Vũ khí Ukraine không có cửa cạnh tranh với Nga
Nga tuyên bố, dù Ukraine có làm thế nào, nước này cũng không thể cạnh tranh được với Nga về chế tạo trang bị, vũ khí quân dụng.
Mới đây đã có thông tin cho rằng, các nhà máy sản xuất vũ khí của Ukraine đang có dự dịnh nâng cấp các hệ thống pháo phản lực phóng loạt huyền thoại BM-21 Grad từ thời Liên Xô trở thành vũ khí dẫn đường chính xác, tiên tiến hơn những vũ khí cùng loại của Nga.
Bình luận về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Quốc tế (TsAMTO) có trụ sở ở Moscow là chuyên gia Igor Korotchenko mới đây đã tuyên bố rằng, Ukraine không có cơ hội cạnh tranh với Nga trong việc phát triển vũ khí, bởi Nga đang đi trước về mọi mặt.
“Hệ thống rocket nhiều nòng BM-21 Grad được phát triển cách đây vài thập kỷ dưới thời Liên Xô. Nếu Ukraine có ý định cạnh tranh với các phát triển của Liên Xô thì cờ đã trao vào tay họ, nước này có toàn quyền tự do làm việc đó” – ông Korotchenko nói.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Kiev đừng có hy vọng hão huyền về việc vượt mặt Moscow, bởi thực sự là Nga đi trước Ukraine về mọi phương diện trong việc phát triển những vũ khí tối tân nhất, trong khi Ukraine hoàn toàn không có cơ hội cạnh tranh, bởi chẳng làm được cái gì mới.
Vị chuyên gia này cho biết, chúng ta cần nhớ rằng, dưới thời Liên Xô, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine thuộc Liên bang Xô viết được trao quyền hạn trong việc phát triển động cơ máy bay và xe bọc thép, cũng như động cơ tua-bin khí cho tàu chiến, dẫn đến việc các viện nghiên cứu và các nhà máy sản xuất chúng đều nằm trên lãnh thổ Ukraine.
Ông Korochenko nhấn mạnh, các nhà máy vũ khí của Ukraine cũng như của Nga là một phần của hợp tác qua lại giữa hai nước Nga và Ukraine, đó là sự phân công lao động giữa các nước cộng hòa anh em trong Liên bang Xô viết, chứ không phải là chỉ mình Ukraine có thể chế tạo được các sản phẩm đó, còn Nga không thể tự làm.
Ông lưu ý rằng, Ukraine đã mất thẩm quyền trong lĩnh vực phát triển vũ khí vào năm 2014, khi Kiev quyết định phá vỡ quan hệ hợp tác với Nga, sau vụ đảo chính trên quảng trường Maidan, dẫn đến việc hình thành một chính phủ thân phương Tây và chống Nga cực đoan.
Video đang HOT
Tên lửa hành trình chống hạm Neptune của Ukraine được sao chép từ tên lửa Kh-35 của Liên Xô
Ông lưu ý rằng, ngày nay, tổ hợp công nghiệp quân sự của Ukraine đang xuống cấp nghiêm trọng. Họ không thể chế tạo được một loại vũ khí nào mới mà đơn thuần là sao chép lại hoặc nâng cấp những vũ khí cũ dưới thời Liên Xô, nhưng với cấp độ công nghệ kém.
Ví dụ như loại tên lửa hành trình “siêu hiện đại, vượt trội Nga” mang tên vị thần biển là tên lửa hành trình “Neptune” mà Ukraine mới chế tạo và ca ngợi hết lời, thực chất là phiên bản sao chép của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 (X-35) Uran của Liên Xô.
Hoặc Tổ hợp tên lửa chiến thuật thế hệ mới nhất mang tên “Grom-2″ mà Ukraine mới tuyên bố “phát triển thành công” cũng chỉ là phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka của Liên Xô chứ không phải là tên lửa mới.
Thậm chí là với các vũ khí đơn giản, công nghệ thấp mà Ukraine cũng không làm nổi. Điều này có thể thấy rõ trong sự kiện vừa qua tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine tuyên bố đã “chế tạo thành công” loại súng cối thế hệ mới có tên là Molot.
