Vụ không sinh được con trai thì ly hôn, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ: Gây chú ý rẻ tiền và ác
“Tôi trách bạn này 1, tôi trách ê-kíp 10, tôi trách nhà đài nữa. Tại sao lại để một chương trình như thế này lên sóng?”, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ nói.
Những ngày qua, cộng đồng mạng dậy sóng vì một chàng trai đến từ Huế có phát ngôn trọng nam khinh nữ khi tham gia show truyền hình “ Hành lý tình yêu”. Trong chương trình này, chàng trai nói với đối phương: ” Chúng ta sẽ ly hôn nếu em không sinh được con trai”, hoặc “em không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc”…
Giải thích về quan điểm của mình, chàng trai đến từ Huế cho biết: “Khi cúng kiếng hay có vấn đề gì trong nhà thì con trai là trụ cột còn con gái chỉ ngồi mâm dưới. Vì vậy, ba mẹ em muốn có con trai nối dõi.
Thường lễ cúng sẽ làm 2 mâm, mâm lớn là phái nam còn phái nữ ngồi mâm dưới (sau bếp). Mâm trên và mâm dưới có khác nhau về thức ăn: của ngon vật lạ thì mâm trên còn mâm dưới chỉ là phụ, mâm trên ăn xong còn thì có thể đem xuống cho mâm dưới”.
Phát ngôn của chàng trai người Huế trong chương trình ” Hành lý tình yêu” đã khiến cộng đồng mạng… một phen choáng váng. Từ phát ngôn gây sốc đến lời giải thích còn gây sốc hơn của nhà sản xuất và người chơi.
Cư dân mạng muốn “bốc hỏa” vì cái suy nghĩ, mình đang bị lừa gạt cảm xúc, bị “dắt mũi” mà không biết. Xung quanh câu chuyện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Nguyên Vũ, cũng là một KOL thời sự rất được quan tâm trên mạng xã hội.
Khán giả lại một lần nữa bức xúc vì cho rằng, mình đã bị chương trình và người chơi… lừa một cú đau đớn.
Đừng nhìn xã hội cay nghiệt và méo mó như vậy
Diễn biến mới nhất vụ chàng trai người Huế phát ngôn trong game show “Hành lý tình yêu” là cả nhà sản xuất và người chơi đều thừa nhận đó là tình huống trong kịch bản đưa ra, nhằm phản ánh một quan niệm thực sự tồn tại ở xã hội Việt Nam. Xin hỏi, anh có bình luận gì về chuyện này?
Đây là một chương trình truyền hình thực tế về hẹn hò. Những gì diễn ra trong trong chương trình, phải tôn trọng tính thực tế, không được đặt ra tình huống giả định.
Thứ nhất là quan điểm, tính cách cá nhân người chơi. Thứ hai, là chương trình nêu quan điểm cá nhân thì phải rõ ràng, là chương trình giả định tình huống thì phải rõ ràng.
Ở đây không phải là chương trình như thế. Khách mời tham gia không phải để xử lý tình huống của chương trình đưa ra mà để se duyên và thể hiện nhân cách, quan điểm sống của họ. Chính vì vậy, việc chương trình và người chơi giải thích rằng, họ nói theo kịch bản là tự đánh tráo khái niệm.
Đó có phải là mặt trái của game show truyền hình hiện nay?
Video đang HOT
Thứ nhất là không chuyên nghiệp. Thứ hai, tôi đặt giả định, nếu chương trình cố ý cài cắm để lấy view, gây sự chú ý thì quá rẻ tiền và ác. Bởi vì, không ai được quyền đứng ra nói, tôi đại diện cho một bộ phận đám đông có quan điểm, suy nghĩ như thế.
Là nhà đài, càng phải tôn trọng văn hóa của người xem. Đài không thể đưa chuyện coi thường phụ nữ với những lời nói không đúng thực tế như thế lên sóng được.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ.
Đó là chuyện thời phong kiến đã xa, là quan điểm của một số người cổ hủ, không phải chuyện của thời nay. Một người đàn ông mặc vest rất tân thời, đeo kính lịch sự mà lên truyền hình nói:Vợ phải ăn dưới bếp, ngồi mâm dưới, không sinh được con trai thì ly hôn… là rất phi nhân bản, không thể nào chấp nhận được.
Anh ta có thể nói ở quán nhậu với bạn bè, nói trong xó bếp với vợ con nhưng anh ta không thể lên truyền hình nói cho đám đông nghe như vậy được. Như vậy là phản văn hóa, phản cảm.
