắp Paris – Ảnh: Reuters
Rất có thể, những kẻ tấn công từ nước ngoài đã âm thầm đột nhập vào nước Pháp hoặc IS “tuyển dụng nhân sự” đang sống ở Pháp. Mà cũng có thể cả nhóm tấn công – gồm ít nhất 8 tên – bao gồm cả 2 đối tượng này. Dù với phương cách nào thì đầu não IS ở nước ngoài đều phải rất “chuyên nghiệp”.
Diễn lại vụ Charlie Hebdo
Kịch bản thứ 2 có nhiều nét tương đồng với vụ tấn công Paris cách đây 10 tháng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo: do dân địa phương nhưng có “hơi hướng” IS hoặc al-Qaeda (tổ chức “con đẻ” của Osama bin Laden). Trong vụ Charlie Hebdo, 3 tay súng đã nã đạn vào tòa soạn, trong đó một kẻ thề trung thành với IS nhưng chưa từng bao giờ liên hệ trực tiếp với tổ chức này. Hai kẻ còn lại là anh em, trong đó một người có mối quan hệ lỏng lẻo với al-Qaeda tại Yemen.
Bên ngoài một nhà hàng bị tấn công trong vụ khủng bố ở Paris tối 13.11 – Ảnh: Reuters
“Diễn viên tại chỗ”
Kịch bản thứ 3 chỉ huy động các “diễn viên tại chỗ” và hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ địa phương. Pháp là đất nước có rất đông thanh niên Hồi giáo sinh sống. Không ít trong số họ giận dữ vì cho rằng bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị. Ngoài ra, từ lâu giới chức Pháp đã biết đến sự tồn tại của nhiều hệ thống quy tụ những kẻ quá khích ở Pháp.
Tuy nhiên, khó lòng có chuyện một vụ tấn công liên hoàn như vừa xảy ra ở Paris lại do những cá nhân riêng lẻ tiến hành. Dù ở được huy động từ nước ngoài hay hoàn toàn là dân địa phương thì họ cũng phải thuộc một hệ thống chặt chẽ nào đó, được huấn luyện kỹ càng và được chỉ huy sát sao.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tổng thống Pháp và khoảnh khắc bàng hoàng giữa sân Stade de France
"Khuôn mặt Tổng thống Hollande lúc ấy đầy lo lắng, như một người vừa gặp cơn ác mộng", ông Huchon, chủ tịch hội đồng vùng Ile de France, thuật lại khoảnh khắc Tổng thống Pháp biết được Paris bị tấn công khủng bố.
Khoảnh khắc lo lắng của Tổng thống Francois Hollande trên khán đài sân vận động Stade de France khi biết tin Paris bị tấn công - Ảnh: AFP
Ông Jean-Paul Huchon, chủ tịch hội đồng vùng Ile de France, đã ở cạnh Tổng thống Francois Hollande để theo dõi trận bóng đá giao hữu giữa đội tuyển Pháp và Đức trên sân Stade de France ở vùng ngoại ô Saint-Denis, nơi xảy ra các vụ nổ bom khủng bố đêm 13.11.
Ông Jean-Paul Huchon đứng ngay sau Tổng thống Francois Hollande trên khán đài sân vận động Stade de France khi tiếng nổ đầu tiên vang lên. "Chúng tôi cảm nhận được ngay rằng đó không phải là một quả pháo sáng", ông Huchon kể lại. "Bầu không khí thực sự rung chuyển. Rồi một phút sau đó, một tiếng nổ nữa vang lên còn lớn hơn. Chúng tôi tự nói với nhau rằng có chuyện xảy ra rồi", tờ L'Express ngày 14.11 dẫn lời chủ tịch hội đồng vùng Ile de France.
Ngay sau đó, lực lượng an ninh nhanh chóng vây quanh Tổng thống Hollande và trình bày ngắn gọn với ông, đứng kế bên là Ngoại trưởng Đức Franck-Walter Steinmeier cũng đang có mặt xem trận bóng đá. "Khuôn mặt ông (Tổng thống Hollande) lúc ấy đầy lo lắng, như một người vừa gặp cơn ác mộng", ông Huchon thuật lại.
Sau đó, tỉnh trưởng vùng Ile de France, ông Jean-Francois Carenco và tỉnh trưởng vùng Seine Saint Denis, ông Philippe Galli xác nhận rằng có nhiều vụ tấn công xảy ra.
Trong khi đó, những khán giả xung quanh vẫn chăm chú theo dõi trận đấu và không hề hay biết điều tồi tệ đã xảy ra. "Người ta nói với chúng tôi rằng một người đã đánh bom tự sát tại một nhà hàng và chúng tôi đi ra xe", ông Huchon cho biết.
Khán giả rời khỏi sân vận động sau khi xảy ra các vụ nổ - Ảnh: Reuters
Theo chủ tịch hội đồng vùng Ile de France, không có gì bất ngờ khi những kẻ khủng bố chọn tấn công tại quận 11, vì đây là nơi đã diễn ra vụ khủng bố tấn công tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo hồi tháng 1.2015. "Chúng muốn chứng tỏ rằng chúng đã quay trở lại, rằng chúng đang ở tại đây, nhà của chúng ta". Ông Huchon cho rằng đây là lựa chọn mang tính biểu tượng của khủng bố.
Ông Huchon cũng cho hay con trai ông vẫn đang bị kẹt lại quận 11 vì lúc vụ tấn công tại nhà hát Bataclan xảy ra, con trai ông đang ăn tối tại một nhà hàng chỉ cách đó 200 m. Các vụ khủng bố nhắm vào nhiều địa điểm tại thủ đô Paris (Pháp) đếm 13.11 đã khiến ít nhất 128 người thiệt mạng (nhiều nguồn tin đưa con số hơn 150 người) và nhiều người bị thương.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Thảm sát ở Paris: tất cả thủ phạm đã chết, IS nhận trách nhiệm Ngày 14.11, chính quyền Pháp cho biết, tất cả 8 thủ phạm gây ra 6 vụ khủng bố liên hoàn ở Paris đều đã chết, trong đó 7 kẻ đánh bom tự sát. Cảnh sát triển khai dày đặc xung quanh nhà hát Bataclan - Ảnh: Reuters Hãng truyền thông CNN đã dẫn lời phát ngôn viên công tố viên Paris, bà Agnès...