Vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ qua những bức ảnh không thể quên
Chuỗi tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001 gây chấn động nước Mỹ, dẫn tới hàng loạt những thay đổi trên quy mô toàn cầu về quân sự, chính trị và ngoại giao.
Tòa tháp phía nam đổ sập lúc 9h59 phút ngày 11/9, đúng 56 phút kể từ thời điểm máy bay lao vào tòa nhà. Dù bị tấn công sau nhưng tòa tháp phía nam sập trước tòa tháp còn lại. Ảnh: Getty.
Khoảnh khắc chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa pháp phía nam Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 9h03 phút sáng ngày 11/9/2001 theo giờ địa phương. Trước đó, những tên không tặc khác đã cướp máy bay và lao vào tòa tháp phía bắc. Ảnh: Getty
Cú va chạm giữa máy bay chở khách với tòa tháp phía nam tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa không trung. Bên cạnh đó, tòa tháp phía bắc vẫn tiếp tục bốc cháy dữ dội. Ảnh: Getty
Ở tòa tháp phía bắc, nhiều người mắc kẹt quyết định đu mình trên cửa sổ nhằm tìm cách thoát thân. Những cửa sổ này nằm ở độ cao 400 m so với mặt đất. Ảnh: Getty
Trong khi nước Mỹ đang bàng hoàng về vụ tấn công khủng bố ở thành phố New York, chuyến bay số hiệu 77 của hãng American Airlines bị không tặc kiểm soát và lao xuống Lầu Năm Góc ở Arlington, bang Virginia lúc 9h37 phút theo giờ địa phương. Sự cố làm 59 hành khách, phi hành đoàn và những tên không tặc trên máy bay cùng 125 nhân viên làm việc tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ thiệt mạng. Ảnh: Getty
Lực lượng cứu hộ sơ tán những người sống và làm việc tại Trung tâm Thương mại Thế giới trước khi nó sụp đổ hoàn toàn, gây ra thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ với hơn 2.800 người bỏ mạng. Ảnh: Getty
Video đang HOT
Khoảnh khắc một trong hai tòa nhà sắp sập. Phía trước nó là tòa nhà Empire, một trong những biểu tượng của nước Mỹ. Ảnh: AP
Bức ảnh nổi tiếng mang tên “Falling Man”, chụp hình một người đàn ông nhảy khỏi những tầng cao nhất của tòa tháp với hi vọng sống sót. Tuy nhiên, bảo tàng vụ khủng bố 11/9 không trưng bày hình ảnh này vì cho rằng nó “quá sức chịu đựng” của một số người, nhất là những người mất thân nhân trong thảm kịch. Ảnh: AP
Tại Lầu Năm Góc, lực lượng cứu hỏa vật lộn với đám cháy do vụ khủng bố gây ra. Chưa tới 10 phút sau vụ tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhà Trắng đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp. Ảnh: AP
Nỗ lực cứu hộ bên ngoài Lầu Năm Góc. Ảnh: AP
Từ đầu tới chân cô Marcy Borders, một trong những người may mắn thoát khỏi Trung tâm Thương mại Thế giới, bị bụi trắng bao phủ khi tòa nhà sập. Ảnh: Getty
Vụ khủng bố tạo ra đám bụi khổng lồ bốc cao hàng ngàn mét trên bầu trời New York. Ảnh: New York Times
Những gì còn sót lại của hai tòa nhà sau vụ khủng bố. Ngày nay, người ta gọi khu vực là Ground Zero (vùng đất số không) và xây dựng trên đó bảo tàng cùng khu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Ảnh: Getty
Lính cứu hỏa dìu một nạn nhân khỏi hiện trường. Ảnh: Getty
Cựu tổng thống Mỹ George W.Bush gặp gỡ và động viên lính cứu hỏa, những người trực tiếp tham gia nỗ lực giải cứu nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Rất nhiều lính cứu hỏa chết hoặc bị thương khi không kịp thoát khỏi các tòa nhà lúc nó sụp đổ. Ảnh: AP
Đống đổ nát khổng lồ sau thảm kịch kinh hoàng. Ảnh: AP
Vào ngày 12/9/2001, giới chức Mỹ phát hiện xác chuyến bay số hiệu 93 của hãng United Airlines ở một cánh đồng thuộc bang Pennsylvania. Kết quả điều tra cho thấy hành khách và phi hành đoàn đã dũng cảm chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố định sử dụng máy bay để tấn công nước Mỹ. Họ hi sinh anh dũng để cứu mạng nhiều người khác. Ảnh: Reuters
Theo Tiền Phong
13 năm sau vụ khủng bố 11/9: Không hồi kết nhãn tiền
13 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, người ta đã kỳ vọng sẽ có một mùa thu nhẹ nhõm cho nước Mỹ, với Iraq có thể tự đứng trên đôi chân của mình và hầu hết lính Mỹ cuối cùng cũng chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan. Thế nhưng...