Nói đi phải nói lại, anh có nghĩ rằng, những lời chàng trai này nói cũng phản ánh một thực tế đâu đó còn tồn tại ở Việt Nam?
Tôi có bạn bè là người Huế. Tôi cũng là người miền Trung và sống chung với văn hóa miền Bắc từ thời thanh niên tới giờ. Tôi nhận thấy thế này: Chuyện mong đẻ con trai của rất nhiều người là có.
Những năm trước, cách suy nghĩ này khá rõ nhưng nhiều năm trở lại đây, các cặp vợ chồng trẻ thường nói: Con gì cũng được, đều là con mình.
Tôi chưa bao giờ thấy cảnh không đẻ con trai thì ly hôn, vợ ăn mâm dưới, chồng ăn mâm trên. Nếu đã là phản ánh xã hội thì xã hội phải có nhiều trường hợp như thế. Chưa kể, đây lại là trường hợp tưởng tượng rồi cho người đại diện ra nói.
Anh ta không thể đại diện cho xã hội được, nếu thật quan điểm của anh ta như vậy thì hơi cá biệt. Còn nếu là tình huống tưởng tượng, giả định thì không còn gì để nói, nó không đại diện cho ai cả thì làm sao phản ánh xã hội được.
Nếu có phản ánh xã hội thì phản ánh xã hội ngày xưa, cái thời đã qua, chứ không phải bây giờ. Dù vẫn còn những người cố gắng đẻ con trai, chấp nhận bị kỷ luật để đẻ đứa con thứ tư nhưng không đến mức, không có con trai thì ly hôn. Đừng nhìn xã hội cay nghiệt và méo mó như vậy.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng là một KOL uy tín, chuyên phản biện các vấn đề thời sự, xã hội.
Có thể Lê Hoàng không biết, đây là chuyện bịa
Anh có nghĩ sau chuyện này, khán giả sẽ phản cảm hơn với game show?
Chắc chắn là phản cảm, mất niềm tin. Tôi nghĩ, các nhà đài và cơ quan quản lý văn hóa phải kiểm soát lại các game show truyền hình, nhất là game show như thế này. Từ xưa đến giờ đã bao nhiêu chuyện rồi.
Khán giả có quyền đặt ra câu hỏi: Ai có thể chắc, những gì trước đây là sự thật? Những câu chuyện như thế này làm rối ren văn hóa cư xử trên mạng. Mọi người bị mất thời gian đi cãi nhau, tranh luận, chửi một con người không có thật. Điều đó làm cuộc sống mất hay.
Cuộc sống có rất nhiều dữ liệu hay và đẹp đẽ, cho dù có xấu, nó cũng không xấu theo cách tưởng tượng kỳ cục như thế.
Cộng đồng mạng đang bức xúc là họ bị lừa cảm xúc. Việc người chơi nói theo kịch bản giống như anh ta đang bán rẻ danh dự của mình và đạo diễn Lê Hoàng thì… diễn quá sâu. Anh nghĩ thế nào về điều này?
Bán rẻ hay bán đắt thì người trong cuộc họ biết. Tuy nhiên, tôi có đọc profile của bạn này. Bạn này là diễn viên.
Dù là diễn viên chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp thì cũng dần dần xây dựng hình ảnh mình là người của công chúng. Đã là người của công chúng thì phải tôn trọng công chúng. Đằng này, bịa chuyện mà nói thì không xứng đáng là người của công chúng.
Tôi không nói chuyện bán rẻ hay bán đắt, mà tôi nói chuyện anh ta có xứng đáng hay không xứng đáng để tiếp tục làm nghề diễn viên.
Nếu tiếp tục làm nghề diễn viên và đi diễn những trò phản cảm như thế này thì bạn ấy không xứng đáng với nghề nghiệp đó. Khi bước chân vào bất cứ nghề nghiệp nào, bạn phải thực sự nghiêm túc, thực sự đàng hoàng.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng, chương trình, người chơi và cả nhà đài nên chịu trách nhiệm về cái sai từ sản phẩm của mình làm ra hơn là đưa ra lý do.
Tôi trách bạn này 1, tôi trách ê-kíp 10, tôi trách nhà đài nữa. Tại sao lại để một chương trình như thế này lên sóng?