Súng cối là vũ khí đơn giản nhất được biết đến từ Thế chiến thứ nhất, nhưng ngay cả với loại vũ khí này Ukraine làm cũng không nên hồn. Do chất lượng kém nên súng cối Molot đã phát nổ tại chỗ, khiến binh sĩ sử dụng loại vũ khí này bị thiệt mạng.
“Đây là một ví dụ về thực tế rằng, ngoài những tuyên bố khoe khoang và PR cấp thấp, Ukraine không còn khả năng làm bất cứ điều gì nữa” – ông Korochenko kết luận.
Toàn Thắng
Nga dè chừng trước vũ khí cực mạnh của nước láng giềng bé nhỏ?
Ba Lan được cho là đã và đang xây dựng một hệ thống phòng không hiện đại và mạnh, đủ để khiến Nga gặp khó khăn trong bất kỳ kế hoạch tấn công nào. Hệ thống này bao gồm các tên lửa đình đám Patriot - một vũ khí khiến Nga phải kiêng dè.
Ba Lan đã trở thành một thành viên NATO chống Nga hàng đầu và là một đồng minh thân thiết của Mỹ. Ba Lan nằm trong số ít các nước thành viên NATO đạt mục tiêu dành ít nhất 2% GDP cho quốc phòng. Hơn nữa, Ba Lan đang đầu tư ngày càng nhiều tiền vào hoạt động hiện đại hóa quân đội. Warsaw đã đạt được bước tiến gây chú ý trên con đường hướng tới mục tiêu xây dựng một quân đội hiện đại bằng quyết định mua các hệ thống tên lửa phòng không đình đám Patriot của Mỹ. Ba Lan đã mua hai khẩu đội Patriot của Mỹ và sẽ mua thêm 6 khẩu đội này vào năm 2026.
Các động thái của Ba Lan được tuyên bố là nhằm để giúp nước này đối phó với mối đe dọa từ Nga và bảo vệ cho Ba Lan cũng như các lực lượng của NATO đang đóng tại lãnh thổ nước này.
Ba Lan tin rằng, việc họ tăng cường an ninh quốc gia là vấn đề sống còn khi mối đe dọa từ tên lửa và từ trên không của Nga đối với Châu Âu đang gia tăng.
Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là "sự can thiệp" của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như "tiền đồn" chống Nga của NATO.
Song song với đó, trong thời điểm này, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe dọa từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho nước họ đồng thời liên tục kêu gọi, thúc giục Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự đến khu vực xung quanh Nga.
Với cái cớ về mối đe dọa từ Nga, Ba Lan có rất nhiều hành động khiêu khích, chọc giận nước láng giềng Nga. Ba Lan là nước được Mỹ và NATO chọn làm nơi lắp đặt các bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là nhằm vào Nga. Ba Lan cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận của Mỹ và NATO. Chưa hết, Ba Lan còn từng công khai tuyên bố, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng đưa "kho vũ khí hạng nặng" của Washington đến đặt trên đất Ba Lan. Ba Lan đã sở hữu trong tay các tên lửa Patriot và muốn mua thêm nó để đối phó với Nga.
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa được nhiều "ông lớn" về quân sự trên thế giới ưa chuộng. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác. Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h. Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh, Patriot có khả năng cùng một lúc nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu.
Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện. Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.
Patriot được xem là phiên bản tương đương với hệ thống phòng không đình đám S-300 và S-400 của Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Tin thế giới : Mỹ chốt thương vụ "khủng" với Ukraine, "trêu ngươi" Nga Quốc hội và Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn thương vụ bán "sát thủ diệt tăng" Javelin trị giá 39 triệu USD cho Ukraine để ngăn chặn các mối đe dọa từ Nga, theo Politico. Mỹ đã đồng ý bán "sát thủ diệt tăng" Javelin cho Ukraine Mặc dù thương vụ trên chưa được công khai nhưng đã được xác nhận bởi...