Một máy bay bị bọn khủng bố cướp đang chuẩn bị đâm vào tháp thứ hai của Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001.
...thay vào đó, người Mỹ đang phải dành "cả người và của" cho một cuộc chiến đang có nguy cơ lan rộng ở khu vực. Khắp thế giới, một thế hệ khủng bố mới giờ đây đã trưởng thành. Và không có một hồi kết nhãn tiền cho cuộc chiến chống khủng bố.
"Chiến tranh Lạnh đã kéo dài 45 năm", Elliott Abrams, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là cố vấn cấp cao về Trung Đông cho Tổng thống Mỹ George W. Bush chỉ ra. "Chắc chắn cuộc chiến này cũng sẽ như vậy...Thậm chí sẽ khó có thể thấy nó kết thúc như thế nào".
Giờ đây, Tổng thống Mỹ Obama có vẻ như đã giành được sự ủng hộ của lưỡng viện khi ông đưa ra kế hoạch cho một chiến dịch mở rộng chống phiến quân hồi giáo được gọi là "Nhà nước Hồi giáo", hay còn gọi tắt là IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq.
Trong những tuần qua, Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở miền bắc Iraq. Và theo quyết định mới nhất của Obama, cuộc không kích dự kiến sẽ mở rộng sang Syria, nơi IS cũng đã chiếm nhiều khu vực rộng lớn ở nước này. Có điều, Mỹ đã loại trừ khả năng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Syria Assad trong cuộc không kích này.
Về thời gian hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt IS, mà Phó Tổng thống Biden cách đây ít tuần đã tuyên bố là Mỹ quyết theo IS xuống tận "cửa địa ngục", chính quyền của ông Obama tỏ ra thận trọng, khi cho rằng chiến dịch có thể kéo dài nhiều năm.
Kể từ mùa thu năm 2001, Mỹ cùng với các đồng minh, đã tuyên chiến với các phe phái của phiến quân Hồi giáo và khủng bố, trong đó có Taliban và al-Qaeda, cũng như chân rết của chúng ở Yemen, Somali và nhiều nơi khác.
Trên thực tế, một số nhà phân tích còn cho rằng cuộc chiến này còn bắt đầu từ trước đó nữa. Họ lấy dẫn chứng về vụ đánh bom Trung tâm thương mại ở New York năm 1993 và vụ đánh bom năm 1983 đã khiến 241 quân nhân Mỹ tại một doanh trại tại Li-băng thiệt mạng. Nhà sử học quân sự Max Boot cho rằng thời điểm bắt đầu là năm 1979, khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị chiếm giữ và nhân viên của sứ quán bị giữ làm con tin trong 444 ngày.
"Lần đầu tiên chúng ta hiểu được mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo có vũ trang", ông Boot, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là cựu cố vấn cho các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ cho hay. "Chúng ta đã không đối diện với nó. Chúng ta đã cố tình lờ đi càng lâu càng tốt. Nhưng sau vụ 11/9, chúng ta không thể lờ đi được nữa".
Vụ tấn công khủng bố 11/9 đã khiến Mỹ và đồng minh cấp tốc mở chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào tháng 10/2001, chỉ một tháng sau thảm họa khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, với mục tiêu xóa sổ căn cứ hoạt động của al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban. Taliban mặc dù nhanh chóng bị lật đổ, nhưng vẫn phản kháng kể từ đó.
Năm 2003, Mỹ mở một mũi tấn công nữa vào Iraq, viện dẫn nhiều lý do, nhưng không có lý do nào được xếp vào "Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố". Lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị bắt, bị xét xử và bị xử tử nhưng các cuộc tấn công chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục được tiến hành bởi nhiều phe nhóm khác nhau, bao gồm cả các nhánh của al-Qaeda và chiến binh dòng Sunni - điềm báo của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo".
Trung Anh
Theo dantri
Mỹ: Tháp ánh sáng chọc trời kỷ niệm 13 năm vụ 11/9 Hai "tòa tháp" bằng ánh sáng khổng lồ đã phát sáng rực rỡ ở New York để tưởng niệm các nạn nhân ngã xuống trong vụ tấn công khủng bố 11/9. Đêm thứ Tư (tức ngày 11/9 theo giờ Việt Nam), hai chùm ánh sáng khổng lồ rực rỡ đã được phóng lên từ Trung tâm Thương mại Thế giới thắp sáng bầu...