Tôi không biết người trong ê-kíp thật hay không thật. Tôi cũng không tin, anh Lê Hoàng diễn đâu. Có thể anh Lê Hoàng không biết chuyện này. Nhưng, những người trong ê-kíp, tôi không chắc là họ không biết.
Từ một người có tiếng tăm như anh Lê Hoàng, muốn gì thì muốn, cũng chẳng còn gì để nói. Tôi nghĩ, với sự thông minh của anh Lê Hoàng nếu anh ấy biết trước đây là chuyện bịa, anh ấy sẽ không tham gia. Nhưng tất cả mọi người trong câu chuyện này đều đang mất.
Anh có nghĩ, có một sức ép nào đó đằng sau lời giải thích của chương trình và người chơi?
Sức ép là có, mọi người phẫn nộ như thế cơ mà. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phản đối và cho rằng, đó là trò câu view rẻ tiền.
Nhưng dẫu có bị sức ép thì cũng hãy chân thành nhận lỗi. Hãy nhìn thẳng vào cái sai của mình, chứ đừng vì sức ép mà đưa lý do. Nhìn thẳng vào sản phẩm và những điều không hay mà nó tạo ra, để nhận trách nhiệm.
Không phải khi để cái xấu tràn lan trên mạng rồi nghĩ ra một lý do là xong. Con người ta phải học cách chịu trách nhiệm. Thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đụng tới những vấn đề vi phạm pháp luật.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Chủ nhân câu nói: "Chúng ta sẽ ly hôn nếu em không sinh được con trai" mất tích trên MXH sau khi bị netizen quá khích tấn công
Công Hoàng - chàng trai Huế 30 tuổi đã khoá Facebook vì bị netizen tấn công trang cá nhân.
"Chúng ta sẽ ly hôn nếu em không sinh được con trai" - Câu nói tưởng chừng chỉ có trong những bộ phim cổ trang - phim xưa thường được miêu tả về những nhân vật gia trưởng nay bất ngờ xuất hiện ngay trên sóng truyền hình. Công Hoàng (30 tuổi) - một chàng trai gốc Huế đã có phát ngôn như vậy ở tập 4 của chương trình hẹn hò Hành Lý Tình Yêu phát sóng ngày 29/11.
Ngay lập tức, "info" của Công Hoàng trên MXH bị netizen tìm ra. Đáng lên án nhất chính là hành động công kích, để lại "bão phẫn nộ" cùng vô số bình luận thô tục của người dùng mạng quá khích, bên dưới các bài đăng của thanh niên này.
Hàng loạt những bức hình của Công Hoàng bị netizen tràn vào tấn công dữ dội
Ban đầu, Công Hoàng có thái độ khá cứng rắn khi khoá bình luận, không quan tâm đến những comment - lượt thả phẫn nộ tiêu cực. Tuy nhiên, sự việc càng trở nên đi xa hơn khi các hình ảnh từ "hồi xửa - hồi xưa" của Công Hoàng cũng bị đào lại và share khắp internet. Lúc này, anh chàng mới lập tức khoá luôn MXH để tránh thị phi.
Công Hoàng đã khoá Facebook sau bão tấn công
Được biết ở chương trình, Công Hoàng đã có những phát ngôn gây sốc cho người xem. Cụ thể, anh chàng 30 tuổi này đã có nhiều quan điểm cổ hủ như "đàn ông mâm trên - đàn bà mâm dưới": Khi mà cúng xong thì những món ngon vật lạ mình đưa lên mâm trên, mâm dưới gọi là phụ thôi, khi nào mâm trên ăn xong, còn thì đem xuống đưa cho mâm dưới.
Ngoài ra, anh cũng không thích tuýp con gái nhuộm tóc, sơn móng tay, chỉ yêu những người có trình độ. Hiện tại, phía Công Hoàng lẫn ekip chương trình đều im lặng trước chỉ trích của cộng đồng mạng.
Nguồn: Tổng hợp
Đại gia ở nhà 400 tỷ dằn mặt trai Huế bắt vợ ngồi mâm dưới; dân mạng "bóc" yếu tố dàn dựng Đại gia có 3 cô con gái nhẹ nhàng "dạy" chàng trai Huế coi thường phụ nữ một bài học. Đại gia quận 7: Con gái em 1 tuổi đã kiếm được chục tỷ "Nếu gia đình anh mà có cái truyền thống phụ nữ là phải ngồi mâm dưới thì anh xin phép được ngồi cùng mâm dưới với vợ con anh...