Vụ khởi tố 17 cán bộ ở Sơn La: Bắt thêm một nguyên cán bộ huyện
Công an tỉnh Sơn La đã thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở của ông Đèo Văn Ban – nguyên cán bộ UBND huyện Mường La để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 20/11, thông tin từ Công an tỉnh Sơn La cho biết, Cơ quan An ninh điều tra tỉnh này vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với bị can Đèo Văn Ban (61 tuổi), nguyên cán bộ UBND huyện Mường La, Bí thư Chi bộ bản Co Chai, xã Mường Chùm.
Bị can Ban cùng nhiều đối tượng khác, cũng nguyên là cán bộ của tỉnh Sơn La bị bắt để điều tra tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; 2 bị can khác liên quan đến vụ việc, trong đó có ông Triệu Ngọc Hoan – Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường được áp dụng biện pháp tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ông Triệu Ngọc Hoan – Giám đốc Sở TNMT Sơn La bị khởi tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Thông tin từ quá trình điều tra, bước đầu xác định, gia đình ông Đèo Văn Ban có diện tích đất được đền bù trong dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, ông Ban cùng với các cán bộ khác (đã bị khởi tố) hợp thức hóa hồ sơ sai phạm, kê khai khống diện tích, loại đất của hộ gia đình mình, ngay cả phần đất bị ngập nước cũng được kê khai với diện tích tăng lên gấp nhiều lần, gây thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước.
Sau khi hàng loạt cán bộ ở tỉnh này bị bắt, ông Ban đã dời khỏi nơi cư trú. Sáng 20/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tiến hành bắt giữ bị can tại Hà Nội và di lý về Sơn La vào chiều cùng ngày.
Trước đó, như Dân trí đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 14 đối tượng là cán bộ của tỉnh này liên quan đến việc bồi thường đất đai khu vực Nhà máy thủy điện Sơn La. Trong đó có ông Trương Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Sở Tài chính và ông Phan Tiến Diện – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Video đang HOT
Ông Đèo Văn Ban – nguyên cán bộ UBND huyện Mường La, Bí thư Chi bộ bản Co Chai, xã Mường Chùm tại Cơ quan An ninh điều tra.
Những sai phạm xảy ra khi các bị can còn giữ các chức vụ khác nhau tại huyện Mường La và tỉnh Sơn La.
Thái Bá – Đàm Quang
Theo Dantri
Lý giải việc bão "con Voi" gây hậu quả nghiêm trọng
Bão Damrey càn quét các tỉnh Nam Trung Bộ nhiều giờ liền, trong đó Khánh Hòa bị thiệt hại nặng, nguyên nhân được xác định do người dân còn chủ quan vì ít khi có những cơn bão mạnh đổ bộ trực tiếp.
Nhà dân ở vùng ven Nha Trang (Khánh Hòa) đổ sập trong bão số 12 - (Ảnh: Việt Tùng)
Ngày 6/11, tại hội nghị trực tuyến khắc phục hậu quả cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của bão Damrey (bão số 12), Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Lê Đức Vinh cho biết, bão số 12 đã làm cho địa phương này bị thiệt hại nặng nề chưa từng có trong vài chục năm qua.
"Trước những thiệt hại do bão số 12, Khánh Hòa xin kiến nghị với Trung ương hỗ trợ 25.000 tấn gạo, 1.155 tỷ đồng để khắc phục các hạ tầng trên địa bàn bị hư hỏng, đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí thêm nhân lực vào khắc phục những nơi còn đang mất điện, đảm bảo cho nhân dân ổn định cuộc sống", Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa - ông Lê Đức Vinh nói.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh này có 6/9 huyện, thị xã, thành phố là vùng ven biển, hải đảo với nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn với biển đảo, số hộ sinh sống ven biển lớn nên bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề.
Theo đó, bão số 12 là cơn bão cực mạnh, với sức gió khi vào đất liền đạt cấp 12, giật cấp 15. Đây là cơn bão có sức gió mạnh nhất trong hơn 35 năm qua, vượt quá sức chống chịu của đa số nhà cấp 4. Bão số 12 di chuyển nhanh, thời gian hình thành và đổ bộ vào đất liền rất ngắn, cường độ mạnh, chiều gió thay đổi liên tục nên đã làm ngã đổ nhiều cây, nhà cửa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, cản trở việc tiếp cận, cứu hộ cứu nạn.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, một số địa phương còn chưa thật cương quyết trong xử lý các trường hợp có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân. Cụ thể, sau khi tổ chức sơ tán xong, người dân tự ý quay trở lại khu vực nguy hiểm đã không kiên quyết xử lý, việc đôn đốc hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ cây cối, vật nuôi còn hạn chế...
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng nhìn nhận, người dân còn thiếu kinh nghiệm trong ứng phó với bão mạnh, với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4; tâm lý nhiều người dân vẫn còn chủ quan về mức độ nguy hiểm của bão vì Khánh Hòa ít khi có những cơn bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp.
Hiện nay, các lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa cùng hơn 5.000 bộ đội của các đơn vị quân đội đang khẩn trương giúp người dân khắc phục nhà cửa, sửa chữa các trường học, cơ sở y tế...
Lồng bè nuôi trồng hải sản ở tâm bão huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tan hoang sau bão số 12 - (Ảnh: Dương Phong)
Trước đó, hôm 3/11, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp khẩn để lên các phương án đối phó với bão số 12. Trong đó, tập trung thông tin về cơn bão một cách nhanh chóng, chính xác đến người dân bằng nhiều phương tiện khác nhau, kể cả thông tin lưu động trên các tuyến đường; tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các địa phương tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các vùng nguy hiểm, xung yếu, không để người dân ở lại trên các lồng bè hải sản ven biển...
Tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện điều tiết để hạ thấp mực nước tích, đảm bảo dung tích đón lũ với lưu lượng xả của các hồ lớn từ 50-120m3/s, đồng thời phối hợp với địa phương trước khi xả lũ để không gây ngập úng vùng hạ du.
Trước đó, vào 4h ngày 4/11, bão số 12 đã đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ, từ Khánh Hòa đến Phú Yên. Đến sáng nay, 7/11, Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến thời điểm này bão số 12 đã làm 32 người trên địa bàn tỉnh này tử vong, 138 người bị thương.
Bão số 12 cũng làm sập hoàn toàn gần 1.000 nhà dân, hư hỏng và tốc mái gần 100.000 nhà. Ngoài ra, có hơn 240.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi và chết; thiệt hại hơn 24.000 lồng nuôi trồng thủy, hải sản các loại, trong đó đa phần là diện tích nuôi tôm, cá. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, ước tính thiệt hại do bão số 12 gây ra khoảng 7.000 tỷ đồng.
Viết Hảo
Theo Dantri
Nóng: Thủy điện Hòa Bình đã đóng toàn bộ cửa xả đáy Công ty Thủy điện Hòa Bình đã đóng toàn bộ cửa xả đáy thực hiện điều tiết lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới những ngày qua. Đối với 4 hồ thủy điện trên lưu vực sông Hồng (Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà), đến 7h sáng 13.10, còn hồ Tuyên Quang đang mở 1 cửa xả...