Vũ khí Trung Quốc tiếp tục được sủng ái ở châu Phi
Sudan đã quyết định chọn mẫu súng trường tiến công QBZ-97 do Trung Quốc sản xuất làm vũ khí chính trong trang bị chiến binh tương lai của mình.
Tạp chí Armyrecognition cho biết, Quân đội Sudan đã quyết định chọn QBZ-97 mẫu súng trường tiến công dạng bullpup sử dụng đạn tiêu chuẩn 5,56mm do Trung Quốc sản xuất thành vũ khí bộ binh tiêu chuẩn cho trang phục chiến binh tương lai của nước này.
Được biết, Sudan cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí từ Trung Quốc nhiều nhất Châu Phi, hiện tại Quân đội Sudan được trang bị đa phần các loại vũ khí đều có nguồn gốc từ Trung Quốc như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96, tên lửa chống tăng HJ-8, súng trường tiến công Type 56 hoặc Type 81, súng trường tiến công CQ, súng máy hạng nặng QJZ-89 12,7mm, súng trường bắn tỉa M99 và súng phòng lựu tự động QLZ-87.
Các công ty quốc phòng của Trung Quốc được xem là đang thống trị thị trường vũ khí ở Châu Phi.
Trước đó, công ty cổ phần công nghiệp quốc phòng của Sudan (MIC) cũng đã bắt đầu chương trình phát triển mẫu trang phục chiến binh tương lai của nước này với cái tên là “Kombo”.
Video đang HOT
Để có thể đáp ứng được nhu cầu số hóa các trang thiết bị quân sự được các binh sĩ Sudan sử dụng, MIC đã phát triển một hệ thống chiến đấu tích hợp mang tên SICS được trang bị cho mỗi binh sĩ. SICS được thiết kế để có thể tăng khả năng chiến đấu của các binh sĩ Sudan trên chiến trường, thông qua việc trang bị các loại vũ khí bộ binh tiên tiến cùng thiết bị quan sát ban đêm và áo giáp chống đạn. Ngoài ra mỗi binh sĩ đều được tích hợp với một thiết bị định vị và xử lý thông tin được kết nối với một máy tính trung tâm trên chiến trường.
Toàn bộ mẫu trang bị chiến binh tương lai Kombo sẽ bao gồm: thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số được kết nối với thiết bị định vị toàn cầu GPS, màn hình hiển thị LCD, thiết bị quan sát ngày đêm, súng trường tiến công QBZ-97 đi kèm với súng phóng lựu QLG91B, thiết bị liên lạc vô tuyến, mũ và áo giáp chống đạn.
Hình ảnh về mẫu trang bị chiến binh tương lai Kombo của Quân đội Sudan.
QBZ-97 là phiên bản xuất khẩu của mẫu súng trường tiến công QBZ-95, một mẫu vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco chế tạo. QBZ-97 sử dụng cỡ đạn 5.56mm theo tiêu chuẩn NATO, khác hoàn toàn với cỡ đạn tiêu chuẩn 5,8mm được Quân đội Trung Quốc sử dụng.
Mẫu súng trường tiến công QBZ-97 được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp nên nó có trọng lượng khá nhẹ, với thiết kế băng đạn sau sử dụng đạn 5,56mm tiêu chuẩn NATO tương tự như các mẫu súng trường dạng bullpup SA80 của Anh, FAMAS của Pháp, Steyr AUG của Áo, Vektor CR-21 của Nam Phi, Tavor-21 của Israel.
Nó có trọng lượng khoảng 3,3kg và dài 0,75m, với tốc độ bắn tối đa là 650 viên/phút có sơ tốc đầu đạn 930m/s. QBZ-97 có tầm bắn hiệu quả từ 400 đến 600m và có thể được trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ khác như kính ngắm, súng phóng lựu QLG91B hay QLG10A.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Mỹ, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí
Theo số liệu mới được tổng hợp bởi một viện nghiên cứu tại châu Âu, trong 5 năm qua, Mỹ và Nga cung cấp hơn một nửa số vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới.
Một báo cáo công bố vào ngày hôm qua tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã tiết lộ Mỹ đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu vũ khí với 29% và Nga đứng thứ hai với 27% trên tổng số các chuyến hàng vũ khí của thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng số lượng các chuyến hàng chuyên chở vũ khí của Nga vẫn có xu hướng tăng bất chấp những khó khăn kinh tế. Đặc biệt, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, trong đó có tới 75% tổng số vũ khí mà quốc gia châu Á này nhập vào trong vòng 5 năm vừa rồi có nguồn gốc từ Nga.
Trong một thông cáo báo chí, nhà nghiên cứu Siemon Wezeman phát biểu: "Nga duy trì xuất khẩu vũ khí ở mức cao bất chấp khủng hoảng trong công nghiệp vũ khí của đất nước này ở giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh."
Báo cáo cho biết thêm rằng máy bay chiếm phần lớn trong doanh số bán vũ khí của Mỹ, trong khi Nga tập trung vào các loại tàu chiến. Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria là những thị trường nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới.
Các nước ở những vị trí tiếp theo có lượng vũ khí xuất khẩu thua xa Mỹ và Nga, gồm có Đức với 7%, tiếp theo là Trung Quốc với 6% và Pháp với 5%.
Các dữ liệu được công bố vào hôm thứ hai là một phần trong cuốn niên giám của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm có tên là "SIPRI 2014". Cơ sở dữ liệu trong cuốn niên giám này được tổng hợp từ các nguồn thông tin công khai về vận chuyển vũ khí quốc tế.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được thành lập vào năm 1966, là một cơ quan cố vấn độc lập chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, vũ khí, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị.
Theo Dantri