Vụ khủng bố ngày 11/9 đã thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?
Trung Quốc đã tận dụng vụ khủng bố 11/9 để hướng sự chú ý của Mỹ sang hợp tác chống khủng bố, song không thể ngăn căng thẳng Mỹ-Trung bùng phát thập kỷ sau đó.
Ảnh: Đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York, Mỹ. (Nguồn: AP)
Chớp cơ hội cải thiện
Trước sự kiện 11/9 cách đây 20 năm, quan hệ Mỹ-Trung đã có dấu hiệu rạn nứt, đặc biệt thể hiện rõ qua vụ đánh bom vô tình của Mỹ vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (1999). Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000, ông George W. Bush đã miêu tả Trung Quốc là đối thủ “cạnh tranh chiến lược”. Ít lâu sau, vụ va chạm tháng 4/2001 giữa máy bay quân sự hai bên gần đảo Hải Nam khiến căng thẳng và ngờ vực gia tăng.
Vì vậy, ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy cơ hội để thay đổi tình thế, khi ưu tiên của Mỹ giờ đã chuyển sang cuộc chiến chống khủng bố. Trong bối cảnh đó, Washington cần hỗ trợ của Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để có thể phát động một cuộc tấn công nhắm vào Afghanistan.
Tổng Bí thư Giang Trạch Dân là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với ông Bush ngay ngày hôm sau (12/9) gửi lời chia buồn và đề nghị hỗ trợ.
Thiện chí này đã được đền đáp và quan hệ song phương đã có dấu hiệu cải thiện. Năm 2002, Mỹ đồng ý đưa Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vào danh sách tổ chức khủng bố. Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc hành động tương tự. Washington cũng kiềm chế kêu gọi ủng hộ ủng hộ Đài Loan (Trung Quốc) độc lập.
Video đang HOT
Tháng 11/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loại bỏ ETIM khỏi danh sách khủng bố với lý do nhóm này đã ngừng hoạt động trong thập niên qua. Song theo giới quan sát, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung, Washington lo Bắc Kinh có thể dùng danh nghĩa chống khủng bố cho hành động tại Tân Cương (Trung Quốc).
Thay đổi nhanh chóng
Vụ tấn công ngày 11/9 không chỉ tác động trực tiếp tới quan hệ Mỹ-Trung, mà còn ảnh hưởng tới định hướng chính sách của cả hai quốc gia tới tận ngày nay.
Sau cú sốc ấy, Mỹ đã cải tổ an ninh quốc gia, cơ cấu lại các cơ quan tình báo, đồng thời tập trung nhiều nguồn lực và tài nguyên vào khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc duy trì tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức 12%/năm, với ngân sách quốc phòng năm 2021 dự kiến đạt 209 tỷ USD. Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đã khiến Bắc Kinh nhìn rõ sự yếu kém và lạc hậu của Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh cải tổ PLA nhằm đương đầu với mọi thách thức bên ngoài đang đe dọa “ổn định xã hội”, vị thế của quốc gia này.
Đồng thời, Bắc Kinh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, đồng thời chú trọng bảo vệ các dòng chảy thương mại ngày càng tăng của mình trên toàn cầu.
Ngoài ra, Trung Quốc đã tận dụng hiệu quả lực lượng ủy thác và quan hệ nước ngoài, đặc biệt là Pakistan. Từ năm 1999, Bắc Kinh đã sử dụng quan hệ với Islamabad để gây áp lực, buộc Taliban phải vô hiệu hóa các tay súng Duy Ngô Nhĩ đóng tại Afghanistan.
Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng tìm kiếm quan hệ với Taliban khi đề xuất thiết lập các đường bay thẳng tới Afghanistan và xây dựng mạng lưới viễn thông tại đây, hay thậm chí còn thúc đẩy nỗ lực giúp lực lượng này có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế.
Căng thẳng tiếp tục
Tuy nhiên, bước vào thập niên thứ hai sau ngày 11/9, giới phân tích cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đã căng thẳng trở lại và leo thang chưa từng có trong những năm gần đây, với cạnh tranh toàn diện và sâu sắc trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế tới quân sự.
Triển vọng đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại thời kỳ nồng ấm như sau ngày 11/9, khi ông George W. Bush xuất hiện tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, đã xa vời hơn bao giờ hết.
“Mỹ cần hiểu rằng vị thế toàn cầu của mình bây giờ đã khác. Đồng thời, Trung Quốc nên nhận thức rằng mình sẽ không thể trở thành bá quyền duy nhất trên thế giới”. (PGS. Sean Roberts, Đại học George Washington)
Nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump, sau đó là ông Joe Biden, đã và đang thách thức Trung Quốc, dù là trên mặt trận ngoại giao, thương mại, quân sự hay vấn đề Đài Loan. Đáp lại, với tiềm lực mới, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn và sẵn sàng đối đầu khi cần thiết. Cạnh tranh song phương gay gắt, cùng lập trường về mối quan hệ “có tổng bằng không” của một bộ phận chính giới ở cả hai quốc gia đã khiến thế giới lo ngại.
Theo Tiến sỹ Lý Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Brookings (Mỹ), Trung Quốc lo rằng sự rút lui vội vã của lính Mỹ khỏi Afghanistan không chỉ gây bất ổn ở biên giới, mà còn khiến chia rẽ đảng phái tại xứ cờ hoa sâu sắc hơn. Khi đó, phe diều hâu tại Mỹ sẽ có dịp trút giận vào Trung Quốc.
Song ý kiến khác cho rằng hai bên còn nhiều lợi ích chung trong hợp tác chống biến đổi khí hậu, phòng dịch Covid-19, kiểm soát căng thẳng ở Đông Á, hay ngăn Afghanistan trở thành cứ địa mới của chủ nghĩa khủng bố.
Theo PGS. Sean Roberts tại Đại học George Washington (Mỹ), hợp tác chỉ khả thi một khi hai bên nhận thức rõ ràng về tình trạng hiện nay: “Mỹ cần hiểu rằng vị thế toàn cầu của mình bây giờ đã khác. Đồng thời, Trung Quốc nên nhận thức rằng mình sẽ không thể trở thành bá quyền duy nhất trên thế giới”.
Ba đời tổng thống Mỹ cùng dự lễ kỷ niệm vụ khủng bố 11/9
Tổng thống Joe Biden cùng người tiền nhiệm Barack Obama và Bill Clinton cùng dự lễ tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 ở New York.
Lễ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố được tổ chức tại Đài Tưởng niệm 11/9 ở thành phố New York, nơi từng có tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, với sự có mặt của Tổng thống Joe Biden, người tiền nhiệm Bill Clinton và Barack Obama cùng phu nhân và hàng trăm người.
Họ cài ruy băng xanh trên áo và cùng mặc niệm trước lễ rước quốc kỳ. Một vài người mang theo ảnh của thân nhân thiệt mạng trong vụ tấn công.
Tổng thống Joe Biden (giữa) tại lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11/9. Ảnh: AP.
Tổng thống Biden cũng dự kiến đến viếng hai điểm tưởng niệm khác gồm cánh đồng Stonycreek tại bang Pennsylvania và Lầu Năm Góc, nơi hai máy bay bị các phần tử khủng bố khống chế lao xuống.
Cả bốn vụ không tặc đã khiến hơn 3.000 người chết và hàng chục nghìn người bị thương.
Trong bài phát biểu kỷ niệm 20 năm sự kiện, Biden nhấn mạnh nước Mỹ từng thể hiện được tinh thần đoàn kết thật sự sau vụ khủng bố lịch sử. "Chủ nghĩa anh hùng xuất hiện mọi nơi, cả ở những nơi được kỳ vọng và những nơi chúng ta không ngờ tới", ông nói và nhấn mạnh thông điệp đoàn kết là sức mạnh lớn nhất của nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ dự kiến không có bài diễn thuyết nào khác trong chuỗi sự kiện tưởng niệm. Trong buổi lễ ở New York, người phát biểu là thân nhân các nạn nhân.
Cựu tổng thống George W. Bush dự lễ tưởng niệm tại Pennsylvania. Trong khi đó, cựu tổng thống Donald Trump có mặt ở New York nhưng không dự lễ tưởng niệm. Ông có kế hoạch bình luận một trận đấu quyền anh tại Florida vào tối 11/9.
Ông George W. Bush gửi thông điệp đến người Mỹ từng làm nhiệm vụ ở Afghanistan Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan bắt đầu từ thời chính quyền Tổng thống George W. Bush sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush. Ảnh: WP Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush ngày 16/8 đã ra tuyên...